Trong suốt 5 vạn năm qua, ước tính có khoảng 101 tỷ người đã sống và chết trên hành tinh. Dù thích hay không thì những người đang sống ngày hôm nay và nhiều hơn tổng dân số toàn cầu khoảng 7 tỷ người, đều sẽ gia nhập vào “thế giới u minh” chỉ trong một thế kỷ tới. Chúng ta sẽ làm gì với những tử thi?
“Đài hóa thân” thẳng đứng
Khi dân số nhân loại không ngừng tăng và làm tràn ngập các thành phố đông đúc, những phương pháp xử lý xác chết truyền thống dường như vẫn đang bị mắc kẹt, bởi từ chuyện thiếu hụt chim kền kền ở Ấn Độ (cộng đồng tín đồ Bái Hỏa giáo đã từ bỏ truyền thống điểu táng có từ thời cổ đại chuyển sang hỏa táng) đến những xác chết ở Đức suốt 40 năm mà da thịt vẫn tươi nguyên do nằm trong lòng đất lạnh. Tại nhiều quốc gia châu Âu, người ta có khuynh hướng tái thổ táng (mộ dùng lại) sau 15 hay 20 năm.
Trong khi đó tại Hồng Kông, bất động sản là vấn đề hết sức gay cấn cho người chết lẫn người sống. Nhiều “chuồng bồ câu” - ám chỉ các khu mộ cao tầng - nơi đặt tro cốt, đang đầy ngập, khiến cho các nhà tang lễ phải lèn tro cốt của hàng trăm ngàn người chết trong các phòng hậu táng, trong khi chính quyền đặc khu đỏ mắt tìm nơi đặt tro cốt. Ngay cả khi đã có sẵn nơi an táng, thì những cái hốc (nơi chỉ đủ để chứa 1 lọ tro cốt) cũng có giá đắt ngang hàng một căn hộ cao cấp.
Giải quyết tử thi đôi khi có nhiều cách thức rất kinh dị, bao gồm việc làm tiêu xác bằng vôi và tìm chỗ đặt xác thông qua hệ thống xổ số. Nhưng có lẽ phần nhạy cảm thu hút nhiều nhất là các nghĩa trang thẳng đứng. Những nghĩa trang thẳng đứng này sẽ có vài tầng lầu dùng để đặt quan tài, được treo hàng dọc trên các hàng kệ hoặc ngăn kéo, có thể tạo ra gấp 7 lần không gian đủ cần thiết trong khi vẫn bảo đảm quyền lợi cho người quá cố.
Ở Ấn Độ, hoa tang lễ được cho phép đặt bên người chết, sau đó chim Kền Kền sẽ dọn sạch xác chết, chừa lại xương |
Nếu thực trạng trên có xảy ra thì nhiều tử thi sẽ nằm vĩnh viễn trong các tòa nhà suốt hàng ngàn năm. Lấy một ví dụ, khu nghĩa địa Les Innocents nằm giữa thủ đô Paris. Vào thời trung cổ, khu nghĩa trang này đông phát ngộp - xác đươc xếp chồng thành cột cao đến nỗi có thể nhìn thấy từ các bức tường của nhà thờ - thực sự là một nghĩa địa vĩ đại: 18.000 xác chết chồng chất trong một cái hố duy nhất. Thị dân Paris hết sức bức xúc và họ đã hành động quyết liệt bằng cách mang xương cốt người chết ra khỏi các ngôi mộ, đặt trong những nhà vòm nằm dọc theo các bức tường nghĩa địa, thường được gọi là “nhà hầm”.
Những khu chôn cất thẳng đứng thủa ban đầu đã không hoàn toàn thành công. Nhiều tử thi bị thối rữa trong quá trình di chuyển, dẫn đến việc một vị khách vào cuối thế kỷ 18 khi viếng thăm Paris đã gọi thành phố này là “miệng cống bị nghẹt”. Cuối cùng cả nghĩa trang Les Innocents và các “nhà hầm” đều bị hỏng sau một trận mưa lớn, cuốn trôi nhiều hài cốt làm nghẹt hầm rượu vang của một nhà hàng xóm gần đó.
Trong các hầm mộ ở Paris, nhiều xác chết được đặt chồng lên nhau để tiết kiệm không gian |
Người chết cũng muốn “ngắm cảnh”?
Giờ đây, những khu an táng trên mặt đất trông có vẻ văn minh hơn. Các nghĩa địa Công giáo La Mã ở New Orleans (tiểu bang Louisiana, Mỹ) thường được ví von là “đô thị của người cõi âm” với các tòa tháp an táng. Cao nhất trong tất cả là khu nghĩa địa Memorial Necrópole Ecumênica ở Santos (Brazil), là tòa tháp cao 32 tầng, nơi an giấc ngàn thu của 14.000 người. Khi lần đầu tiên được xây dựng vào năm 1983, khu nghĩa địa hãy còn khá khiêm tốn, nhưng nhu cầu “người chết ngắm cảnh” đã khiến chủ đầu tư xây thêm các tầng lầu.
Ngoài các phòng để đặt hũ tro cốt, quan tài và nơi lui tới của thân nhân người quá cố, còn có các phòng đánh thức, nhà hầm, lò hỏa táng, nhà nguyện, một bảo tàng xe và kỳ lạ hơn là có cả một quán bar bán đồ ăn nhẹ trên mái nhà. Nghĩa trang Memorial Necrópole Ecumênica được bao quanh bởi các mảnh vườn tuyệt đẹp gồm môt khu rừng và hồ nước có những chú rùa đang tắm nắng, một thác nước, môt khu bảo tồn loài chim Toucan. Mỗi tầng lầu tại nghĩa địa Memorial Necrópole Ecumênica là các khối nhà với 150 ngôi mộ được trang bị hệ thống thông gió hiện đại. “Thân nhân người quá cố đi thang máy lên lầu, nơi thân nhân họ đang đợi”, dẫn lời giải thích của cô Priscila Trevisani, ông bà của cô được an táng ở đây.
Như nhiều quốc gia châu Âu khác, các thửa đất an táng được thuê hơn là mua. Một khi xác chuyển sang thối rữa (quy trình này kéo dài 3 năm), xương cốt sẽ được chuyển đến kho của nghĩa địa. Priscila Trevisani bắt chuyện: “Vì ở đây không có đất nên nhìn chung khá sạch sẽ. Mọi thứ ở đây đều sáng sủa với nắng mặt trời, không gian yên tĩnh và thoáng. Qúy vị có thể nhìn ngắm thành phố và biển cả từ các tầng lầu vì nghĩa địa được xây trên gò cao. Phía khác, quý vị có thể ngắm cảnh núi Serrat”. Bắt chước cách làm ở Santos, những nơi khác, các nghĩa trang thẳng đứng đang dần mọc lên.
“Những nghĩa địa nằm ngang không thật sự hiệu quả”, dẫn lời ông Chandrasegar Velmourougane, người đã thiết kế một nghĩa địa thẳng đứng ở Paris chung với người đồng nghiệp Fillette Romaric hồi năm 2011. Trong không gian dài 25m, rộng 25m, chỉ có thể chôn được 200 người, nay chôn 1480 người theo các tầng.
Những giải pháp an táng mới cũng mang lại cho người chết trong thế kỷ 21. Ông Chandrasegar Velmourougane dẫn giải: “Trong tòa nghĩa trang mà chúng tôi thiết kế, mỗi người được chôn ở đây có một bia kỷ niệm riêng gắn bên ngoài tòa nhà. Các bia được chiếu sáng 1 lần trong năm vào ngày kỷ niệm người quá cố, là cách để chứng minh sự hiện diện của họ với những người xung quanh”.
Nghĩa địa cao nhất thế giới Memorial Necrópole Ecumênica ở Santos (Brazil), gồm 32 tầng, nơi an giấc ngàn thu của 14.000 người |
Lại nói đến dự án tái thổ táng, nghĩa địa thành phố London đã bắt đầu tái sử dụng một số ngôi mộ, nhưng không làm xáo trộn hài cốt bên trong. Ông Gary Burks, người quản lý của Nghĩa trang thành phố London cho biết: “Buổi ban đầu, nhiều thửa mộ cổ ở đây được thiết kế cho 6 người chết. Một số là huyệt mộ nông nên chỉ dùng được cho 2 người.
Tôi cho rằng việc tái sử dụng các ngôi mộ cũ là một ưu tiên hàng đầu”. Cô Priscila Trevisani thì có cái nhìn tích cực hơn, nói: “Tôi cho rằng cách hay nhất là đặt tro cốt họ bên nhau trong những khu nghĩa trang thẳng đứng và đảm bảo cảnh quan đẹp đẽ, không gian yên tĩnh cho linh hồn người đã khuất”.