Công tác chuẩn bị cho IPU-132 đã sẵn sàng

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Đại hội đồng Liên minh nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) sẽ được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 28/3 đến hết ngày 1/4, với sự tham dự của khoảng 2.000 đại biểu, trong nước và quốc tế. Cho đến nay, công tác chuẩn bị cho sự kiện đối ngoại quan trọng bậc nhất trong năm 2015 đã cơ bản hoàn tất.
Ban Tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới 132 (IPU-132) cho biết đến 19/3, Ban Tổ chức IPU-132 đã nhận được sự khẳng định tham gia của hơn 160 đoàn quốc tế với hơn 700 nghị sĩ trong số 1.600 đại biểu quốc tế.
Thắng lợi quan trọng của ngoại giao
Tại buổi họp báo công bố chương trình và nội dung Đại hội đồng liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132), Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban tổ chức IPU-132 Trần Văn Hằng cho biết, đến nay về cơ bản Việt Nam đã sẵn sàng cho IPU-132.
Công tác chuẩn bị của Việt Nam cho việc tổ chức IPU-132 đã được triển khai tích cực về mọi mặt. Ban tổ chức IPU-132 đã ban hành kế hoạch tổng thể, cơ bản đề ra khung hoạt động cho toàn bộ công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội đồng IPU-132. Quốc hội Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà đã đề ra phương châm tổ chức chu đáo, trọng thị, thiết thực và hiệu quả. Trong đó, mục tiêu đề ra là sẽ đóng góp tích cực vào phiên thảo luận chung và các cơ chế của IPU mà Quốc hội Việt Nam là thành viên, đảm bảo IPU-132 đạt kết quả tốt, phù hợp với yêu cầu chính trị của Việt Nam.
Về công tác thông tin tuyên truyền, đại diện Ban Tổ chức IPU-132 cho biết, sẽ cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và toàn diện về đất nước con người Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,  vai trò ngày càng cao của Quốc hội Việt Nam, thành tựu đổi mới của đất nước. Công tác tổ chức, lễ tân, khánh tiết, hậu cần, an ninh và y tế cần bảo đảm tuân thủ các nghi thức ngoại giao chuẩn mực quốc tế, an toàn, tiết kiệm, tạo ấn tượng tốt cho các đại biểu…
Theo báo cáo, hiện đã có 163 đoàn quốc tế đăng ký tham dự IPU-132 tại Hà Nội. Trong đó có 119 nghị viện các nước thành viên, 8 thành viên liên kết, 28 quan sát viên, 8 khách mời của nước chủ nhà. Về thành phần, 49 đoàn cấp Chủ tịch quốc hội dẫn đầu, 40 đoàn do cấp Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu.
IPU-132 sẽ chính thức khai mạc vào chiều tối 28/3 tới tại hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội mới. Các phiên họp chính thức của đại hội đồng diễn ra từ 28-3 đến 1-4, tại Trung tâm hội nghị quốc gia. Đại hội đồng IPU-132 sẽ thảo luận chủ đề chung là “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động” và dự kiến sẽ thông qua một số dự thảo nghị quyế như Nghị quyết Chiến tranh mang: Mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh toàn cầu; Nghị quyết Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước:  Thúc đẩy hành động của Nghị viện về vấn đề nước; Nghị quyết về Luật pháp quốc tế trong mối quan hệ với chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và quyền con người; Nghị quyết về Chủ đề khẩn cấp….
Ông Ngô Đức Mạnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Trưởng Tiểu ban Thông tin tuyên truyền IPU-132 cho biết, tại IPU-132, Việt Nam chủ động đề xuất chủ đề thảo luận chung là "Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động". Năm 2015 được xem là năm bản lề quan trọng để cộng đồng quốc tế cùng tổng kết kết quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs), hướng tới thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Việc lựa chọn chủ đề thảo luận chung lần này thể hiện sự quan tâm của IPU ở thời điểm tổng kết các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của thế giới để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, bàn luận giai đoạn phát triển bền vững mới sau năm 2015 và đã được Nghị viên các nước thành viên của IPU nhất trí thông qua.
“Kể từ khi Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam được kết nạp làm thành viên của IPU (tháng 4-1979), Quốc hội Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm tại diễn đàn này. Đại hội đồng lần thứ 128 đã thông qua Nghị quyết về việc Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội đồng lần thứ 132 đã thể hiện sự tín nhiệm của bạn bè quốc tế với Việt Nam. Đối với Việt Nam, việc tổ chức Đại hội đồng IPU-132 nhằm mục đích tiếp tục củng cố và nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong các vấn đề quốc tế, toàn cầu như hòa bình, dân chủ và phát triển bền vững, tăng cường quảng bá với các nước trên thế giới về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam.
