Nghệ sỹ 'đỏ mặt' vì hãng phim được bán cho... công ty vận tải

Phân cảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy”, một sản phẩm gây được tiếng vang của Hãng phim.
Phân cảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy”, một sản phẩm gây được tiếng vang của Hãng phim.
(PLO) - Việc Hãng phim truyện Việt Nam được mua lại bởi Công ty Vận tải thủy vốn không có kinh nghiệm về lĩnh vực nghệ thuật khiến các nghệ sỹ 'đỏ mặt', các cây “đại thụ” điện ảnh đứng ngồi không yên.

Chủ mới “lệch pha”

Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) là hãng phim đầu tiên sản xuất phim ở Việt Nam. VFS thành lập năm 1953. Năm 1959, bộ phim “Chung một dòng sông” ra đời đánh dấu viên gạch đầu tiên của dòng phim cách mạng kinh điển. Sau hơn 50 năm tồn tại, hãng đã sản xuất hơn 300 bộ phim, trong đó nhiều sản phẩm được ví là niềm tự hào của điện ảnh Việt như: “Con chim vành khuyên”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Chị Tư Hậu”, “Mối tình đầu”, “Làng Vũ Đại ngày ấy”…

Đáng buồn, một địa chỉ đỏ của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam với hơn nửa thế kỷ tồn tại, cho ra đời biết bao bộ phim với bao tên tuổi đạo diễn, nhà quay phim, diễn viên đình đám bấy lâu nay lại “sống mòn” trong cảnh thua lỗ triền miên.

Mỗi năm VFS chỉ sản xuất được 2-3 bộ phim, chủ yếu do Nhà nước đặt hàng và gần như không có hiệu quả về mặt doanh thu. Chỉ tính riêng năm 2013, VFS lỗ 1,3 tỷ đồng và trong 9 tháng đầu năm 2014 thì số lỗ đã lên tới 3,7 tỷ đồng.

Cổ phần hóa là con đường đưa điện ảnh thoát khỏi tư duy bao cấp, phụ thuộc vào “bầu sữa” ngân sách nhà nước và sống một cách èo uột với những bộ phim làm ra chỉ để… xếp kho. Tuy nhiên, việc Hãng phim truyện Việt Nam được mua lại bởi Công ty Vận tải thủy vốn không có kinh nghiệm về lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là điện ảnh khiến các cây “đại thụ” điện ảnh lo lắng.  

Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Minh Châu hoang mang: “Những người mới có thể họ sẽ không làm cho VFS chuyên về điện ảnh nữa, mà sẽ biến tướng thành một cách gì khác nữa thì tôi cũng không biết. Họ sẽ làm ngôi nhà số 4 Thụy Khuê khang trang hơn hay tàn tạ đi, điều đó còn ở phía trước”.

NSND Phạm Nhuệ Giang cũng lo lắng không kém: “Tôi biết, trong giai đoạn hiện nay điện ảnh Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn, Nhà nước quan tâm đến truyền hình hơn vì tính phổ cập nhưng tại sao không chọn một đơn vị nào đó có kinh nghiệm về phim ảnh ở Việt Nam lại chọn một công ty mà chỉ cần nghe tên đã biết là không liên quan gì đến nghệ thuật. Nói chung là rất nhiều nghệ sĩ, những người đã cống hiến cho hãng phim đều cảm thấy rất lo lắng”.

“Chúng tôi ngỡ ngàng, choáng, thậm chí xấu hổ không dám nói ra chuyện Hãng bán cổ phần cho công ty đường thủy không liên quan gì đến điện ảnh. Nói chuyện này với vợ con, họ hàng mình nhiều khi cũng ngượng. Thà bán cho công ty nào đó biết về phim thì đã đành, đằng này không liên quan”- Đạo diễn Nguyễn Đức Việt góp lời.

Một số nghệ sĩ còn nghi ngại về tính minh bạch trong việc “bán cái” này. Không ít ý kiến băn khoăn, lý do tại sao thông tin kêu gọi nhà đầu tư tham gia cổ phần hóa VFS chỉ được đăng tải 3 số liên tiếp trên một tờ báo kinh tế từ ngày 16 đến 19/1/2016. Và chỉ có thời hạn 10 ngày (đến 15h ngày 26/1/2016) để nộp hồ sơ? 

Hãng phim truyện Việt Nam sẽ có chủ mới.

Hãng phim truyện Việt Nam sẽ có chủ mới.

Vì nghệ thuật hay vì những lô đất “vàng”?

Điều đáng bàn là cổ đông chiến lược của VFS, Vivaso lại đang trong thời điểm làm ăn thua lỗ. Theo tìm hiểu, báo cáo tài chính gần đây nhất, doanh thu 9 tháng đầu năm 2015 của Vivaso đạt 706 tỷ đồng. Lỗ gần 8 tỷ đồng. VFS có điểm sáng gì để Công ty Vận tải thủy sẵn sàng chi tiền mua lại ngay cả khi hầu bao kiệt quệ? Có lẽ, đó chính là những lô đất “vàng” mà VFS đang sở hữu. Họa sĩ Vũ Huy nghi ngờ: “Bán với cái giá rất rẻ, do vậy chắc chắn có sự khuất tất ở trong này”.

