Nghệ thuật rối: Biến cái bình thường trở nên phi thường

Liên hoan múa rối Quốc tế lần thứ II do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức đã đi được gần kết thúc. Có thể nói không chỉ nghệ sĩ múa rối mà đông đảo khán giả thủ đô đã được một bữa tiệc thưởng thức nghệ thuật múa rối phong phú, đa dạng và bổ ích. Người nghệ sĩ múa rối đã biến những cái bình thường của đời sống trở nên phi thường đền kỳ lạ và bay bổng trong nghệ thuật của mình.

Liên hoan múa rối Quốc tế lần thứ II do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức đã đi được gần kết thúc. Có thể nói không chỉ nghệ sĩ múa rối mà đông đảo khán giả thủ đô đã được một bữa tiệc thưởng thức nghệ thuật múa rối phong phú, đa dạng và bổ ích. Người nghệ sĩ múa rối đã biến những cái bình thường của đời sống trở nên phi thường đền kỳ lạ và bay bổng trong nghệ thuật của mình.

Ngày hội của những con rối


Từ ngày 5-9 đến 9-9, 23 tiết mục đến từ 13 quốc gia tham dự đã lần lượt được ra mắt khán giả tại các địa điểm: Nhà hát Múa rối Việt Nam, Rạp Hồng Hà, Nhà hát múa rối Thăng Long, Rạp 17 Lý Nam Đế.   Tham dự “Liên hoan Múa rối quốc tế lần thứ II, Hà Nội – 2010” có tất cả 13 đơn vị nghệ thuật múa rối tiêu biểu ở khắp các châu lục. Đó là: Nhà hát QuangXi Puppet art Troupe (Trung Quốc), The Train Theatre (Israel), HobbyHut Chiang Mai (Thái Lan), National Marionette of Laos (Lào), Cairo Pubbit Theatre (Ai Cập), Roppets Edutaiment Production Inc. (Philippine), Ministry of culture and Fine Arts (Campuchia), Mascots and Puppets Specialists (Singapore), Ministry of Culture (Myanmar), Behind the Actors (Indonesia), Đoàn nghệ thuật múa rối CuBa.


Nghệ thuật rối: Biến cái bình thường trở nên phi thường ảnh 1
Câu chuyện tình người của Nhà hát Múa rối Thăng Long.

Việt Nam (VN) với tư cách là nước chủ nhà có số lượng đơn vị và tiết mục tham gia chiếm ½ số lượng chương trình, tiết mục tại Liên hoan: NH Múa rối VN có 6 chương trình và tiết mục, NH Múa rối Thăng Long có 3 chương trình, Đoàn Múa rối TPHCN, Đoàn Múa rối Đăklăk, Đoàn Múa rối Hải Phòng. Các đoàn quốc tế tham gia bộ môn rối cạn với nhiều loại hình múa rối đặc trưng của từng nước như: Rối que, rối mặt nạ, rối bóng, rối tay… Việt Nam tham gia cả thể loại rối cạn và rối nước. Khán giả thủ đô đã được xem một loạt những tiết mục mới lạ, thú vị cùng những trải nghiệm, khám phá về một loại hình nghệ thuật sống động tưởng chừng đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam.


Từ những tiết mục đã được biểu diễn và qua trao đổi với các nghệ sĩ thì điều ghi nhận rất rõ là các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế đều chú trọng khai thác từ nội dung và hình thức đi sâu làm nổi bật những ưu thế của nghệ thuật dân tộc cũng như nền văn hóa đậm đà bản sắc của từng nước, đồng thời kết hợp những hình thức thể hiện mới, hiện đại.


Nghệ thuật rối: Biến cái bình thường trở nên phi thường ảnh 2
Nghệ sĩ và con rối – rối que của Trung Quốc.

Bám chắc truyền thống, tìm tòi phát triển các hình thức mới cho thể loại, đây chính là một yếu tố tạo nên sức hấp dẫn riêng cho từng tác phẩm tại LH lần này.


