Nghị lực vượt qua 'án tử' ung thư thanh quản

Vợ chồng ông Toàn chia sẻ kinh nghiệm chiến thắng bệnh tật
Vợ chồng ông Toàn chia sẻ kinh nghiệm chiến thắng bệnh tật
(PLO) -Phép màu đã xảy ra, sau hơn chục năm kiên cường chống chọi với những cơn đau, ông Toàn đã chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo và vươn lên trở thành chủ trang trại có tiếng giữa làng quê nghèo.

Thoát chết kỳ diệu

Sau 4 năm tham gia chiến trường Thừa Thiên Huế (từ năm 1971 - 1975), ông Phan Khắc Toàn (SN 1947, ngụ thôn 2, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) bị nhiễm chất độc da cam với thương tật lên đến 70%. Dù lạc quan sống chung với vết thương nhưng ông không ngờ có ngày còn phải gánh chịu thêm căn bệnh “tử thần”.

Đầu năm 2004, ông Toàn bỗng dưng cảm thấy rát, khó chịu ở vùng cổ, nói tiếng khàn khàn. Nghĩ mình bị viêm họng bình thường, ông đi mua thuốc về tự điều trị.

Thế nhưng, sau một thời gian liên tục thay đổi các loại thuốc, bệnh tình của ông không những không thuyên giảm mà còn có chiều hướng nặng hơn. Điều đó khiến việc giao tiếp hàng ngày của ông gặp rất nhiều khó khăn, sức khỏe xuống dốc trầm trọng. 

Lo lắng, vợ con kiên quyết bắt ông đi bệnh viện khám. Tại Bệnh viện Đa khoa Nghệ An, sau khi tiến hành các xét nghiệm, người cựu chiến binh đã ngã quỵ khi nghe bác sỹ thông báo bị ung thư thanh quản. 

“Choáng váng, hụt hẫng, nhưng tôi vẫn hy vọng đó là kết quả sai. Sau đó, tôi quyết định ra Bệnh viện K Hà Nội khám lại. Tại đây, họ cũng kết luận tôi bị K thanh quản. Đó là thời khắc đau đớn nhất trong cuộc đời tôi”, ông Toàn nhớ lại.

Cái tin sét đánh đó khiến cả vợ con ông cũng suy sụp, đặc biệt khi nghe bác sỹ cho biết bệnh tình ông như vậy nếu phẫu thuật cũng chỉ duy trì sự sống được 1 – 2 năm. Bác sĩ đã khuyên gia đình nên “chuẩn bị tâm lý”, khiến ông Toàn càng lo lắng. 

“Nghĩ đến vợ và 9 đứa con nhỏ, tôi không muốn điều trị vì kinh tế quá khó khăn. Nhưng rồi, sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi quyết định sẽ thử cơ hội cuối cùng. Lúc đó, động lực lớn nhất của tôi là gia đình”, ông nhớ lại.

Theo chia sẻ, khi ông mới phát hiện bị ung thư, người con út đang học cấp 1, cô con gái thứ 4 chuẩn bị đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Nghe tin bố mắc trọng bệnh, cô con gái nhất quyết không chịu đi nữa, đòi ở nhà chăm sóc bố.

Tuy nhiên, ông Toàn đã động viên con hãy vì tương lai, nếu không phải vì bố cũng vì các em đang tuổi ăn tuổi học. Hai cha con lại động viên nhau dù mỗi người một nơi nhưng cùng cố gắng.

Với hành trình chữa bệnh ung thư, ông Toàn có niềm tin tuyệt đối vào sự phát triển của y học và các bác sĩ, chứ không theo các “lang băm” như nhiều người mách nước. Đợt đó, sau khi mổ và tiến hành xạ trị, ông Toàn mất hết khả năng nói vì vòm họng bị khoét một lỗ to

. Sau khi mổ xong, các bác sỹ đã tạo cho ông một ống thở ở cổ. Từ đó đến nay, trên cổ của ông phải có chiếc khăn mỏng quàng vào để tránh bụi bặm. 

“Mổ xong, tôi mất luôn cả giọng nói nên việc giao tiếp bí bách lắm. Cách duy nhất của tôi là phải viết qua tấm bảng cầm tay. Muốn nói gì, ý kiến ra sao đều thông qua cái bảng nhỏ. Đó là vật bất ly thân của tôi trong suốt 8 năm trời. Nhiều lúc con cái hiểu chậm, hay người ta hiểu sai ý của mình, tôi bực mình vô cùng”, ông Toàn kể chuyện.

Không muốn cả cuộc đời mình bị “cấm khẩu”, người cựu chiến binh ấy bắt đầu tìm hiểu các phương pháp để lấy lại giọng nói. Nghe nói cuốn sách nào nghiên cứu về bệnh ung thư thanh quản, ông đều tìm mua về nghiên cứu. Qua mạng Internet có trang điện tử mách nước ăn cơm vừng sẽ đẩy lùi căn bệnh ung thư, ông liền áp dụng. 

Ông tâm sự: “Sống cảnh cứ phải im lặng không phát âm được, tôi chỉ có mong ước lấy lại được giọng nói để thoải mái giao tiếp với mọi người”.

