Ngành điện bán... chất gây ung thư

Chuyện tưởng như đùa này vừa được Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C36B) khẳng định là hoàn toàn có thật khi điều tra dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc xử lý chất thải nguy hại của các đơn vị trong ngành điện lực Việt Nam.

Chuyện tưởng như đùa này vừa được Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C36B) khẳng định là hoàn toàn có thật khi điều tra dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc xử lý chất thải nguy hại của các đơn vị trong ngành điện lực Việt Nam. Theo quy định của Bộ Tài nguyên - môi trường, các loại chất thải từ ngành điện lực như dầu máy biến thế thải (gồm dầu truyền nhiệt và dầu cách điện), nhớt thải, hỗn hợp dầu thải và máy biến thế thải được xác định là chất thải nguy hại (CTNH). Trong đó, dầu cách điện thải có chứa polychlorinated biphenyls (PCBs) là chất gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí và làm suy thoái môi trường, biến đổi đa dạng sinh học, PCBs còn là độc chất có khả năng tác động gây ung thư cho người. Vì vậy từ năm 2003, Tập đoàn Điện lực VN đã có văn bản chỉ đạo các công ty điện lực trực thuộc không được bán thanh lý các thiết bị có chứa dầu thải hoặc đổ thải cách điện vào môi trường mà không qua xử lý.
Các loại chất thải từ ngành điện lực  như dầu máy biến thế thải (gồm dầu  truyền nhiệt và dầu cách điện), nhớt  thải, hỗn hợp dầu thải và máy biến  thế thải được xác định là chất thải  nguy hại (Ảnh minh họa)
Các loại chất thải từ ngành điện lực như dầu máy biến thế thải (gồm dầu truyền nhiệt và dầu cách điện), nhớt thải, hỗn hợp dầu thải và máy biến thế thải được xác định là chất thải nguy hại (Ảnh minh họa)
Bất chấp lệnh cấm Theo điều tra của C36B, sau khi có lệnh cấm trên, hàng loạt đơn vị thuộc ngành điện lực vẫn tiếp tục vi phạm, tổ chức thanh lý, bán đấu giá tài sản đối với những vật tư đã qua sử dụng được xác định là CTNH, trong đó có một lượng rất lớn dầu truyền nhiệt, dầu cách điện thải. Cụ thể, có đến 23 đơn vị vi phạm gồm: Ban quản lý dự án các công trình điện miền Nam, Trung tâm thí nghiệm điện - Công ty Điện lực 2, Công ty TNHH một thành viên Điện lực Phú Mỹ, Công ty Truyền tải điện 4, Công ty Thủy điện Trị An, Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đồng Nai, Công ty Điện lực Tây Ninh, Công ty Điện lực An Giang, Trung tâm thí nghiệm điện - Công ty Điện lực TP.HCM và điện lực các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, TP Cần Thơ, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu.
Đến thời điểm này chưa thể thống kê hết thực tế đã có bao nhiêu tấn dầu biến thế chứa chất PCBs đã được mua bán trái phép vì trước khi đem đấu giá, nhiều đơn vị điện lực không hề phân tích tỉ lệ CTNH và hàm lượng độc chất PCBs cũng như chưa thể biết tường tận những CTNH này đã được xử lý như thế nào, đi đâu, về đâu.
Một trong những điển hình của tình trạng “xé rào” này là Ban quản lý dự án các công trình điện miền Nam, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, có văn phòng tại TP.HCM, do ông Nguyễn Tiến Hải làm trưởng ban. Ngày 18-12-2007, thông qua Công ty cổ phần đấu giá Bắc Trung Nam, Ban quản lý dự án các công trình điện miền Nam đã bán đấu giá lô hàng gồm nhiều vật tư, thiết bị các loại, trong đó có 12.957 lít dầu biến thế, 39 thùng và 3.553 lít dầu máy biến áp, máy biến thế di động, ăcquy chì... Công ty TNHH SX-TM-DV L&V (trụ sở tại quận 6) là đơn vị trúng thầu với giá hơn 7,7 tỉ đồng. Điều đáng lưu ý, Công ty L&V không được cấp phép và không có chức năng mua bán, thu gom và vận chuyển CTNH. Sau khi mua và thuê xe tải thông thường vận chuyển lô hàng về kho tại quận Bình Tân, Công ty L&V tận dụng một số bóng đèn huỳnh quang để sử dụng lại; đồng thời chỉ đạo nhân viên, công nhân lao động phổ thông tháo gỡ các máy biến thế, tủ điện, ăcquy... để phân loại và bán lại cho các đơn vị khác. Trong đó có 36.200 lít dầu máy biến thế được Công ty L&V bán cho Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu JTEK (có trụ sở tại Hà Nội). Tương tự, ngày 5-5-2007, thông qua Công ty cổ phần Bán đấu giá Hà Nội (quận 1, TP.HCM), Trung tâm thí nghiệm điện - Công ty Điện lực TP.HCM đã bán lô hàng gồm 213.000 lít dầu máy biến thế và 1.065 vỏ thùng phuy chứa dầu cho Công ty TNHH Vân Tuyền (quận 6, TP.HCM - không có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH) với giá trúng thầu hơn 4,6 tỉ đồng. Ngày 25-12-2008, một lô hàng khác, trong đó có 119.973 lít dầu máy biến thế cũng được trung tâm bán cho Công ty TNHH DV-TM Môi trường xanh (huyện Bình Chánh, TP.HCM) với giá 2,95 tỉ đồng, thông qua Công ty cổ phần bán đấu giá Lam Sơn.Lỗ hổng trách nhiệm Đại tá Phan Hữu Vinh - phó cục trưởng C36B - cho biết đây là lần đầu tiên lực lượng cảnh sát môi trường bóc gỡ những vi phạm của các đơn vị thuộc ngành điện lực trải khắp các tỉnh, TP khu vực phía Nam về công tác bảo vệ môi trường, cụ thể là quản lý và xử lý CTNH. Theo ông Vinh, hành vi mua bán, thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH của các đơn vị thuộc ngành điện lực tuy chưa thể truy cứu trách nhiệm hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng đã vi phạm nghiêm trọng Luật bảo vệ môi trường, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lâu dài đến sự sinh trưởng của các loài động - thực vật và nhất là sức khỏe con người. Đại tá Phan Hữu Vinh cho biết thêm: “Quá trình điều tra đã phát hiện một lỗ hổng lớn về trách nhiệm của các cấp, các ngành có liên quan mà trong đó trực tiếp là công tác quản lý của Tập đoàn Điện lực, của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, của ngành tư pháp khi để tình trạng CTNH được đem đấu giá công khai như một kiểu hợp thức hóa”. Chính vì lỗ hổng này mà nhiều vụ bán đấu giá dầu máy biến thế đã được các đơn vị điện lực thực hiện từ cách nay 2-3 năm mới được phát hiện nên đã quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, nay chỉ có thể... nhắc nhở, rút kinh nghiệm!
Theo Nguyễn Triều
Tuổi Trẻ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.