Việc Việt Nam được chọn tổ chức IPU-132 và các hội nghị liên quan trong năm 2015 là thắng lợi quan trọng của ngoại giao nghị viện Việt Nam nói riêng, ngoại giao Việt Nam nói chung, thể hiện đường lối đối ngoại tích cực, chủ động do Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra. Sự kiện này là một điểm nhấn quan trọng trong nền ngoại giao nghị viện nước nhà” – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nói.
Công tác hậu cần được bảo đảm
Về công tác y tế phục vụ IPU-132, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, Phó Trưởng Tiểu ban An ninh-Y tế IPU-132, cho biết bên cạnh đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác thường trực cấp cứu đặc biệt được Bộ Y tế quan tâm chỉ đạo thực hiện. 
Bộ Y tế bố trí các Tổ y tế tham gia phục vụ tại các địa điểm họp, các khách sạn có các đại biểu, các khách mời ăn, nghỉ. Mỗi tổ y tế gồm hai bác sỹ, hai điều dưỡng, một lái xe và một ô tô cứu thương với đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị y tế thiết yếu. Sẽ có khoảng 300 cán bộ y tế trực tiếp tham gia công tác đảm bảo y tế và thường trực cấp cứu phục vụ IPU-132. 
Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế như Bệnh viện Bạch Mai, Hữu Nghị, E, Lão khoa Trung ương, Phổi Trung ương, Bưu Điện, Giao thông Vận tải, Bệnh viện Quân đội tại khu vực Hà Nội (gồm các Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, 103, 354, 105), 19-8 Bộ Công an, Việt Pháp, Bệnh viện Vinmec, Trung tâm International SOS; các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội như Bệnh biện đa khoa St. Paul, Đống Đa, Đức Giang, Thanh Nhàn, Hòe Nhai, Hà Đông... cử các Tổ y tế tham gia phục vụ Đại hội. Sở Y tế các tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh cử các Tổ y tế tham gia phục vụ trong Chương trình tham quan của Đại hội. 
Các bệnh viện Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, Bệnh viện Việt Pháp, Bệnh viện Vinmec và một số bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội bố trí Tổ y tế thường trực tại các bệnh viện, Tổ cấp cứu lưu động, giường bệnh chất lượng cao tiếp nhận, điều trị bệnh nhân. Các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa bố trí các giáo sư đầu ngành thường trực hỗ trợ khi có yêu cầu và bố trí sẵn cơ số giường bệnh để phục vụ Đại hội khi cần thiết. 
* Để đảm bảo cung ứng điện tuyệt đối an toàn phục vụ hội nghị, Tổng công ty Điện lực Hà Nội đã xây dựng phương án đảm bảo điện, lập lịch trực, tổ chức diễn tập các tình huống xử lý sự cố tại các điểm đảm bảo điện. 
Theo lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Hà Nội, đơn vị sẽ bảo đảm nguồn cấp điện cho nhà Quốc hội, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, các khách sạn phục vụ ăn nghỉ của đoàn khách trong thời gian chuẩn bị và diễn ra hội nghị, thời gian từ 0 giờ ngày 20/3 đến hết 24 giờ ngày 5/4. 
Các địa điểm tổ chức sự kiện và các điểm thăm quan tại Hà Nội đều được cấp điện bằng hai nguồn điện lưới hoặc máy phát điện diesel dự phòng, tổ chức ứng trực và xử lý sự cố, sửa chữa điện trong suốt thời gian tổ chức các hoạt động phục vụ hội nghị. 
Tổng công ty Điện lực Hà Nội cho biết trong thời gian diễn ra IPU, sẽ tăng cường tuần canh, kiểm tra hành lang tuyến cáp cấp cho các trạm trọng điểm, không để xảy ra sự cố do vi phạm hành lang tuyến cáp; bố trí lực lượng trực vận hành tại các địa điểm đảm bảo điện để thông tin thông suốt trong mọi tình huống, chuẩn bị đầy đủ thiết bị, vật tư dự phòng, hợp bộ lưu động cùng cáp cấp nguồn, phương tiện phòng chống cháy nổ tăng cường cho các trạm biến áp dự phòng xử lý sự cố./.
Liên minh Nghị viện thế giới (Inter-parliamentary Union – IPU) thành lập năm 1889 tại Paris và có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, là một tổ chức quốc tế tập hợp nghị viện các quốc gia có chủ quyền. 

Với 166 thành viên và 10 thành viên liên kết, IPU là trung tâm của hoạt động ngoại giao nghị viện khắp thế giới, hoạt động nhằm mục đích vì hòa bình, dân chủ hợp tác giữa các dân tộc và nghị viện các nước.

Kể từ khi được kết nạp làm thành viên của IPU vào tháng 4/1979, Quốc hội Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm tại diễn đàn này.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...