Ngắm các nhà máy, kho xưởng, tháp nước “ngủ quên” thành di sản công nghiệp

Dự án cải tạo Tháp nước Hàng Đậu (Ba Đình, Hà Nội) là một hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023. (Ảnh: BTC)
Dự án cải tạo Tháp nước Hàng Đậu (Ba Đình, Hà Nội) là một hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023. (Ảnh: BTC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 truyền đi thông điệp: “Thiết kế sáng tạo - đánh thức di sản công nghiệp”, giúp biến đổi các nhà máy, kho xưởng đang “say ngủ” thành tổ hợp sáng tạo mang tính thẩm mỹ và giá trị giáo dục cao.

“Chuyến tàu” hành trình “đánh thức” di sản

Từ ngày 17 - 26/11/2023, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 dự kiến sẽ có hơn 60 hoạt động văn hóa với 4 công trình giới thiệu kiến trúc, hơn 20 trưng bày và triển lãm, hơn 20 hội thảo, tọa đàm trong đó có 5 hội thảo quốc tế, 9 hoạt động giới thiệu nghệ thuật, chuỗi sự kiện cộng đồng, hội chợ sáng tạo được tổ chức tại tuyến địa điểm chính của Lễ hội là Nhà máy xe lửa Gia Lâm, tháp nước Hàng Đậu và vườn hoa Vạn Xuân; Ga Long Biên và Ga Gia Lâm…

Ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội cho biết, Lễ hội năm 2023 với chủ đề “Dòng chảy” tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, cộng đồng và sáng tạo; nhằm hướng tới dòng chảy huyết mạch kết nối giá trị lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội của Thủ đô, tuyến trải nghiệm của Lễ hội nhấn mạnh vào sự kết nối hai bên bờ sông qua cầu Long Biên lịch sử, đồng thời làm nổi bật các giá trị văn hoá lịch sử tại các quận, huyện trên địa bàn Thành phố. Bên cạnh đó, chính sách di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô đã và đang để lại những di sản công nghiệp giàu tiềm năng chờ được đánh thức. Đây là cơ hội để tạo ra những trải nghiệm biến di sản công nghiệp thành tổ hợp văn hoá sáng tạo, tạo ra dịch vụ, sản phẩm mới và thu hút đầu tư, thực hiện chiến lược phát triển Công nghiệp văn hoá Thủ đô, hướng đến phát triển bền vững. Với tầm nhìn chuyển đổi này, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm là điểm nhấn của Lễ hội năm nay - có tiềm năng trở thành tổ hợp văn hoá sáng tạo mới vô cùng hấp dẫn giới trẻ của thành phố Hà Nội.

Nội dung các sự kiện xoay quanh chủ đề “Dòng chảy” nhằm kết nối sự sáng tạo và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, hướng tới sự phát triển của ngành Công nghiệp văn hóa sáng tạo của Thủ đô. Lễ hội có sự tham gia của hơn 200 các đơn vị, nhà sáng tạo và nghệ sĩ thuộc các đối tượng khác nhau trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo, đặc biệt là nhiều nghệ sĩ trẻ đã đang tích cực tham gia ý tưởng và đồng hành cùng chương trình.

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023, trong đó các pavilion và triển lãm kiến trúc vừa đóng vai trò là công trình điểm nhấn mang tính biểu tượng cho Lễ hội, vừa truyền đi thông điệp: Thiết kế sáng tạo - Đánh thức di sản công nghiệp, giúp biến đổi các nhà máy, kho xưởng đang “say ngủ” thành tổ hợp sáng tạo mang tính thẩm mỹ và giá trị giáo dục cao.

Không gian sắp đặt Nước và Di sản Tháp nước Hàng Đậu được thực hiện bởi nhóm thiết kế gồm kiến trúc sư Cao Thế Anh (bên trái hình), họa sĩ Nguyễn Đức Phương (bên phải) và cộng sự. (Ảnh: VTV)

Không gian sắp đặt Nước và Di sản Tháp nước Hàng Đậu được thực hiện bởi nhóm thiết kế gồm kiến trúc sư Cao Thế Anh (bên trái hình), họa sĩ Nguyễn Đức Phương (bên phải) và cộng sự. (Ảnh: VTV)

“Kiến trúc, nhà máy và vẽ (lại) giấc mơ hiện đại” do kiến trúc sư Mai Hưng Trung, sáng lập của tổ chức Hanoi Ad hoc thiết kế, gồm 05 khu vực do Hà Nội Ad Hoc, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội và Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đồng thực hiện. Triển lãm đan xen giữa khai phá tài liệu lịch sử về những di sản công nghiệp hoạt động trên mảnh đất Hà Nội và khai phá tinh thần kiến tạo giá trị văn hóa mới mẻ.