Sự hưởng ứng sôi nổi và hiệu ứng từ khán giả cũng đã thấy mức độ thành công của nhiều tiết mục đặc sắc và sáng giá tại LH như: Hào khí Thăng Long, Vịt con xấu xí, Xúy Vân giả dại và phù thủy sợ ma, Dã tràng (Nhà hát Múa rối VN), Chương trình rối nước mới, Câu chuyện tình người (Nhà hát Múa rối Thăng Long), Chương trình rối que của Nhà hát Quang Xi Puppet art Troupe của Trung Quốc, Chương trỉnh rối kết hợp của The Train Theatre (Israel)…


Ngay như các đoàn nghệ thuật múa rối của Lào, Campuchia tuy trình độ kỹ thuật chưa cao nhưng các nghệ sĩ đã khai thác được những nét văn hóa đậm bản sắc dân tộc của nước mình, tạo nên một sức hấp dẫn riêng đối với khán giả bằng những lễ hội cầu mưa, cầu bình an, trừ ma quỷ…


Nghệ thuật rối: Biến cái bình thường trở nên phi thường ảnh 3
Vịt con xấu xí của Nhà hát Múa rối Việt Nam.

Những con rối xúng xính trong đủ các trang phục của khắp các dân tộc trên thế giới, từ những câu chuyện và nhân vật dân gian, cổ tích cho tới cả những nhân vật hiện đại như các ca sĩ nổi tiếng, nghệ sĩ múa ba lê… Rối nhảy bale với người, rối tỏ tình với nghệ sĩ, rối vào những hình tượng trong chèo như nàng Xúy Vân giả dại, Phù thủy sợ ma, thậm chí còn biến thành hình tượng ca sĩ nổi tiếng Michael Jackson hát múa cực kỳ điệu nghệ…


Biến cái bình thường trở nên phi thường…


Ông Chua Soo Pong, Chủ tịch Hiệp hội Múa rối ASEAN, 1 trong số 3 giám khảo quốc tế tại Liên hoan lần này nhận xét: “Tôi đã tham gia nhiều cuộc Liên hoan múa rối quốc tế ở nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Phillippines, Singapore… nhưng thấy cách khai hội liên hoan quốc tế của Việt Nam cực kỳ ấn tượng, mang dấu ấn chuyên nghiệp.


Sự chuyên nghiệp của nước chủ nhà không chỉ thể hiện ở cách tổ chức mà còn ở chính chất lượng của từng tác phẩm. Tôi đã tham dự Liên hoan múa rối quốc tế lần thứ nhất và vô cùng ấn tượng với tác phẩm Hồn quê, giành giải cao nhất. Vở rối của các bạn đã thể hiện được tinh thần của dân tộc VN và cả sự năng động của một nền văn hóa hội nhập. Một loạt những tiết mục của Việt Nam đã thực sự mang tới cho chúng tôi những điều thú vị và vô cùng mới lạ.”.


Nghệ thuật rối: Biến cái bình thường trở nên phi thường ảnh 4
Quan họ đã được vào rối nước trong 10 trò rối nước mới của Nhà hát Múa rối Thăng Long.

Nghệ sĩ Ngô Thanh Thủy – Giám đốc Nhà hát Múa rối Trung ương cho biết: Suốt mấy tháng nay, các sân khấu rối cạn và rối nước của Nhà hát Múa rối Việt Nam đều nóng bởi cường độ lao động sáng tạo đầy nỗ lực của nghệ sĩ ba đoàn thuộc Nhà hát. Nhà hát ra quân lần này có cả rối cạn và rối nước. Sự khai thác về chủ đề của các nghệ sĩ cũng rất đa dạng từ khai thác những câu chuyện cổ tích nước ngoài cho tới lấy tứ từ những trích đoạn từ nghệ thuật chèo cổ hay câu chuyện cổ tích của Việt Nam. Dẫu là ở chủ đề nào thì vấn đề cốt lõi vẫn là kỹ thuật biểu diễn và hình thức thể hiện của từng chương trình, tiết mục. Làm mới mình ở những mảng đề tài mới, những kỹ thuật biểu diễn mới, chúng tôi tin rằng khán giả và đồng nghiệp sẽ thấy thú vị khi xem chương trình, tiết mục của Nhà hát Múa rối Việt Nam. Bằng tài năng, tâm huyết và sáng tạo người nghệ sĩ múa rối đã có thể biến những cái bình thường thành ra phi thường…”.


