Nghệ nhân là “báu vật sống” nắm giữ tinh hoa của di sản văn hóa

Nghệ thuật hát bội - nét văn hóa đặc sắc của miền đất võ Bình Định.
Nghệ thuật hát bội - nét văn hóa đặc sắc của miền đất võ Bình Định.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Có thể nói, những nghệ nhân lâu năm giàu kinh nghiệm là linh hồn, là “báu vật sống” nắm giữ tinh hoa của nghề nghiệp truyền thống. Đó là chỗ dựa vững chắc cho mỗi loại hình tồn tại và phát triển.

Những năm qua, tỉnh Bình Định đã dành sự quan tâm sâu sắc đến các nghệ nhân dân gian - chủ thể nắm giữ di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể, người giữ vai trò chủ chốt trong việc triển khai, thực hiện các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị DSVH trong cộng đồng. Công tác tôn vinh, đãi ngộ đã được triển khai tích cực, kịp thời đối với các nghệ nhân tiêu biểu xuất sắc trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị DSVH phi vật thể.

Qua 3 lần phong tặng, tỉnh Bình Định đã có 42 nghệ nhân, trong đó có 7 nghệ nhân nhân dân (NNND) và 35 nghệ nhân ưu tú (NNƯT) trong lĩnh vực DSVH phi vật thể. Đó là những nghệ nhân thực hành và truyền dạy các loại hình DSVH phi vật thể như: võ cổ truyền Bình Định, nghệ thuật hát bội Bình Định, nghệ thuật bài chòi Bình Định, nhạc cụ dân tộc, tổ chức lễ hội truyền thống, văn hóa cồng chiêng dân tộc…

Kết quả đạt được đã tôn vinh những đóng góp to lớn của các nghệ nhân; đồng thời, động viên khích lệ các nghệ nhân tích cực tham gia thực hành, truyền dạy DSVH, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa trên địa bàn Bình Định.

Nghệ nhân Hà Thị Hạnh (thứ 2 từ phải qua) vinh dự được tặng danh hiệu NNND.
Nghệ nhân Hà Thị Hạnh (thứ 2 từ phải qua) vinh dự được tặng danh hiệu NNND.

Theo NNND Hà Thị Hạnh (SN 1966, ngụ thôn Thuận Đức, xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, nghệ nhân thực hành và truyền dạy nghệ thuật hát bội), trong cuộc sống hôm nay, các loại hình giải trí hiện đại tràn ngập thị trường nhưng không vì thế mà nghệ thuật truyền thống mất hẳn chỗ đứng. Ngược lại, nó vẫn vươn lên thể hiện bản ngã độc đáo của mình.

Mỗi loại hình nghệ thuật truyền thống đều in đậm bàn tay tài hoa, sáng tạo, vốn tinh hoa văn hóa truyền thống của bao lớp nghệ nhân. Mỗi nghệ nhân đã thể hiện tất cả kinh nghiệm cả đời, tài hoa, tình cảm, suy nghĩ, sáng tạo của mình lên mỗi vai diễn, tác phẩm, công trình và thổi hồn cho nó. Có thể nói, những nghệ nhân lâu năm giàu kinh nghiệm là linh hồn, là “báu vật sống” nắm giữ tinh hoa của nghề nghiệp truyền thống. Đó là chỗ dựa vững chắc cho mỗi loại hình tồn tại và phát triển.

“Trong thời gian tới, những nghệ nhân như chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm hơn nữa của các ngành, các cấp chính quyền. Tôi xin đề xuất tỉnh sớm sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các chính sách về trọng dụng nhân tài, ưu đãi, hỗ trợ nghệ nhân, văn nghệ sĩ phát huy tài năng sáng tạo; có cơ chế hỗ trợ hoạt động của các câu lạc bộ, đoàn nghệ thuật truyền thống mang tính thiết thực, phù hợp, hiệu quả hơn nữa”, NNND Hà Thị Hạnh cho biết.

Ông Lâm Hải Giang (phải) và NNND Hồ Văn Sừng (giữa) - nghệ nhân thực hành và truyền dạy võ cổ truyền.
Ông Lâm Hải Giang (phải) và NNND Hồ Văn Sừng (giữa) - nghệ nhân thực hành và truyền dạy võ cổ truyền.

Theo ông Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, việc các chủ thể DSVH được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước NNND, NNƯT đã khơi dậy niềm tự hào và khuyến khích mạnh mẽ các cộng đồng có di sản, các cấp chính quyền địa phương, toàn xã hội quan tâm, tự nguyện và chủ động tham gia bảo vệ di sản, đẩy mạnh giới thiệu DSVH phi vật thể của địa phương mình, tạo thêm động lực trong quá trình xã hội hóa các hoạt động bảo tồn DSVH.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đề nghị ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa cho các nghệ nhân trong việc tổ chức các hoạt động trình diễn, truyền dạy DSVH cho thế hệ trẻ và phát triển thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Đồng thời, đề xuất UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị DSVH mà các nghệ nhân đang nắm giữ, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc;

“Tôi đề nghị ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh cần tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình văn hóa, văn nghệ, văn học nghệ thuật, bảo tồn và phát huy các giá trị độc đáo của văn hóa dân tộc. Đồng thời, chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, trân trọng và phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật; tôn vinh các nghệ nhân, văn nghệ sĩ trên cơ sở cống hiến của họ đối với đất nước và tỉnh nhà”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.