Pavilion kiến trúc ngoài trời “Bến chờ” do kiến trúc sư Lê Quang Thạch - Công ty kiến trúc nội thất AVALO thiết kế, được đặt tại khu vực sân Cầu lăn chìm của nhà máy. “Bến Chờ” có chức năng làm công trình biểu trưng cho Lễ hội và là sân khấu chính của các sự kiện. Thiết kế pavilion kiến trúc “Bến chờ” được lấy cảm hứng từ ký ức của Nhà Ga đường sắt, nơi trung chuyển, nơi của chia xa, nơi của gặp lại, là nơi mang đến ký ức, những cuộc gặp gỡ, đoàn tụ…

Pavilion kiến trúc & nghệ thuật tại “Phân xưởng nóng” do kiến trúc sư Nguyễn Hồng Quang - Toob studio thực hiện sẽ trưng bày những ghi chép về những hiện vật tồn tại trong phân xưởng, cũng như cung cấp chuỗi tư liệu hình ảnh của các cơ sở công nghiệp khác ở Việt Nam. Lấy cảm hứng từ tác phẩm “Tính tương đối” của nghệ sĩ thị giác M. C. Escher, nhóm tác giả mong muốn đem lại cảm giác vô tận khi khám phá không gian bằng cách di chuyển trên những cốt sàn có cao độ khác nhau.

Tại khu vực Tháp nước Hàng Đậu, trưng bày “Sắp đặt nước và Di sản Tháp nước Hàng Đậu” là một trải nghiệm không gian nghệ thuật sắp đặt ánh sáng từ vật liệu tái chế và hệ thống sắp đặt âm thanh của nước rất độc đáo, tái hiện lại âm thanh của nước trong tự nhiên. Dự án do kiến trúc sư Cao Thế Anh, hoạ sĩ Nguyễn Đức Phương thực hiện.

Các hoạt động nghệ thuật, hoạt động trình diễn của cộng đồng với chủ đề “Dòng chảy” tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm sẽ là sự kết hợp sự sáng tạo trên nền tảng truyền thống và đương đại, hay “âm cảnh ga Hà Nội” là một sự sắp đặt âm thanh đặc sắc. Hoạt động Hội chợ thủ công nghệ thuật là nơi quy tụ nhiều người trẻ đang theo đuổi các ngành nghề sáng tạo với những bản sắc riêng biệt của từng cá nhân, bên cạnh đó còn các nhóm sáng tạo, các không gian sáng tạo, nghệ nhân của các làng nghề truyền thống tham gia hứa hẹn mang tới sân chơi cởi mở, kích thích sự sáng tạo cho đội ngũ thiết kế trẻ. Nhiều tọa đàm, hội thảo trong lĩnh vực thiết kế sẽ diễn ra trong sự kiện: Diễn đàn Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội, Hội thảo quốc tế “Thành phố sáng tạo Hà Nội - xây dựng thương hiệu và phát triển nguồn lực”, Hội thảo “Công viên văn hoá đa chức năng tại khu vực bãi nổi và bãi ven sông Hồng” và nhiều hội thảo, toạ đàm quy tụ các chuyên gia lĩnh vực sáng tạo và cộng động sáng tạo tham gia, là nơi cộng đồng sáng tạo, giao lưu, kết nối, trao đổi thông tin và cùng nhau sáng tạo…

Chuyến tàu hành trình đánh thức di sản. (Ảnh: TA)

Chuyến tàu hành trình đánh thức di sản. (Ảnh: TA)

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 là nơi các nghệ sĩ, các nhà sáng tạo giới thiệu nhiều tác phẩm mới độc đáo và ấn tượng, như: Triển lãm “Thủy phủ” của nghệ sỹ Trịnh Minh Tiến; Triển lãm sắp đặt hội họa “Tiếng gọi” của họa sỹ Thu Trần và nhà thiết kế Nguyễn Hồng Hạnh; Triển lãm nghệ thuật đương đại “MAP 2023 - Chuyển động Ngoại biên” - Heritage Space và nhiều trưng bày sắp đặt sáng tạo trong các lĩnh vực khác… Các hoạt động vui chơi, văn hóa ẩm thực trải nghiệm thực tế ảo và các trò chơi, là sân chơi kích thích sáng tạo trẻ em, hoạt động giới thiệu ẩm thực phong phú và đa dạng với món ăn truyền thống và phù hợp với mọi lứa tuổi.