Bày tỏ quan điểm riêng của mình, họa sỹ này cho hay, chủ trương cổ phần hóa là chủ trương chung, không thể cưỡng lại. Chủ trương đó để doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cạnh tranh công bằng. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng có thể cổ phần hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải nghiên cứu và quyết định.

Trước thắc mắc của giới nghệ sĩ cũng như những người quan tâm tới VFS có “chủ mới” là Công ty Vận tải thủy chưa từng có kinh nghiệm làm phim và “bán” hãng phim giá bèo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (Bộ VH - TT&DL), ông Huỳnh Vĩnh Ái đã khẳng định với báo giới: “Chỉ có con đường cổ phần hóa mới cứu được thương hiệu Hãng phim truyện Việt Nam và người lao động. Để thương hiệu của cả một ngành điện ảnh Việt phá sản thì đau lòng lắm”. 

Thứ trưởng trấn an, với VFS có lịch sử 56 năm, là cây đại thụ của điện ảnh Việt Nam nên Bộ VH-TT&DL không để mất thương hiệu Hãng phim truyện Việt Nam. Tên mới của VFS sau khi cổ phần sẽ là “Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam”.

Để có tiếng nói khi VFS về với “chủ mới”, Bộ VH- TT&DL quyết định giữ lại 20% cổ phần và cử đại diện tham gia vị trí quan trọng từ hội đồng quản trị, ban giám đốc, điều hành, ban giám sát. Nhà nước quản lý thông qua thẩm định kịch bản và tổ chức đấu thầu những tác phẩm điện ảnh có nội dung phù hợp để đặt hàng hoặc chỉ định đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất tuỳ theo nhiệm vụ chính trị được giao.

Trả lời cho sự “lệch pha” về chuyên môn, đại diện Bộ VH- TT&DL cho hay, việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược là do VFS họp toàn thể cán bộ công nhân viên cùng với việc phối hợp với đơn vị tư vấn để xây dựng tiêu chí. Nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn cũng đã cam kết và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí lựa chọn do Bộ VH-TT&DL phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của Hãng sau khi đã lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo và Ban Chỉ đạo cổ phần hoá Hãng phim.

Trước những thắc mắc của rất nhiều người về việc Công ty Vận tải thủy mua VFS với giá “bèo”, rẻ như cho - hơn 33 tỉ đồng, trong khi chưa tính về thương hiệu, khối tài sản như kho đạo cụ vũ khí, kho phim chỉ tính riêng những mảnh đất “vàng” mà VFS đang được sở hữu dưới hình thức được thuê và trả tiền theo năm,  bao gồm: 5.443,5m2 đất tại số 4 Thụy Khuê, 904,9m2 đất ở ngõ 151 Hoàng Hoa Thám, 6.382,8m2 đất ở Đông Anh trường quay Cổ Loa, 1.208,72m2 đất ở số 6 Thái Văn Lung, quận 1, TP Hồ Chí Minh – thì có thể thấy đơn vị này đang sở hữu khối tài sản nghìn tỷ, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái lý giải, con số nợ của VFS hiện là hơn 90 tỉ, vốn thực xác định còn 19,7 tỉ. Khi cổ phần hóa không tính giá trị đất, vì theo luật đây là đất thuê của Nhà nước nên khi chuyển cổ phần không được tính giá trị đất. Điều này cũng được áp dụng với tất cả các mảnh đất hiện VFS quản lý.

Với 325 phim của Hãng trong lịch sử 56 năm đều là những tài sản quý của Nhà nước. Nhiều lo ngại khi cổ phần hóa sẽ thuộc về đơn vị mới. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định, những phim này, bản gốc đều đang được lưu giữ ở Viện phim Việt Nam và thuộc bản quyền của Nhà nước, vì kinh phí đều do Nhà nước đầu tư, đặt hàng. Nếu đơn vị mới đang giữ bản sao các bộ phim, có nhu cầu khai thác đều phải xin phép Bộ VH-TT&DL.

“Mục tiêu của cổ phần hóa là làm sao để vực dậy được hãng phim. Trong cam kết này nếu Công ty Vận tải thủy không thực hiện phải bồi thường thiệt hại; nếu sử dụng đất không đúng mục đích sẽ đề nghị Hà Nội thu hồi” - Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định. 

Nhà đầu tư chiến lược không thực hiện đúng cam kết sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Thế nhưng, sau khoảng thời gian ngắn ngủi 5 năm của cam kết và giám sát thì sao? Có ai chắc 90% doanh thu của Công ty CP Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam đến từ phim? Hay thu nhập từ nhà hàng, khách sạn hay cho thuê... mà những lô đất “vàng” mang lại? Lúc đó, có ai nỡ trách phạt doanh nghiệp kiếm tiền từ thu nhập khác để nuôi phim? Đây là điều lo lắng, nghi ngại của rất nhiều người trong việc đổi chủ… “anh cả đỏ” điện ảnh và những lô đất “vàng” này./.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.