Ngày họp thứ 2 của IPU –132: Nêu bật tầm quan trọng quyền con người

Ngày họp thứ 2 của IPU –132: Nêu bật tầm quan trọng quyền con người
(PLO) - Hôm qua (30/3), trong khuôn khổ kỳ họp thứ 132 của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU–132), các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, có liên quan mật thiết tới quyền con người.
Trong đó, Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền đã thông qua Dự thảo Nghị quyết “Luật pháp quốc tế trong mối liên hệ với chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và quyền con người”.
Quyền con người là trung tâm
Dự thảo Nghị quyết nói trên đã được Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền IPU-132 thông qua với 38 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 10 phiếu trắng. Dự thảo đề cập 3 nội dung quan trọng trong đời sống quốc tế hiện nay, bao gồm: Luật pháp quốc tế, Chủ quyền quốc gia và Quyền con người.
Dự thảo Nghị quyết nhấn mạnh, các quốc gia phải tôn trọng luật pháp quốc tế và xem luật pháp quốc tế là một công cụ để điều chỉnh và xử lý các xung đột; nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền quốc gia, luật pháp quốc tế tương thích với chủ quyền quốc gia và các quốc gia khẳng định quyền tự quyết, chống lại sự can thiệp của nước ngoài.
Đồng thời nêu rõ, bên cạnh việc tôn trọng đề cao luật pháp quốc tế, các quốc gia cũng không được can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác thành viên và phải tôn trọng chủ quyền quốc gia thành viên.  
Đặc biệt, Dự thảo Nghị quyết lần này khẳng định quyền con người và xem quyền con người phải là yếu tố căn bản của cuộc sống ngày nay. Theo Dự thảo Nghị quyết, luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia phải luôn luôn lấy quyền con người làm trung tâm, trong đó nhấn mạnh quyền phụ nữ, quyền những người tị nạn và quyền trẻ em. 
Ông Nguyễn Minh Thông - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Trưởng đoàn đại biểu của Việt Nam tại phiên họp nhấn mạnh, đây là một nghị quyết rất có ý nghĩa, nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia và bảo vệ nhân phẩm, quyền con người.
Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình thảo luận tại kỳ họp IPU trước. Bên cạnh đó, ông Thông cũng khẳng định Việt Nam đề cao luật pháp quốc tế và cho rằng luật pháp quốc tế cần phải được tuân thủ một cách nghiêm túc trong quan hệ quốc tế; đồng thời luật pháp quốc tế cũng phải tương quan, tương thích trong chủ quyền quốc gia - ông Thông cho biết thêm, 
“Nóng” vấn đề chiến tranh mạng và chống khủng bố
Cũng trong ngày hôm qua đã diễn ra phiên họp của Đại hội đồng IPU về chủ đề khẩn cấp “Đối phó với nhóm khủng bố Bokoharam” theo đề xuất của Bỉ và Australia.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu đều cho rằng các tổ chức khủng bố nói chung trong thời gian qua đã sử dụng bạo lực rất tàn bạo và gây nhiều tội ác với dân thường, trong đó chỉ trong một thời gian ngắn đã có hơn 20 người bị hành hình theo hình thức cắt cổ. Đặc biệt, trong tháng 1/2015 đã có 2 trẻ em nữ 10 tuổi trở thành nạn nhân của tổ chức Bokoharam.
Các đại biểu đều nhất trí với ý kiến cần chống lại mọi loại hình khủng bố; cần có những hành động cụ thể khuyến khích Quốc hội và Chính phủ lên án các tổ chức, cá nhân giúp đỡ Bokoharam theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.
Theo ông Kwwasi Mutema, đại diện đến từ đoàn Bỉ, bất kể tổ chức nào đã giúp đỡ tài chính cho các tội phạm chống lại loài người hay những tổ chức có những hành động như vậy cần phải đưa ra tòa án tội phạm quốc tế. Ông Mutema cũng cho rằng, các nước cần phải xem xét lại chính sách của nước mình để vạch ra được chiến lược cản trở các hình thức quảng cáo hay cung cấp thông tin của các tổ chức khủng bố, từ đó ngăn chặn khả năng tuyển mộ thành viên của các tổ chức này.
Trong khi đó, ông Sen A Moruso, đại diện Đoàn Italia cho rằng, các Quốc hội cần đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố hiện nay bằng việc thông qua Luật chống khủng bố, Luật thu thập thông tin chống khủng bố.
Chủ tịch Hạ viện Australia Bronwyn Bishop cũng nhất trí với các đề xuất như ngăn chặn ủng hộ tài chính cho tổ chức khủng bố, đưa các cá nhân hay tổ chức ủng hộ Bokoharam ra tòa án quốc tế, đồng thời ngăn chặn việc cung cấp thông tin cho tổ chức này. 
Cũng trong ngày hôm qua, Ủy ban Thường trực về Hòa bình và An ninh Quốc tế đã có phiên họp nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Nghị quyết về “Chiến tranh mạng”.
Đóng góp tại phiên họp, ông Vũ Xuân Hồng – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Hữu nghị Việt Nam cho rằng, việc sử dụng công nghệ thông tin và liên lạc để gây bất ổn thế giới có thể vi phạm quyền con người và quyền công dân khiến mối đe dọa này mang tính bao quát hơn.
Ngoài ra, đại diện Đoàn Việt Nam cũng bổ sung vào Dự thảo Nghị quyết ý kiến cho rằng việc thu thập thông tin tình báo vì mục đích gây bất ổn kinh tế, chính trị và xã hội là một trong những vấn đề có thể dẫn tới chiến tranh mạng. 
Trong khuôn khổ kỳ họp IPU-132, trong ngày 30/3 đã diễn ra phiên thảo luận về chuyên đề “Theo dõi nghị quyết về quản trị nước của IPU: Tiến về phía trước” của Ủy ban thường trực về Tài chính, Thương mại và Phát triển bền vững, Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập cơ chế Hội nghị nữ nghị sỹ…
Việt Nam luôn trân trọng và khao khát hòa bình
Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về tổng quan chính sách đối ngoại của Việt Nam tại phiên họp Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) diễn ra ngày 30/3. 
Tại phiên họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định, là đất nước đã trải qua nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh, Việt Nam luôn trân trọng và khao khát hòa bình. Việt Nam cho rằng tất cả các quốc gia cần tôn trọng luật pháp quốc tế, từ bỏ việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. 
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, năm 2015, với việc hình thành Cộng đồng ASEAN có dân số 600 triệu người và GDP 2.500 USD, ASEAN sẽ trở thành một thực thể có vai trò ngày càng quan trọng ở khu vực. 
Việt Nam cam kết tiếp tục cùng các nước thành viên ASEAN tăng cường hơn nữa quan hệ với các đối tác đối thoại, trong cũng như ngoài khu vực, nhằm biến châu Á - Thái Bình Dương trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển.
Để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam cho rằng tất cả các nước cần tăng cường xây dựng lòng tin chiến lược, thúc đẩy hợp tác tìm giải pháp lâu dài, thỏa đáng cho các thách thức đối với hòa bình và an ninh khu vực, nhất là các tranh chấp lãnh thổ, biển đảo. Đặc biệt, các nước lớn cần thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của mình, tôn trọng các lợi ích chính đáng của các nước vừa và nhỏ, tránh những hành động làm phức tạp thêm tình hình khu vực.
Về phần mình, Việt Nam kiên trì lập trường nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, phản đối các hành động sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, chủ trương  giải quyết các tranh chấp, nhất là các tranh chấp ở biển Đông, bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các nguyên tắc ứng xử chung ở khu vực./.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.