Nga trang bị ồ ạt tên lửa hành trình Kalibr/Club cho hải quân

Tàu tên lửa nhỏ Zelyonyi Dol đến Novorossyisk
Tàu tên lửa nhỏ Zelyonyi Dol đến Novorossyisk
(PLO) - Hải quân Nga đang ồ ạt trang bị tên lửa chống hạm/tấn công mặt đất Kalibr cho tàu chiến của mình.
Các tàu tên lửa nhỏ Zelyonyi Dol và Serpukhov đã đến căn cứ hải quân Novorossyisk. Chúng được đóng lại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorsky theo thiết kế Projekt 21631 Buyan-M do Viện thiết kế PKB ở Zelenodolsk thiết kế.
Dự định sau khi chạy thử và thử nghiệm cấp nhà nước, các tàu này sẽ được đưa vào biên chế Hạm đội Biển Đen trước cuối năm 2015.
Đây là tàu thứ 4 và thứ 5 của loạt tàu này. Ba chiếc đầu đang hoạt động tốt trên biển Caspoe, còn 4 tàu khác đang được đóng.
Ngày 10/8/2015,  tàu ngầm điện-diesel cỡ lớn B-261 Novorossyisk, tàu đầu tiên của lớp Projekt  06363 Paltus do Viện TsKB MT Rubin thiết kế và đóng bởi hãng đóng tàu Admiralty và chuyển giao cho Hải quân Nga vào năm 2014 đã rời cảng Yekarerine ở Polyarnyi. Tàu này cũng lên đường đi Novorossyisk, là nơi trú đóng thường xuyên. Tàu này sẽ tới nơi vào ngày 25/9/2015.
Tàu tên lửa nhỏ Grad Sviyazhsk phóng tên lửa Kalibr
Tàu tên lửa nhỏ Grad Sviyazhsk phóng tên lửa Kalibr
Tàu tên lửa nhỏ Zelyonyi Dol và Serpukhov có điểm chung với tàu ngầm điện-diesel Novorossyisk không chỉ ở chỗ chúng là những tàu mới đầu tiên được bổ sung cho Hạm đội Biển Đen, mà là sự hiện diện trên tàu của các hệ thống tên lửa Kalibr (nổi tiếng với tên xuất khẩu là Club) dùng để tấn công các mục tiêu mặt nước và mặt đất.
Các tên lửa này do Viện OKB Novator ở Yekaterinburg nằm trong Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei phát triển.
Tàu ngầm Novorossyisk được đặc phái lên miền Bắc để thủy thủ đoàn của nó có thể thực hiện khóa huấn luyện chiến đấu, kể cả lặn xuống độ sâu tối đa, cũng như bắn tên lửa Kalibr.
Ngày 3/8/2015, tàu ngầm này đã hoàn thành tốt chương trình thử nghiệm hệ thống tên lửa, tiến hành phóng 1 tên lửa từ vùng biển của trường thử trên biển Barents vào một mục tiêu ở trường thử Chizha, tỉnh Arkhangelsk.
Sắp tới, các tàu ngầm Rostov na Donu (Rostov trên sông Đông) và Staryi Oskol của Hạm đội Biển Đen đã được bàn giao cũng sẽ thực hiện bài tập này.
Tàu ngầm nguyên tử Severodvinsk mang tên lửa hành trình Kalibr-PL
Tàu ngầm nguyên tử Severodvinsk mang tên lửa hành trình Kalibr-PL
Tiếp sau đó là các tàu ngầm điện-diesel Krasnodar hiện đang chạy thử nhà máy ở biển Baltic và các tàu ngầm đang đóng Velikyi Novgorod và Kolpino ở Nhà máy đóng tàu Admiralty.
Mỗi tàu ngầm lớp Projekt 06363 có lượng giãn nước khi lặn 3.950 tấn, được trang bị 14 ngư lôi và 4 tên lửa hành trình của hệ thống Kalibr-PL. Các tên lửa này có thể tiêu diệt mục tiêu trên biển ở tầm đến 300 km và mục tiêu bờ ở cự ly 300km - 2.500 km tùy thuộc biến thể tên lửa.
Kalibr là một họ tên lửa với nhiều biến thể dành cho quân đội Nga và khách hàng nước ngoài. Cũng có các biến thể dành cho Lục quân và Không quân Nga, nhưng các tên lửa này được trang bị phổ biến nhất trong Hải quân Nga. Chúng đang được sản xuất để trang bị cho tàu ngầm (Kalibr-PL) và tàu nổi (Kalibr-NK).
Các tên lửa họ Kalibr có một nguồn gốc chung là tên lửa hành trình chiến lược KS-122 mang 1 đầu đạn hạt nhân 100 kt của hệ thống S-10 Granat cũng do Novator phát triển.
Năm 1984, hệ thống Granat được nhận vào trang bị của Hải quân Liên Xô để phóng ngầm từ ống phóng lôi 533 mm của tàu ngầm nguyên tử. Tên lửa được trang bị hệ dẫn quán tính và có thể tự động bay bám bề mặt địa hình, tức là bí mật bay ở độ cao nhỏ “luồn” tới các mục tiêu tấn công ở xa hơn 2.500 km.
