Nga và Mỹ đã thống nhất sẽ trao đổi những thông tin đầu tiên về lực lượng hạt nhân chiến lược của mỗi nước trong khuôn khổ Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược START-3.
Đây là tuyên bố của phó Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề kiểm tra và giám sát các Hiệp ước Rose Gottemoeller. Theo tuyên bố này, Mỹ và Nga sẽ bắt đầu tiến hành trao đổi những thông tin đầu tiên về lực lượng hạt nhân chiến lược của nhau vào ngày 22/3 tới.
Tổng thống hai nước Nga và Mỹ ngày 8/4/2010 tại Prague (Séc) đã chính thức ký kết Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới START-3. Hai bên dự kiến trong thời gian 7 năm sẽ tiến hành cắt giảm tối đa số đầu đạn hạt nhân của mỗi nước.
Nếu so với Hiệp ước Moscow năm 2002 về vấn đề này thì số đầu đạn hạt nhân sẽ bị cắt giảm tới 1/3 tương đương 1.550 đầu đạn, còn các phương tiện chiến lược mang đầu đạn hạt nhân thì sẽ bị cắt giảm đi một nửa.
Ngày 5/2/2011 Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã chính thức trao đổi công hàm phê chuẩn Hiệp ước START-3 của Nghị viện mỗi nước. Từ đây trở đi, Hiệp ước START-3 đã chính thức có hiệu lực.
“Hiện nay chúng tôi đang tập trung triển khai Hiệp ước START-3, còn theo văn kiện thì sau 45 ngày kể từ ngày Hiệp ước chính thức có hiệu lực, hai bên sẽ phải tiến hành trao đổi thông tin đầu tiên về lực lượng hạt nhân chiến lược của nhau. Phiên trao đổi thông tin về hạt nhân chiến lược đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 22/3. Chúng tôi đang chờ đợi ngày trọng đại này. Chúng tôi sẽ có bức tranh toàn diện về hiện trạng lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga” – tuyên bố của phó Ngoại trưởng Mỹ Gottemoeller trong buổi Hội thảo về vấn đề kiềm chế hạt nhân ngày 16/2.
Theo Hiệp ước START-3, Nga và Mỹ sẽ thường xuyên tiến hành trao đổi các thông tin về số lượng và vị trí triển khai lực lượng hạt nhân chiến lược của nhau, đồng thời hai bên cũng có thể tiến hành giám sát các mục tiêu hạt nhân chiến lược của nhau.
Theo lời ông Gottemoeller, hai bên sẽ tiến hành trao đổi thông tin về hạt nhân chiến lược của nhau 6 tháng/lần, trong đó thông tin về hiện trạng vũ khí trang bị của mỗi nước cũng sẽ mở rộng hơn so với trước kia.
“Các thông tin sẽ phải chi tiết và cụ thể hơn như về: từng loại tên lửa, thiết bị phóng trên bộ, trên biển, máy bay ném bom ghi số định dạng riêng, thông tin về hoạt động của các thiết bị này, tình trạng sẵn sàng chiến đấu và giai đoạn triển khai sẽ thường xuyên cập nhật trong cơ sở dữ liệu. Điều này sẽ cung cấp cho chúng ta một bức tranh đầy đủ hơn về hiện trạng và chu trình hoạt động của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga” – ông Gottemoeller nhấn mạnh.
Đây là tuyên bố của phó Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề kiểm tra và giám sát các Hiệp ước Rose Gottemoeller. Theo tuyên bố này, Mỹ và Nga sẽ bắt đầu tiến hành trao đổi những thông tin đầu tiên về lực lượng hạt nhân chiến lược của nhau vào ngày 22/3 tới.
Nếu so với Hiệp ước Moscow năm 2002 về vấn đề này thì số đầu đạn hạt nhân sẽ bị cắt giảm tới 1/3 tương đương 1.550 đầu đạn, còn các phương tiện chiến lược mang đầu đạn hạt nhân thì sẽ bị cắt giảm đi một nửa.
Ngày 5/2/2011 Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã chính thức trao đổi công hàm phê chuẩn Hiệp ước START-3 của Nghị viện mỗi nước. Từ đây trở đi, Hiệp ước START-3 đã chính thức có hiệu lực.
“Hiện nay chúng tôi đang tập trung triển khai Hiệp ước START-3, còn theo văn kiện thì sau 45 ngày kể từ ngày Hiệp ước chính thức có hiệu lực, hai bên sẽ phải tiến hành trao đổi thông tin đầu tiên về lực lượng hạt nhân chiến lược của nhau. Phiên trao đổi thông tin về hạt nhân chiến lược đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 22/3. Chúng tôi đang chờ đợi ngày trọng đại này. Chúng tôi sẽ có bức tranh toàn diện về hiện trạng lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga” – tuyên bố của phó Ngoại trưởng Mỹ Gottemoeller trong buổi Hội thảo về vấn đề kiềm chế hạt nhân ngày 16/2.
Theo Hiệp ước START-3, Nga và Mỹ sẽ thường xuyên tiến hành trao đổi các thông tin về số lượng và vị trí triển khai lực lượng hạt nhân chiến lược của nhau, đồng thời hai bên cũng có thể tiến hành giám sát các mục tiêu hạt nhân chiến lược của nhau.
Theo lời ông Gottemoeller, hai bên sẽ tiến hành trao đổi thông tin về hạt nhân chiến lược của nhau 6 tháng/lần, trong đó thông tin về hiện trạng vũ khí trang bị của mỗi nước cũng sẽ mở rộng hơn so với trước kia.
“Các thông tin sẽ phải chi tiết và cụ thể hơn như về: từng loại tên lửa, thiết bị phóng trên bộ, trên biển, máy bay ném bom ghi số định dạng riêng, thông tin về hoạt động của các thiết bị này, tình trạng sẵn sàng chiến đấu và giai đoạn triển khai sẽ thường xuyên cập nhật trong cơ sở dữ liệu. Điều này sẽ cung cấp cho chúng ta một bức tranh đầy đủ hơn về hiện trạng và chu trình hoạt động của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga” – ông Gottemoeller nhấn mạnh.
Theo VTCnews