Nghị lực phi thường của nữ sinh khuyết tật

“Mặc dù bị tật nguyền, nhưng em sẽ cố gắng trở thành một người có ích cho xã hội. Ước mơ sau này của em là trở thành một người giáo viên dạy trẻ khuyết tật…”. Đây là mong ước thật giản dị nhưng cũng thật cao cả của cô học trò khuyết tật Phan Thị Sao (xóm 3 – Xã Đức Lạc – Đức Thọ - Hà Tĩnh).

[links()]“Mặc dù bị tật nguyền, nhưng em sẽ cố gắng trở thành một người có ích cho xã hội. Ước mơ sau này của em là trở thành một người giáo viên dạy trẻ khuyết tật…”. Đây là mong ước thật giản dị nhưng cũng thật cao cả của cô học trò khuyết tật Phan Thị Sao (xóm 3 – Xã Đức Lạc – Đức Thọ - Hà Tĩnh).

Phan Thị Sao
Phan Thị Sao

Đi lên từ những mặc cảm

Phan Thị Sao sinh năm 1996, hiện là học sinh lớp 11A4 trường THPT Đức Thọ - Hà Tĩnh. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, Sao đã bị dị tật bẩm sinh ở tay. Tay phải của em có 4 ngón, còn bàn tay trái thì lại thừa ra tới 7 ngón, trong đó có một ngón bị liệt, hai bàn tay co cắp khiến mọi hoạt động rất khó khăn.

Không những vậy, thể trạng của em còn rất yếu ớt, phải lên tới năm 4 tuổi thì em mới tự đứng dậy và tập đi được. Cũng vì thế cho nên năm nay đã 16 tuổi, nhưng em chỉ nặng có chưa đầy 35 kg.

Khi trò chuyện, Sao không kiềm chế được nổi những giọt nước mắt. Em bảo rằng, cũng vì nhà quá nghèo, nên khi nghĩ tới mình là gánh nặng cho bố mẹ thì thì buồn và thương bố mẹ lắm. Rồi những lúc tới trường, nghe những lời dèm pha, kỳ thị của bạn bè, Sao đã vô cùng tủi thân. Nhiều đêm em giấu bố mẹ nằm khóc một mình và rơi vào trạng thái trầm cảm và tự kỷ.

Nhưng rồi em đã không vì những điều đó mà gục ngã. Từ lúc đi học, Sao đã đặt được cho mình những mục tiêu và nghị lực sống riêng cho bản thân mình: “Chỉ có học mới có thể giúp em chống lại những thiệt thòi mà số phận đã mang  đến cho mình, và cũng chỉ có học thì em mới không trở thành gánh nặng cho gia đình và cho xã hội. Từ ngày đi học em không còn có cảm giác mặc cảm, tự ti nữa, mọi nỗi buồn đau cực nhọc thì em đều dồn vào hết việc học tập. Nhờ việc học mà em đã xua tan được những ám ảnh về số phận”.

Chỉ biết cố gắng và … cố gắng

Để học tốt thì điều đầu tiên là phải biết viết, và em đã vô cùng khó khăn khi học viết. Mới đầu cầm bút không nổi, nét chữ còn nguệch ngoạc, đến bây giờ thì nét chữ của em đã được hoàn thiện và đẹp hơn rất nhiều. Và đặc biệt, em học rất giỏi môn Văn, một môn học đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ trong từng nét chữ.

Cô Phan Thị Lương, mẹ của Sao kể rằng: Từ ngày đi học cấp I cấp II, ngoài những lúc bố mẹ đưa đi học thì còn có một cô bạn thân tên là Giang luôn là người gắn bó, chở em đi học cùng. Nhưng từ khi lên cấp III, thấy bố mẹ đưa đi đưa về vất vả nên Sao đã tự mình tập xe đi học. Với đôi tay còng queo thì việc cầm lấy xe đã khó, chứ nói gì đến việc đi xe. Nhưng rồi Sao đã làm được. Đã bao lần em bị ngã, thế nhưng em vẫn không nản chí.

Với đôi tay dị tật, nhưng Sao vẫn là người chị cả đảm đang trong gia đình
Dù đôi tay dị tật, Sao vẫn là người chị cả đảm đang trong gia đình.

Trong căn nhà nhỏ của gia đình em, quả thật không có vật dụng gì đáng giá ngoài những tấm giấy khen của Sao. Từ những ngày học cấp I, em đã đạt danh hiệu học sinh giỏi huyện môn Tiếng Việt và đạt giải thưởng Cháu ngoan bác Hồ. Tới khi lên cấp II và Cấp III, Sao vẫn luôn là những học sinh khá của lớp và năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Những thành tích ấy nếu đem so sánh với các bạn bè thì đó cũng là điều bình thường. Nhưng với bản thân một người khuyết tật có hoàn cảnh như em thì đó quả thực là một sự cố gắng và cố gắng không biết mệt mỏi.

Không chỉ lo học hành, Sao còn là một người con hiếu thảo, một người chị cả đảm đang trong gia đình. Bố mẹ em thường đi làm cả ngày. Cho nên mọi việc trong gia đình em đều phải lo. Với đôi tay khuyết tật của mình, thế nhưng em đã làm tất cả được mọi việc: từ nấu cơm, giặt đồ, rồi thái rau, làm đồng… đều được em hoàn thành rất mau lẹ.

Mong ước giản dị

Tuy gia đình em nghèo về vật chất, thế nhưng lại có một tài sản vô cùng to lớn về tinh thần: Đó chính là tình thương. Chính tình thương yêu bao la của bố mẹ là nguồn sống tuyệt vời nhất cho em. Sao tâm sự rằng rằng nhờ sự yêu thương ấy mà em thấy rằng mình cần phải sống, cần phải đền đáp công lao của bố mẹ.

Khi hỏi về những ước mơ, em chỉ đưa ra một ước mơ nhỏ bé. Đó là sau khi tốt nghiệp lớp 12, em có thể thi đậu ngành Sư phạm để làm một người giáo viên sau này về dạy và giúp đỡ những trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh không may giống như mình: “Với em từng đó là đủ, vừa có thể giúp người, vừa có thể giúp mình và cũng có thể đỡ đần bố mẹ chút ít”.

Hùng Lê

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.