Ngầm hóa lưới điện trên địa bàn TPHCM: Cần sự phối hợp từ nhiều phía

Ông Trần Văn Toàn - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Sài Gòn
Ông Trần Văn Toàn - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Sài Gòn
(PLO) -Thực hiện chủ trương ngầm hóa lưới điện trên địa bàn Thành phố, từ nhiều năm qua, Tổng Công ty Điện lực TPHCM đã thực hiện thí điểm ngầm hoá lưới điện trên các tuyến đường Lê Lợi, Lê Duẩn, Nguyễn Huệ, Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi, Lê Thánh Tôn... và một số khu vực trung tâm Thành phố, đặc biệt là khu vực nội thành. 
Trong đó, Điện lực Sài Gòn đã và đang từng bước ngầm hóa địa bàn 2 Quận, gồm Quận 1 và Quận 3 - nơi được xem là mặt tiền của Thành phố. Pháp Luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Văn Toàn – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Sài Gòn về vấn đề này.
Thưa ông, ông có thể cho biết kết quả ngầm hóa lưới điện và cáp viễn thông trên địa bàn Quận 1, Quận 3 đạt được trong năm 2014 như thế nào?
Ông Trần Văn Toàn: Tính đến nay, tỉ lệ ngầm hóa lưới điện trung thế tại khu vực Quận 1, Quận 3 đạt 82%, lưới điện hạ thế đạt khoảng 20%. Các công trình ngầm hóa nêu trên sử dụng giải pháp ngầm hóa hạ tầng kỹ thuật theo hướng hiện đại, quản lý tập trung hệ thống công trình hạ tầng ngầm kỹ thuật đô thị (gồm điện và viễn thông thông tin), phối hợp đồng bộ với công tác chỉnh trang, cải tạo vỉa hè.. Việc này không chỉ đem lại vẻ mỹ quan đô thị, góp phần nâng cao năng lực cung ứng điện, an toàn trong vận hành, sử dụng hiệu quả vỉa hè mà còn góp phần cải thiện môi trường sống cho người dân trong khu vực.
Tuyến đường Lý Tự Trọng Quận I đã được ngầm hóa tạo mỹ quan đô thị
Tuyến đường Lý Tự Trọng Quận I đã được ngầm hóa tạo mỹ quan đô thị  
Tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn còn tình trạng “mạng nhện” ở một số nơi?
Ông Trần Văn Toàn: Đúng là như vậy, do chúng tôi chỉ mới ngầm hoá lưới điện, chưa kết hợp được việc ngầm hoá dây thông tin và chiếu sáng nên tình trạng “mạng nhện” dây thông tin chưa được cải thiện triệt để. Để khắc phục việc này, từ năm 2012, Tổng Công ty Điện lực TP.HCM đã ký kết Quy chế phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) để triển khai ngầm hóa lưới điện đồng bộ với ngầm hóa dây thông tin, không phải đào tái lập mặt đường nhiều lần gây phiền hà cho người dân (thống nhất chọn chung 01 nhà thầu thi công mương cáp). 
Ban đầu công tác phối hợp còn chưa chặt chẽ do cơ chế hoạt động khác nhau của 02 doanh nghiệp, nhưng từng bước đã được khắc phục để đẩy nhanh tiến độ phối hợp thực hiện. Tháng 6/2014, Tổng Công ty cũng đã ký quy chế phối hợp triển khai các dự án ngầm hóa mạng cáp viễn thông kết hợp với ngầm hóa lưới điện trên địa bàn TP.HCM với các nhà mạng viễn thông, làm cơ sở để các đơn vị Điện lực và Viễn thông đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình ngầm hóa, khi đó, tình trạng “mạng nhện” sẽ được giải quyết dứt điểm trong thời gian tới.
Được biết, việc ngầm hóa lưới điện giai đoạn 2011-2014 tuy đạt nhiều kết quả khả quan nhưng bị chậm tiến độ so kế hoạch. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ này?
Ông Trần Văn Toàn: Có thể nói việc chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân khách quan. Trong đó có việc hầu hết các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng viễn thông (như FPT,…) còn chưa quan tâm đúng mức để thực hiện đúng tiến độ. Các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng viễn thông chậm triển khai các thủ tục đồng bộ đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện các dự án ngầm hóa. 
Năng lực quản lý dự án và tài chính của một số đơn vị viễn thông thực hiện đầu tư mương cáp còn khá hạn chế, còn viện dẫn các lý do khác để chậm thực hiện ngầm hóa dây thông tin dẫn đến chậm thu hồi trụ điện, khi ngành điện thông báo cắt dây thông tin thu hồi trụ điện theo quy định thì các doanh nghiệp này báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông xin gia hạn, dẫn đến kéo dài thời gian thu hồi trụ.
Ngoài ra, khi ngầm hóa đòi hỏi phải tái bố trí và lắp đặt các thiết bị như tủ RMU, tủ phân phối hạ thế trên trụ điện xuống vỉa hè. Thời gian qua, việc thi công lắp đặt các thiết bị này chưa được sự đồng thuận của một số người dân, mặc dù, các vị trí này đã được các cơ quan quản lý hạ tầng chấp thuận và cấp phép thi công theo quy định; ngành điện cũng đã phối hợp với UBND các phường, Tổ dân phố, khu phố mời họp các hộ dân trên các tuyến đường ngầm hoá để ngành điện báo cáo kế hoạch tiến độ thi công, vị trí, khối lượng công trình để tạo được sự đồng thuận trong nhân dân trước khi khởi công công trình. Thời gian tới, Công ty Điện lực Sài Gòn sẽ thực hiện tham vấn cộng đồng các công trình ngầm hóa theo chỉ đạo của Tổng công ty Điện lực TP.HCM, khi đó, sẽ hạn chế được các vướng mắc trong quá trình thi công như vừa qua.
Ngoài những nguyên nhân nói trên Điện lực Sài Gòn còn gặp những khó khăn nào trong quá trình thực hiện dự án?
Ông Trần Văn Toàn: Các Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật đều xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành (yêu cầu đi riêng và có hành lang bảo vệ riêng), nên chiếm nhiều diện tích bố trí mặt bằng ngầm trên lề đường/lòng đường, dẫn đến không đủ vị trí để bố trí cho các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm khác, nên ngành điện cũng gặp nhiều khó khăn khi thỏa thuận tuyến.
Đồng thời, hành lang bố trí công trình ngầm hóa thường đi qua nhiều tuyến đường, bao gồm cả dưới lòng đường và trên vỉa hè nên việc thỏa thuận tuyến, vị trí lắp đặt thiết bị phải thông qua nhiu cơ quan quản lý khác nhau. Do đó, tiến độ thỏa thuận thường chậm, cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện công trình.