Đó có thể là các cơ quan chỉ huy quân đội và lãnh đạo nhà nước, căn cứ quân sự, các cơ sở công nghiệp quan trọng và các mục tiêu tương tự khác.
Hệ thống Granat đã thể hiện khả năng linh hoạt của mình qua lần bắn vào ngày 2/12/1993 khi tàu ngầm nguyên tử đa năng K-391 Kit (nay gọi là Bratsk) lớp Projekt 971 Shchuka-B dưới quyền chỉ huy của Trung tá Sergei Igishev trực chiến ở Thái Bình Dương.
Tàu ngầm nguyên tử này đã phóng thành công từ dưới mặt nước 2 tên lửa hành trình KS-122 vào các mục tiêu khác nhau.
Tên lửa Kalibr-PL xuất phát từ tàu ngầm nguyên tử Severodvinsk.
 Tên lửa Kalibr-PL xuất phát từ tàu ngầm nguyên tử Severodvinsk.
Các tên lửa hành trình họ Kalibr được trang bị phần chiến đấu thông thường (xuyên-nổ phá, phá-mảnh hay chùm) có trọng lượng 220kg - 450 kg tùy vào biến thể. Chúng thuộc loại vũ khí chính xác cao.
Các tên lửa Kalibr chiến hạm nổi đối bờ và tàu ngầm đối bờ có thể dùng làm vũ khí răn đe chiến lược thông thường. Điều đó đặc biệt có tính thời sự trong hoàn cảnh tình hình quốc tế căng thẳng hiện nay do NATO mưu toan mở rộng hơn nữa sang phía Đông.
Ngoài ra, các tên lửa lớp này không nằm trong phạm vi cấm và hạn chế của Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Chính vì thế mà hải quân Nga đang trang bị ồ ạt tên lửa Kalibr cho các lực lượng của mình.
Được trang bị Kalibr-NK đầu tiên là tàu tên lửa cấp 2 Dagestan lớp Projekt 11661K do Viện thiết kế PKB Zelenodolsk thiết kế và Nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky đóng. Tàu gia nhập biên chế Hải quân Nga vào ngày 28/11/2012 sau khi hoàn thành tốt lần bắn Kalibr vào mục tiêu mặt đất.
Tiếp sau tàu này là 3 tàu tên lửa nhỏ lớp Projekt 21631 Buyan-M là Grad Sviyazhsk, Yglich và Veliky Ustyug.
Frigate Đô đốc Grigorovich, tàu đầu tiên của lớp Projekt 11356Р/М là phương tiện mang tên lửa Kalibr-NK.
Frigate Đô đốc Grigorovich, tàu đầu tiên của lớp Projekt 11356Р/М là phương tiện mang tên lửa Kalibr-NK.
Các tàu nhỏ này có lượng giãn nước toàn phần 949 tấn, mang mỗi tàu 8 tên lửa Kalibr-NK trong các bệ phóng thẳng đứng UKSK - các bệ phóng này cũng có thể bắn các tên lửa chống hạm siêu âm Oniks. Tháng 9/2013, tàu Grad Sviyazhsk tiếp sau tàu Dagestan đã bắn thành công Kalibr-NK vào mục tiêu mặt đất.
Lực lượng tàu ngầm Nga bắt đầu nghiên cứu khai thác Kalibr từ tàu nguyên tử đa năng tối tân K-560 Severodvinsk lớp Projekt 885 Yasen do Viện SPMBM Malakhit phát triển và hãng Sevmash đóng. Năm 2013-2014, tàu ngầm này đã thực hiện mấy lần bắn tên lửa Kalibr-PL ở trạng thái nổi và lặn. Tàu ngầm có thể mang đến 32 tên lửa này. Các tên lửa này sẽ được trang cho 6 tàu ngầm nguyên tử khác thuộc lớp này.
Hiện nay, tại các nhà máy Zveda và Zezdochka của Nga đang tiến hành hiện đại hóa sâu một số tàu ngầm thế hệ 3 theo các thiết kế Projekt 949АМ và 971М, trong đó có cả tàu ngầm Bratsk từng phóng ngoạn mục các tên lửa Granat vào 2 mục tiêu. Chúng sẽ được trang bị hệ thống Kalibr-PL.
Các tàu ngầm lớp Projekt 949АМ chẳng hạn sẽ mang mỗi tàu 72 tên lửa hành trình Kalibr-PL và Oniks.
Nhờ có các tên lửa hành trình mà các tàu ngầm nguyên tử và điện-diesel lúc này có thể chạy khắp các biển và đại dương săn đuổi các tàu mặt nước chuyên chở các hàng hóa chiến lược và tiêu diệt chúng ngay trong các cảng khi tấn công cả từ tầm cực gần và tầm xa. Nói chung thì chủng loại mục tiêu bờ là rất nhiều, và tấn công chúng có thể từ các hướng rất khác nhau, kể cả các hướng không được bảo vệ tốt bằng vũ khí phòng không/phòng thủ tên lửa, và cả các tàu chiến mặt nước mang các tên lửa đó.
Chẳng bao lâu nữa, các tàu ngầm, tàu tên lửa nhỏ và các tàu nổi khác của Nga sẽ có thể đặt tất cả các mục tiêu quan trọng ở châu Âu và Cận Đông vào tầm ngắm.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.