Nga có thể bị cấm tham gia RIO 2016 vì doping

Ông Putin lên tiếng phản đối lệnh cấm của Ủy ban Olympic Quốc tế
Ông Putin lên tiếng phản đối lệnh cấm của Ủy ban Olympic Quốc tế
(PLO) - Theo báo cáo của Ủy ban Độc lập Cơ quan Chống Doping Thế giới (WADA), Ủy ban Olympic Quốc tế đang xem xét việc cấm các vận động viên của Nga tham gia Thế vận hội Rio 2016, diễn ra vào tháng 8 tới tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil.

Hàng loạt vụ scandal sử dụng doping

Theo CNN, Nga đang đứng trước những cáo buộc về hàng loạt vụ scandal sử dụng doping tại Olympic Mùa đông Sochi 2014 và các sự kiện thể thao khác tại Nga. Sự việc này đã khiến cho  nhiều người yêu thể thao bị sốc và cũng có rất nhiều người cho rằng Nga đã phá vỡ sự trung thực của thể thao, phá vỡ tinh thần Thế vận hội Olympic.

Thay vì tập trung vào công tác huấn luyện, tập luyện thể thao cũng như đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp nâng cao thành tích, các vận động viên Nga lại đi theo con đường tắt: Sử dụng doping để hy vọng tranh chấp huy chương trong thời gian ngắn nhất. 

Những lời cáo buộc này được tiến sĩ, giáo sư luật Canada Richard McLaren, người đang làm việc tại Cơ quan Chống Doping Thế giới (WADA) công bố trong một bản báo cáo về việc các vận động viên Nga sử dụng doping. Ông Richard McLaren đã đưa ra những bằng chứng cho thấy một lượng lớn mẫu nước tiểu của các vận động viên Nga tại Olympic mùa hè và mùa đông từ năm 2011 đến 2015 đã bị thay thế và qua xử lý. 

Trong quá trình làm báo cáo cho WADA, tiến sĩ Richard McLaren đã kiểm tra 580 mẫu xét nghiệm của các vận động viên Nga, thu thập từ 30 môn thể thao trong quá trình chuẩn bị cho Olympic London 2012 và Olympic Sochi 2014. McLaren nói, ông mới kiểm tra sơ qua trong 57 ngày, nhưng đã phát hiện những vi phạm, rằng các ống đựng xét nghiệm doping có dấu vết mở phá, cũng như hàm lượng muối cao trong các mẫu nước tiểu, điều này đã khẳng định rằng mẫu thử đã được mở ra. Trước những phát hiện trên, WADA yêu cầu vị giáo sư này thực hiện những nghiên cứu sâu hơn để cung cấp thêm bằng chứng và làm rõ ai là người hưởng lợi đằng sau chương trình này.

Theo kết luận của Richard McLaren, chính Bộ thể thao Nga đã tiếp tay cho sự gian lận này. Họ chỉ đạo, giám sát và kiểm soát mọi kết quả phân tích ống nước tiểu của các vận động viên để xử lý hoặc tráo đổi. Không chỉ Bộ thể thao Nga, mà Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) cũng dung túng và bao che cho hành động này. 

Được biết, cuộc điều tra của WADA xuất phát từ tiết lộ hồi tháng 5 của ông Grigor Rodchenkov, cựu Giám đốc Phòng thí nghiệm chống doping Nga, trên tờ New York Times (Mỹ). Vị giáo sư y khoa này đã tiết lộ một vụ che giấu nạn doping quy mô lớn tại Olympic Sochi năm 2014 dính líu tới ít nhất 15 người đoạt huy chương và nói rằng rất nhiều mẫu thử nước tiểu của các vận động viên Nga bị phát hiện sử dụng doping tại Thế vận hội mùa Đông Sochi đã bị tráo đổi bằng những mẫu thử “sạch không tì vết”. Tiếp tay cho những việc làm đen tối này là các quan chức của chính cơ quan phòng chống doping Nga cùng với các nhân viên FSB. 

Ngay sau khi tố cáo, ông đã bị nhân viên điều tra liên bang Nga mở cuộc điều tra hình sự với cáo buộc về tội lạm quyền. Người phát ngôn của Ủy ban Điều tra Nga, ông Vladimir Markov nói rằn,g ông Rodchenkov bị tố cáo là đã phá hủy hơn 1.400 mẫu thử nghiệm doping tại phòng thí nghiệm ở Moskova năm 2014 sau khi Cơ quan Chống Doping Thế giới (WADA) yêu cầu bảo tồn những mẫu đó để điều tra sau khi có tố cáo là các vận động viên Nga dùng thuốc cấm tại Olympic Sochi. Ông Markov nói việc phá huỷ mẫu thử nghiệm “gây thiệt hại cho quyền lợi quốc tế của Nga, thiệt hại đáng kể cho danh dự của quốc gia, làm mất uy tín của chính sách chống doping của quốc gia...”.