Để đẩy nhanh tiến độ ngầm hóa lưới điện đồng bộ với ngầm hóa dây thông tin theo kế hoạch của Thành phố giao, các chủ đầu tư viễn thông phải tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với các Công ty Điện lực nói chung, Công ty Điện lực Sài Gòn nói riêng đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục đấu thầu chung, đôn đốc nhà thầu xây lắp tập trung thi công theo kế hoạch, tiến độ đã được Ban Chỉ đạo ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa dây thông tin thông qua; Đồng thời, các cấp chính quyền, đoàn thể, các Chi bộ khu phố, Tổ dân phố tuyên truyền, tạo sự đồng thuận đến từng người dân biết chủ trương ngầm hoá lưới điện kết hợp ngầm hóa dây thông tin trên địa bàn thành phố của Thành uỷ, UBND Thành phố để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Điện lực Sài Gòn và các nhà mạng viễn thông tổ chức thi công lắp đặt thiết bị tại các vị trí đã được các cơ quan chức năng thoả thuận sau khi đã thực hiện tham vấn công đồng, nhằm sớm hoàn tất kế hoạch ngầm hoá lưới điện – viễn thông trên địa bàn, góp phần nâng cao an toàn, độ tin cậy trong vận hành lưới điện và mỹ quan đô thị.

Xin cảm ơn Ông!

Tin cùng chuyên mục

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tìm kiếm 2 người trên xe chở rác mất tích khi rơi xuống sông.

Tìm kiếm 2 nạn nhân rơi theo xe rác xuống sông

(PLVN) - Chiều 21/11, lực lượng chức năng huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành (Thừa Thiên Huế) rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.

Đọc thêm

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.

Thái Nguyên dồn lực cho dự án đường Vành đai V

Dự án đang được các đơn vị thi công gấp rút hoàn thiện theo tiến độ đề ra.
(PLVN) - Với quyết tâm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, thi công “3 ca 4 kíp” xuyên ngày, xuyên đêm, cùng tinh thần “vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão”, chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang dồn lực để đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai V (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang)