Ngày 21/07 có 5.357 ca mắc COVID-19, TP HCM 3.556 và Hà Nội 42 ca

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Y tế thông tin chiều 21/7 ghi nhận thêm 2.570 ca mắc COVID-19 mới, trong đó TP HCM ghi nhận số ca mắc cao nhất là 1.817 ca. Tổng số ca ghi nhận trong ngày là 5.357 ca.

Tính từ 6h đến 19h30 ngày 21/7 có 2.570 ca mắc mới, gồm 2 ca nhập cảnh và 2.568 ca ghi nhận trong nước: 2.568 ca ghi nhận tại TP HCM (1.817), Bình Dương (307), Đồng Tháp (109), Đồng Nai (85), Long An (52), Hà Nội (38), Tây Ninh (30), Ninh Thuận (22), Phú Yên (21), Vĩnh Phúc (18), Cần Thơ (16);

Trà Vinh (10), Bình Thuận (7), Bình Định (6), Sóc Trăng (6), Bắc Ninh (4), Đắc Lắc (4), Lâm Đồng (3), Quảng Ngãi (3), Nghệ An (3), Hưng Yên (3), Lạng Sơn (2), Phú Thọ (1), Thanh Hóa (1). Trong đó có 688 ca trong cộng đồng.

Như vậy, trong ngày 21/7 có 5.357 ca mắc mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 5.343 ca ghi nhận trong nước.

Cụ thể, tại TP HCM (3556), Bình Dương (964), Đồng Nai (170), Đồng Tháp (109), Tiền Giang (65), Long An (60), Hà Nội (42), Vĩnh Long (39), Khánh Hoà (38), Bến Tre (35), Cần Thơ (32), Tây Ninh (30), Phú Yên (26), Ninh Thuận (22),

Bà Rịa - Vũng Tàu (18), Vĩnh Phúc (18), Đắk Lắk (17), Bình Phước (12), Kiên Giang (12), Trà Vinh (10), Hậu Giang (9), Bình Định (8 ), Bình Thuận (7), Hà Giang (6), Quảng Ngãi (6), Sóc Trăng (6), Nghệ An (5), Lâm Đồng (5), Đắk Nông (4), Bắc Ninh (4), Hưng Yên (3), Lạng Sơn (2), Gia Lai (1), Phú Thọ (1), Thanh Hóa (1) trong đó có 1.081 ca trong cộng đồng.

Tính đến chiều ngày 21/7, Việt Nam có tổng cộng 68.177 ca mắc, trong đó có 2.099 ca nhập cảnh và 66.078 ca mắc trong nước.

Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 64.508 ca, trong đó có 9.197 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 10/60 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.

Về tình hình điều trị, có 528 bệnh nhân được công bố khỏi bênh trong ngày 21/7. Tổng số ca được điều trị khỏi là 11.971 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: là 123 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 18 ca.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

Bộ Y tế đã liên tiếp có 2 văn bản gửi các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng oxy y tế và các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Y tế các ngành; Các Bệnh viện trực thuộc trường Đại học để đảm bảo oxy phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 không để xảy ra tình trạng khan hiếm.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, làm rõ thông tin “tiêm vaccine không cần đăng ký”, chiều 21/7, lãnh đạo Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các cơ sở tiêm chủng vaccine trong cả nước rà soát danh sách đối tượng tiêm theo đúng Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 3355/QĐ-BYT của Bộ Y tế; thực hiện tiêm bảo đảm “tiêm đến đâu an toàn đến đó”. Chiều cùng ngày, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước chấn chỉnh công tác tiêm chủng.

Liên quan đến sự việc tiêm chủng của Bệnh viện Hữu nghị, Bộ Y tế đã chỉ đạo làm rõ sự việc, Bệnh viện cũng đã điều chuyển công tác của nhân viên y tế và đã xử lý kỷ luật

Trước đó, ngày 20/7, Bộ Y tế cũng đã gửi văn bản hoả tốc đến UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức tiêm chủng trong tình hình dịch bệnh COVID-19. Văn bản của Bộ Y tế cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã ưu tiên cấp vaccine cho các địa phương có diễn biến dịch bệnh phức tạp, tổ chức tiêm chủng phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục đẩy nhanh, tăng tốc độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Các tỉnh, thành phố có dịch diễn biến phức tạp, ưu tiên tiêm vaccine cho các đối tượng tại Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ và Quyết định 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế; Chủ tịch UBDN tỉnh, thành phố quyết định các đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tế. Các địa phương lập kế hoạch buổi tiêm chủng phù hợp, thông báo cho các đối tượng đến tiêm chủng theo các khung giờ khác nhau để tránh tập trung đông người, phân luồng và hướng dẫn cho các đối tượng tiêm chủng; tổ chức khám sàng lọc trước tiêm để tránh tập trung đông người.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố căn cứ mức độ nguy cơ dịch bệnh COVID-19 của tỉnh, thành phố để triển khai các hoạt động tiêm chủng các vaccine khác tại địa phương đảm bảo phù hợp với công tác phòng chống dịch bệnh theo các hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, đề nghị các địa phương sử dụng nền tảng Sổ sức khỏe điện tử theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông để quản lý và theo dõi tiêm chủng. Đẩy mạnh công tác truyền thông về lợi ích và sự cần thiết của tiêm chủng trong giai đoạn hiện nay để người dân tham gia tiêm chủng đẩy đủ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.