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức tuyến tàu hỏa từ nhà ga Long Biên qua cầu Long Biên và kết thúc tại nhà ga Gia Lâm, từ đó khách tham quan đi bộ đến Nhà máy xe lửa Gia Lâm để thưởng thức Lễ hội. Tổng Công ty Đường sắt sẽ tăng cường các toa tàu nghệ thuật “đặc biệt” với sự tham gia của các nghệ sỹ trên các toa tàu, sẽ tạo nên ấn tượng cho những người trải nghiệm.

Dòng chảy huyết mạch kết nối các giá trị của Thủ đô

Ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao Hà Nội cho biết, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 là hoạt động thường niên của thành phố Hà Nội nhằm triển khai Kế hoạch thực hiện các sáng kiến gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hoá, khẳng định vị thế tiên phong của Hà Nội ở tầm quốc gia, hội nhập với xu thế kinh tế sáng tạo quốc tế.

Với việc mở rộng tổ chức Lễ hội Thiết kế Sáng tạo năm nay, ông Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam hy vọng khách thập phương đến với Hà Nội sẽ không hết chỗ chơi trong 1 ngày, mà đi nhiều quận, huyện với nhiều thời gian hơn. Đây là một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch trong sự liên kết với phát triển văn hóa.

Lễ hội cũng là cơ hội để các sáng kiến đề cao tiềm năng quan hệ đối tác công tư, trong đó có UNESCO và UN Habitat (chương trình định cư con người của Liên hiệp quốc). Đây cũng là hai đơn vị tham gia đồng tổ chức lễ hội năm nay.

Trên sân ga Gia Lâm, khoảng thập niên 1990. (Ảnh tư liệu)

Trên sân ga Gia Lâm, khoảng thập niên 1990. (Ảnh tư liệu)

Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội Christan Manhart từng chia sẻ với truyền thống: “Hà Nội, với di sản văn hóa nổi bật và số lượng lớn những người sáng tạo, đang sở hữu những tiềm năng to lớn để sáng tạo làm chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuần lễ đặc biệt trong tháng 11 này, với các cuộc triển lãm, hội thảo, talk show và biểu diễn nghệ thuật trên toàn thành phố, là cơ hội tuyệt vời để chúng ta đến với nhau và tôn vinh thành quả của sự sáng tạo. Các nhân tài Việt Nam đang cho chúng ta thấy một lần nữa tinh thần đổi mới của họ, đóng góp cho việc dựng xây thành phố, vì lợi ích của mỗi công dân nơi đây như thế nào”.

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội khẳng định sức sống và nguồn lực sáng tạo của Hà Nội; kết nối các nhà thiết kế sáng tạo trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, công nghệ… cho phát huy các nguồn lực văn hóa, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của cộng đồng sáng tạo, qua đó cùng gửi gắm tình yêu, niềm tự hào về Hà Nội hôm nay và khát khao cho Hà Nội ngày mai.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?
(PLVN) - Nhiều người cho rằng muốn có chất lượng sống cao thì nên sinh sống ở những thành phố lớn, những đô thị phát triển với y tế, cơ sở vật chất phát triển. Nhưng với luồng quan điểm khác, cuộc sống nông thôn mới là “sống có chất lượng” với thực phẩm, không khí sạch, thiên nhiên tươi đẹp...

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ
(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Đi tìm nghệ nhân trên phố nhỏ Hà Nội

Góc nhỏ trong căn phòng cũng trở thành nơi cất giữ những “cái mặt chơi được”. (Ảnh trong bài: Tâm Anh)
(PLVN) - Giữa nhịp điệu hối hả, xô bồ của đời sống thường nhật, còn đó trong lòng Hà Nội dư vị lắng sâu văn hiến ngàn năm. Trong ngóc ngách nào đó của Thủ đô, ta vẫn bắt gặp những người Hà thành đang miệt mài gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc.

Yêu đất nước hơn qua những chuyến đi

Du khách tham quan di tích chiến trường Đồi A1. (Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN)
(PLVN) - Những du khách, đặc biệt là giới trẻ đang có xu hướng tới thăm chiến trường xưa để nhớ lại một thời chiến đấu hào hùng, tưởng nhớ những người đã hy sinh vì độc lập dân tộc; học hỏi, giáo dục truyền thống. Do vậy, hiện có nhiều tour du lịch giúp du khách càng đi càng thêm yêu Tổ quốc, dân tộc, nhất là vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5.

Tự hào những lễ chào cờ đầy cảm xúc

Hàng vạn công nhân tại tỉnh Nghệ An thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần trong “Tháng Công nhân” năm 2024. (Ảnh: baonghean.vn)
(PLVN) - Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hiện nay duy trì đều đặn lễ chào cờ đầu tuần, đầu tháng và sinh hoạt tập thể dưới cờ. Đây là một nghi lễ, một nét đẹp văn hóa cần được nhân rộng trong xã hội.

