Đây là số cổ phần đã được đấu giá thành công (IPO) hôm 17/1 vừa qua với mức giá trúng đấu giá thấp nhất là 20.800 đồng, mức giá cao nhất là 14.800.000 đồng và mức giá trung bình là 23.043 đồng. Nhà nước thu về 5.417 tỷ đồng, cao hơn 60% so với số tiền bán dự kiến theo giá khởi điểm Tổng số nhà đầu tư trúng giá là 623; trong đó 62 tổ chức, 561 cá nhân. Nhà đầu tư nước ngoài trúng hơn 147 triệu cổ phần, tương đương 61% khối lượng chào bán.
Ngoài ra, trước IPO, tổng khối lượng cổ phần đăng ký là 651.789.522 cổ phần, gấp 2,7 lần lượng chào bán, cho thấy sức hấp dẫn của cổ phiếu BSR.
Ngay sau khi hoàn thành công tác IPO, BSR đã khẩn trương thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM theo quy định. Ngày 22/2/2018, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), đã có thông báo số 2354/VSD-ĐK về việc đăng ký, lưu ký cổ phiếu trúng đấu giá và cấp giấy chứng nhận đăng ký cổ phiếu trúng đấu giá đã thanh toán số 06CPH/2018/GCNCP-VSD cho Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn với mã chứng khoán là BSR.
Cùng ngày, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hà Nội (HNX) chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phần của Công ty Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn trên hệ thống UPCoM từ ngày 01/3/2018, với mức giá tham chiếu chào sàn là 22.400 đồng/ cổ phần, tương ứng với giá trị cổ phần niêm yết khởi điểm đạt 5.417 tỷ đồng.
Như vậy chỉ sau đúng 20 ngày làm việc (không bao gồm thứ 7, chủ nhật và nghỉ Tết) kể từ ngày IPO, BSR đã hoàn thành toàn bộ các thủ tục cần thiết để đưa cổ phiếu giao dịch trên UPCoM.
Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Phú Hưng (PHS) đánh giá mức giá hợp lý với cổ phiếu BSR là 27.343 đồng/cổ phiếu vượt 18,8% so với mức giá trúng đấu giá thực tế thành toán bình quân. Theo quy định hiện hành, phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu BSR trên UPCoM sẽ được giao dịch với biên độ là ±40%, tương đương với mức tăng trần của cổ phiếu này có thể lên tới 31.360 đồng/cổ phiếu. Với sức nóng được hâm ngay từ đợt IPO, các cổ đông đang chờ đợi mức giá hợp lý khi cổ phiếu BSR niêm yết trên sàn UPCoM.
Theo đại diện BSR, cùng với việc đăng ký giao dịch trên UPCoM, BSR sẽ bán tiếp cho nhà đầu tư chiến lược 49% cổ phần (bao gồm cả nhà đầu tư trong và ngoài nước). Nhà nước sẽ chỉ nắm giữ 43% cổ phần tại BSR. Đến thời điểm hiện tại đã có 2 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký tham gia quá trình lựa chọn Nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn Petrolimex (Việt Nam) và Công ty Dầu lửa quốc gia Ấn Độ (Nation Indian Oil Corporation).
Ngoài ra, các Nhà đầu tư khác như Pertamina (Indonesia), Bangchak Corporation Public Company Limited (Thái Lan)… cũng đang nghiên cứu để xin được tiếp tục nộp hồ sơ tham gia quá trình lựa chọn Nhà đầu tư chiến lược để cùng BSR phát triển hóa dầu. Đây là lĩnh vực có hiệu quả rất cao hiện nay cũng như trong tương lai, nhờ tận dụng cơ sở hạ tầng nhà máy lọc dầu đã đầu tư sẵn có hiện nay.
Năm 2017, BSR đạt các kết quả SXKD ấn tượng: Sản lượng sản xuất 6,1 triệu tấn; sản lượng tiêu thụ gần 6,1 triệu tấn. Doanh thu đạt 80.517 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 10.392 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 8.035 tỷ đồng.
Sau 9 năm hoạt động, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã sản xuất và xuất bán hơn 50 triệu tấn sản phẩm các loại ra thị trường, đạt doanh thu 862.500 tỷ đồng, tương đương 38 tỷ USD, nộp NSNN khoảng hơn 7 tỷ USD.