Nghề "ô sin nam", cám dỗ và cạm bẫy

 Giúp việc, một nghề tưởng như chỉ xuất hiện ở nữ giới nhưng hiện nay, số lượng nam giới làm nghề này cũng chiếm một số lượng không nhỏ. Bên cạnh những người may mắn tìm được một công việc để có thu nhập theo đúng nghĩa, thì không ít người đã phải đối mặt với những “hố đen” và cám dỗ.

 Giúp việc, một nghề tưởng như chỉ xuất hiện ở nữ giới nhưng hiện nay, số lượng nam giới làm nghề này cũng chiếm một số lượng không nhỏ. Bên cạnh những người may mắn tìm được một công việc để có thu nhập theo đúng nghĩa, thì không ít người đã phải đối mặt với những “hố đen” và cám dỗ.

Phu hồ không được chuyển sang chăm sóc những người già

Lên Hà Nội làm phu hồ, cửu vạn đã 2 năm nay nhưng tình hình kinh tế khó khăn, ngày có việc, ngày không, tiền kiếm được một tháng trừ ăn uống, thuê nhà không để được đồng nào gửi về cho vợ con. Tình cờ một lần đọc báo, anh Nguyễn Văn Hà (40 tuổi, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) biết được một gia đình cần thuê một nam giới chăm sóc người ốm tại bệnh viện, bao ăn uống, lương tháng 4 triệu đồng. Anh bấm điện thoại gọi đến.

May mắn là sau khi xem mặt, chủ nhà đồng ý luôn và bắt đầu nhận anh làm việc ngay. Người anh cần chăm sóc là một cụ già 80 tuổi, bị xuất huyết não. Công việc hàng ngày của anh là chăm sóc tắm rửa, giặt giũ, thay bỉm, nâng lên đặt xuống cho cụ ăn uống, bóp chân, bóp tay… Mặc dù công việc không quá vất vả nhưng bù lại, ít đêm anh được ngủ trọn vẹn, nhiều đêm anh gần như thức trắng. Chủ nhà gần như giao toàn bộ việc chăm nom ông cụ cho anh, thi thoảng mới có con cái đến thăm một lúc rồi đi ngay.

Cụ già lại ốm đau nên khó tính khó nết. Đêm đến, cụ rên suốt đêm khiến người bên cạnh cũng không thể ngủ được. “Vì kinh tế khó khăn và giờ cũng rất khó xin việc nên tôi mới chấp nhận làm cái nghề này. Nói thật thà đi cuốc một mảnh vườn, phụ hồ xây dựng… nhưng đến tối là hết việc, được nghỉ ngơi và ngủ trọn một đêm còn hơn làm cái nghề này. Bí bách và mệt mỏi kiểu gì ấy”, anh Hà tâm sự.

Cũng giống như anh Hà nhưng không phải ở bệnh viện, anh Nguyễn Mạnh Quân (50 tuổi, Phú Thọ) cũng đã làm giúp việc cho một cụ già 90 tuổi ở quận Tây Hồ đã một năm nay. Vợ mất, con cái lại không ở chung nên cụ không có người trông nom. Gia đình đã tìm giúp việc là nữ nhiều lần nhưng ít ai ở với cụ được quá một tuần. Chỉ đến khi tìm được anh Quân, anh mới chịu nổi tính khí thất thường của cụ. Ngày nào cụ cũng bắt anh Quân đèo đi chỗ này chỗ kia, khi thì thăm bạn bè, khi thì đi chợ, khi thì ra đường đi lòng vòng một lúc rồi về.

 Giúp việc, một nghề tưởng như chỉ xuất hiện ở nữ giới nhưng hiện nay, số lượng nam giới làm nghề này cũng chiếm một số lượng không nhỏ. Bên cạnh những người may mắn tìm được một công việc để có thu nhập theo đúng nghĩa, thì không ít người đã phải đối mặt với những “hố đen” và cám dỗ.
Giúp việc, một nghề tưởng như chỉ xuất hiện ở nữ giới nhưng hiện nay, số lượng nam giới làm nghề này cũng chiếm một số lượng không nhỏ.

Tối đến thì 7h cụ đã ngủ nhưng chỉ 12h là dậy, bật ti vi và gọi anh dậy nói chuyện. “Thời gian đầu tôi nghĩ chắc mình sẽ không ở quá được 3 ngày. Song một phần vì nghĩ cụ già rồi cũng chả sống được bao lâu nữa, một phần vì các con cụ đối đãi với tôi rất tốt, trả lương khá cao, ăn uống thoải mái nên tôi cố gắng. Ở lâu rồi thành quen. Giờ tôi chỉ muốn cố gắng làm việc tốt để có tiền gửi về cho con ăn học. Một hai năm nữa sức khỏe yếu thì tôi sẽ xin nghỉ”, anh Quân cho biết.

Những cạm bẫy

Chỉ cần một cú click chuột trên mạng, hoặc tìm tới các trung tâm môi giới việc làm, dễ dàng nhận thấy có khá nhiều gia chủ cần tìm giúp việc là nam giới và ngược lại cũng có khá nhiều nam sinh viên đăng tin tìm kiếm việc làm giúp việc gia đình. Các công việc như trông nhà, trông cửa hàng, dọn dẹp nhà cửa, cơm nước, đưa đón học sinh… được “ôsin” nam thực hiện còn tốt hơn cả giúp việc nữ. Nhiều gia chủ còn khen và chỉ thích thuê giúp việc nam vì khi làm việc tập trung, không lười, không buôn chuyện.

 Do được ưa chuộng, lượng sinh viên tham gia công việc “thời vụ” này ngày càng nhiều. Thế nhưng, đôi khi chỉ vì muốn kiếm thêm ít tiền tiêu rủng rỉnh mà các chàng sinh viên lại “dính” phải những trường hợp dở khóc dở cười, bởi nữ chủ nhà không muốn họ chỉ “giúp việc” thông thường.

Trần Mạnh Cường, vừa tốt nghiệp cao đẳng nhưng chưa xin được việc, đã làm đủ nghề, gia sư, bồi bàn… Nhưng gần đây, tình cờ đọc trên mạng Cường biết một gia đình cần thuê giúp việc nam lương 4,5 triệu đồng/tháng.. Chị chủ nhà tầm hơn 40 tuổi, chồng làm việc ở nước ngoài, ở một mình với con trai học lớp 2 trong một biệt thự to đùng. Công việc của cậu là dọn dẹp nhà cửa, tưới cây, nấu ăn, đưa đón bé trai đi học và buổi tối kèm cặp cho cháu học bài.

Thấy mức lương khá tốt, công việc lại nhàn hạ nên Cường rất vui. Làm việc được 2 tháng, chị chủ nhà đều thanh toán tiền sòng phẳng. Thỉnh thoảng lại cho thêm tiền xăng xe, điện thoại nên Cường nghĩ mình có thể gắn bó lâu dài với công việc này nếu không có một ngày… Hôm đó buổi trưa, sau khi cơm nước xong, Cường ngả lưng xuống ghế sofa. Vừa chợp mắt được một chút thì bất chợt có một người ôm ghì cậu. Giật mình tỉnh dậy, mở mắt ra thì cậu nhận thấy chị chủ nhà mặc bộ đồ ngủ thì thào bên tai cậu: “Chồng chị đi xa, chị buồn lắm. Em hiểu mà. Chị sẽ không để em phải thiệt đâu”. Đã từng đọc trên báo những trường hợp tương tự, Cường không bao giờ nghĩ chuyện này lại có thể xảy ra với chính mình. Cậu vùng dậy, chạy ra khỏi nhà.

Sau buổi trưa hãi hùng đó, Cường mặc dù tiếc công việc mới làm nhưng cũng đành tặc lưỡi bước vào công cuộc tìm kiếm công việc mới. Cậu rút ra một kinh nghiệm là chẳng có công việc gì nhàn hạ mà lại có mức lương cao. Việc gì cũng có cái giá của nó.

Theo ANTĐ

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.