Hùng tráng những khúc ca khải hoàn

Chương trình Đất nước trọn niềm vui tại Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Hồng Nhung)
(PLVN) - Các tuyệt phẩm khải hoàn, bản tráng ca rộn ràng niềm vui mở hội mà người dân Việt Nam rất đỗi yêu thích được vang lên khắp các tỉnh, thành vào những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng oanh liệt, vĩ đại của dân tộc. Các chiến công thần kỳ của quân và dân ta khiến các nhạc sĩ tràn đầy niềm xúc cảm sáng tác những tuyệt phẩm bất hủ.

Ngàn dặm Tổ quốc thân yêu

Những chuyến đến các vùng miền, khiến người trẻ càng thêm yêu Tổ quốc Việt Nam xinh đẹp. (Nguồn: Thúy Hiền Nguyễn)
(PLVN) - Có những người trẻ yêu quê hương, đất nước từ câu chuyện kể, các bài học lịch sử. Nhưng lại có người trẻ yêu Tổ quốc bằng những chuyến đi đến mọi miền Nam – Bắc. Đó là một thứ tình cảm nảy nở từ vẻ đẹp rừng núi hùng vĩ, bền bỉ và thủy chung tựa như dòng sông hiền hòa.

Hương mùa hè

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)
(PLVN) - Cuối xuân mà Hà Nội cứ như đã vào hè, trời nóng hầm hập, bức bối muốn xé toạc lớp da của mỗi người.

'Lần về sau anh sẽ về hỏi cưới em'

Ký ức chiến trường xưa. (Tranh minh họa: Báo Lâm Đồng)
(PLVN) - Tháng tư đến mang hương vị của những lời nói dối phảng phất đâu đây. Cái khí trời thêm se lạnh khiến lòng người như đang chợt hỏi, xuân vừa ghé qua sao lại mang cái oi ả sớm tới rồi. Người ta thường bảo tháng tư là tháng của những lời nói dối, nhưng có bao giờ có ai tự nghĩ rằng trong vô số những lời nói ấy, thực sự thì cũng có những lời nói dối thiện - lương?

Còn đó nghề xưa trên phố cổ Hà thành

Trưng bày giới thiệu cây thuốc, sản phẩm thuốc Đông y. (Ảnh trong bài: BTC).
(PLVN) - Kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng Miền Nam, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và nhân sự kiện UNESCO đã thông qua Nghị quyết hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các nghệ nhân, nhà nghiên cứu và các lương y, bác sĩ y học cổ truyền (YHCT) tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa gồm nhiều sự kiện Giữ nghề xưa trên phố…

Cha, con và những ước mơ được viết tiếp…

Thiếu tướng Hoàng Đan và vợ thời trẻ. (Ảnh: NVCC).
(PLVN) - “Cha tôi rất hiếm khi để lộ cảm xúc của mình. Vậy mà ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, trước mộ một người lính của mình, tôi thấy vai ông run lên. Giọt nước mắt của ông đã khiến cậu bé con là tôi dần hiểu ý nghĩa của độc lập, tự do của chiến thắng, hòa bình, hiểu thế nào là mất mát, đau thương”...

Tự hào hai tiếng Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ, một trong những chiến thắng lừng danh trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. (Nguồn: Tư liệu).
(PLVN) - Từ một đất nước bị xâm lăng, đô hộ, bị vơ vét tài nguyên, đến nay là quốc gia độc lập, tự chủ, phát triển mạnh mẽ về khoa học - kĩ thuật, kinh tế - xã hội, trở thành điểm đến lý tưởng của du khách quốc tế. Tất cả những điều này đều đáng để chúng ta, mỗi một người dân Việt Nam thấy hãnh diện, tự hào.

Nhộn nhịp khách du lịch xuất cảnh qua biên giới

Nhộn nhịp khách du lịch xuất cảnh qua biên giới
(PLVN) - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày liên tục cũng là thời gian thuận lợi cho người người, nhà nhà đi du lịch. Tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, mở đầu cho kỳ nghỉ lễ, từ hôm qua đã nhộn nhịp hoạt động xuất - nhập cảnh qua lại biên giới Việt - Trung.

Tối mai, Carnaval Hạ Long 2024 sẽ "bừng sáng cùng kỳ quan”

Carnaval Hạ Long sử dụng công nghệ máy bay không người lái xếp hình Drone light kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại để khắc họa những biểu tượng đặc trưng của Hạ Long – Quảng Ninh.
(PLVN) -  Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết: Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan” sẽ chính thức diễn ra vào lúc 20h tối mai 28/4, tại bãi tắm Công viên Đại Dương, đường Võ Nguyễn Giáp, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.