Với quyết tâm đó, vào năm 2012, ông khăn gói ra Hà Nội tham dự lớp học của một Câu lạc bộ tập nói ở Hà Nội do chuyên gia người Nhật Bản hướng dẫn. Sau 4 tháng kiên trì tập nói, ông đã giao tiếp được trở lại.

“Sau hơn 8 năm sống như người bị câm nên lúc nói được, tôi vui sướng lắm. Dù phát âm chưa được rõ, nhưng như thế cũng đủ để người đối diện nghe, hiểu điều tôi nói. Đó là cảm giác hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi”, ông vui vẻ chia sẻ.

Ông Toàn hiện là chủ trang trại có tiếng tại địa phương
Ông Toàn hiện là chủ trang trại có tiếng tại địa phương

Vươn lên thoát nghèo

Ông Toàn cho biết, từ khi phát hiện bệnh, ông lại có lối sống khoa học, điều độ hơn. Nhờ áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục, bỏ thuốc lá, không rượu bia... sức khỏe ông tiến triển rõ rệt. Sau khi lấy lại được “phong độ”, ông bắt tay đầu tư vào kinh tế.

Hành trình “thoát nghèo” của ông được vợ là bà Trần Thị Mai (SN 1950) ủng hộ, giúp đỡ. Bà đã cùng ông cải tạo vườn tược, làm trang trại chăn nuôi theo mô hình VAC.

Bắt đầu từ hai bàn tay trắng, ông Toàn đã tận dụng ao nhà, đất đai rộng để chăn nuôi. Ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư trang trại làm kinh tế. Với diện tích 1ha mặt nước, ông đầu tư thả các loại giống cá, hàng năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Với 1,7ha đất vườn, ông trồng cam, bưởi, vải thiều… mùa nào thức nấy. Chưa hết, mỗi năm ông còn chăn nuôi hơn 200 con ngan đẻ, lợn, trâu, bò và chó… Mô hình trang trại kết hợp vườn ao chuồng của ông cho thu nhập mỗi năm trên 500 triệu đồng.

Bàn tay lao động chăm chỉ đã đưa ông Toàn từ một bệnh nhân ung thư nghèo trở thành triệu phú ở một vùng quê còn nhiều khó khăn. Mô hình kinh tế của ông được đông đảo bà con địa phương tìm đến học hỏi. 

“Suốt thời gian dài chiến đấu với bệnh tật đã khiến cho kinh tế gia đình tôi khánh kiệt. Nhìn cảnh vợ con nghèo khổ, thiếu ăn, làm đủ nghề để lo đủ tiền cho những lần đi điều trị khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi đã tự hứa với lòng mình, khi nào có đủ sức khỏe sẽ làm kinh tế, kiếm tiền bù đắp lại cho vợ con. Và cuối cùng tôi đã thực hiện được nguyện vọng của mình”, người cựu chiến binh hồ hởi nói. 

Thêm một niềm vui bất ngờ nữa. Sau hơn 12 năm kiên trì chống chọi với căn bệnh ung thư, ông Toàn đã chiến thắng cả bệnh tật. Ông cho biết, khi mới phẫu thuật, mỗi năm ông ra Hà Nội một lần để tái khám. Riêng năm 2013, ông cùng với con trai út mang 60 triệu đồng ra Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương điều trị. Mới đây, qua lần xét nghiệm cuối, các bác sỹ thông báo không còn tìm thấy tế bào ung thư trong cơ thể ông. 

Bà Mai phấn khởi kể: “Nghe kết quả đó, vợ chồng tôi nhẹ bỗng người. Đợt đó, sau khi về nhà, gia đình đã mở tiệc liên hoan, mừng ông được hồi sinh. Giờ tôi mới nghiệm ra lời ông ấy từng nói: “Bom đạn không hạ gục được tôi thì căn bệnh này cũng đừng hòng giết chết được”. Với bà, chính sự lạc quan, kiên cường của người chồng đã giúp ông nhanh chóng bình phục và tiếp thêm sức mạnh cho vợ con trên hành trình đồng hành cùng ông.

Chứng kiến hành trình chiến thắng bệnh tật của ông Toàn, ông trưởng thôn 2 Trần Văn Đán đã phải thốt lên: “Chúng tôi không ngờ ông Toàn thoát chết một cách kì diệu như vậy. Bị ung thư giai đoạn cuối ai cũng nghĩ chắn chắn ông ấy không thể sống được lâu, vậy mà ông đã làm nên điều kỳ tích. Càng khâm phục hơn khi từ một gia đình nghèo, ông Toàn đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư vào trang trại trồng trọt chăn nuôi. Mỗi năm cho lợi nhuận lên tới hàng trăm triệu đồng”.

Đến nay, ông Toàn vẫn giữ thói quen tập thể dục và sinh hoạt điều độ. Mỗi ngày, ông đều dành một khoảng thời gian nhất định để rèn luyện nâng cao sức khỏe. Nhiều năm nay, ông không hề sử dụng đến rượu, bia, luôn giữ cho mình tâm thế thoải mái vui vẻ, hài lòng với cuộc sống hiện tại. Ông cũng không ngại chia sẻ kinh nghiệm chống chọi với bệnh tật và vươn lên làm giàu của mình đối với mọi người./.

Đọc thêm

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.