Đạo diễn Hoàng Tuấn – Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long rất hào hứng khi nói về hai chương trình mới tinh của đơn vị sẽ tham gia Liên hoan lần này, đó là 10 trò rối nước mới để thay thế cho chương trình rối nước truyền thống và vở rối cạn Câu chuyện tình người. Cả hai chương trình này đều do đạo diễn Hoàng Tuấn dàn dựng.


10 trò rối nước mới của Nhà hát Múa rối Thăng Long vẫn bám sát đặc trưng của nghệ thuật rối nước truyền thống nhưng cố gắng nâng cao trong nội dung kịch bản, đường nét dàn dựng, chú trọng khắc họa tính cách nhân vật khi chế tạo con rối, xử lý âm thanh ánh sáng, âm nhạc… Chương trình sẽ mang một màu sắc trữ tình và khai thác triệt để tính dân gian tạo yếu tố bất ngờ hấp dẫn. Điều đặc biệt là có các trò rối chưa từng có trong lịch sử ngành rối như: Hứng dừa, Cá hóa long, Hát giao duyên, Trống hội Thăng Long… được xây dựng gắn với truyền thống văn hóa Hà nội, với sự tích Thăng Long – Rồng bay. Đây là chương trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long nên ê kíp sáng tạo chú trọng khai thác những nét sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán trong đời sống của người Việt vào chương trình.


Nghệ thuật rối: Biến cái bình thường trở nên phi thường ảnh 5
Các chú rối lùn đáng yêu.

Câu chuyện tình người của tác giả Đăng Tiến phỏng theo câu chuyện dân gian Tấm Cám nhưng được kết cấu trữ tình hơn và phù hợp với không khí lễ hội của những ngày tết thiếu nhi như tết trung thu, tết quốc tế thiếu nhi 1-6. Các kỹ thuật sử dụng cũng rất đa dạng từ rối mặt nạ, rối que và cả rối người…


Không áp đặt về chủ đề, đa dạng về thể loại rối, số lượng các đơn vị quốc tế tham dự đông hơn… Tuy nhiên những ghi nhận tới chặng này thì các chương trình tiết mục múa rối Việt Nam đã có phần nổi trội hơn nhiều đơn vị nghệ thuật quốc tế bởi cách kết cấu dàn dựng chương trình cho tới nghệ thuật điều khiển con rối rất công phu và rất sáng tạo. Điều này rất dễ được ghi nhận ở nhiều chương trình, tiết mục múa rối của nghệ sĩ Việt Nam như: Truyện cổ Andersen, Hào khí Thăng Long, Vịt con xấu xí, Súy Vân giả dại và Phù thủy sợ ma, Dã tràng, Trăng trẻ thơ (Nhà hát Múa rối Việt Nam), 10 trò rối nước mới, Câu chuyện tình người, (Nhà hát Múa rối Thăng Long), Các chương trình rối que của Đoàn nghệ thuật QuangXi Puppet art Troupe (Trung Quốc), Rối kết hợp của The Train Theatre (Israel), Chương trình rối Nhà hát Cairo Pubbit (Ai Cập)… đã tạo thu hút sự chú ý của khán giả và đồng  nghiệp bởi cách dàn dựng và kỹ thuật biểu diễn điêu luyện của các nghệ sĩ.

Theo Nhân Dân

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.