Tuy nhiên, WADA đã nhanh chóng vào cuộc và ủy ban điều tra do luật sư Richard McLaren đứng đầu hôm 18/7 đã công bố kết quả điều tra, xác nhận tố cáo của ông Rodchenkov là đúng sự thật. Không những thế, ông McLaren đáp lại rằng, ông Rodchenkov là “một người chân thật và đáng tin cậy”, dù ông này từng thú nhận đã tham gia vào việc hỗ trợ VĐV Nga dùng doping.

Mở rộng điều tra

Hồi tháng 6/2016, Thượng nghị sĩ John Tong đảng Cộng hòa Mỹ đã gửi thư đến Cơ quan chống doping thế giới (WADA) yêu cầu báo cáo về việc điều tra vấn đề doping tại Nga. Theo ý kiến của thượng nghị sĩ, WADA đã chần chừ quá lâu cuộc điều tra vụ bê bối vận động viên Nga bị cáo buộc sử dụng doping.

Trong bức thư dài 7 trang, ông John Tong lưu ý rằng trong 14 năm qua, WADA đã được Chính phủ Mỹ chi ít nhất 25 triệu đô la và yêu cầu người đứng đầu WADA Craig Reedy giải thích lý do tại sao 4 năm sau khi nhận báo cáo đầu tiên của những người cung cấp thông tin Cơ quan mới bắt đầu điều tra vụ “nhà chức trách Nga tài trợ chương trình doping”.

Thượng nghị sĩ John Tong cũng kêu gọi “tiếp tục điều tra”, không chỉ giới hạn trong Thế vận hội Mùa đông ở Sochi, vì theo thông tin của Ủy ban Quốc hội Mỹ, chương trình doping tại Liên bang Nga đã tồn tại trong ba thập kỷ qua. Ông cũng yêu cầu thắt chặt kiểm soát đối với các môn thể thao khác không thuộc môn điền kinh nhẹ.

Phản ứng với báo cáo của Luật sư Richard McLaren, Giám đốc Cơ quan Chống doping Mỹ Travis Tygart cũng cho rằng báo cáo điều tra đã lột trần tình trạng tham nhũng, tha hóa “khủng khiếp” trong thể thao Nga và có dính líu tới cấp cao nhất trong chính phủ.

Được biết, có khoảng 10 quốc gia tham gia vào chiến dịch chống doping trong thể thao đó là Mỹ, Canada, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Thụy Sĩ.. dự kiến các nước này cũng sẽ đề nghị Nga không nên tham gia vào Olympic Rio nếu những scadal trên được xác minh là có thật.

Trong một tuyên bố mới đây ngày 19/7, WADA cũng đã kêu gọi Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) và Ủy ban Paralympic quốc tế cần phải cấm vận các vận động viên có tên trong danh sách mà Ủy ban Olympic Nga (ROC) và Ủy ban Paralympic Nga (RPC) đã trình lên. Đồng thời, WADA cũng nói rằng, những quan chức Nga có liên quan đến sự việc này sẽ không được tham vào các cuộc thi quốc tế, bao gồm Rio năm 2016. Trước đó, Nga đã bị Liên đoàn Điền kinh quốc tế (IAAF) cấm cửa tại các cuộc thi quốc tế vì bê bối doping hồi năm ngoái.

Về phía Chủ tịch IOC Thomas Bach, ông sẽ tổ chức một cuộc điện đàm để quyết định về “các biện pháp tạm thời và các lệnh trừng phạt”. Ông đã cam kết sẽ không ngần ngại sử dụng những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất đối với bất kỳ cá nhân vận động viên hay tổ chức liên quan đến bê bối doping lần này. Tuy nhiên, ông Bach và một số liên đoàn thể thao quốc tế cũng tỏ ra công tâm khi nói rằng,  nếu có cách để các vận động viên Nga chứng minh được sự trong sạch thì họ vẫn có thể tham dự Olympic Rio 2016. 

Được biết, không chỉ Nga, IOC trong tuần qua cũng thông báo, 31 vận động viên đến từ 12 quốc gia và tranh tài ở 6 môn thể thao tại Olympic Bắc Kinh 2008, có thể bị cấm tham gia Olympic 2016 sau khi việc tái xét nghiệm những mẫu thử của họ từ Olympic Bắc Kinh 2008 cho kết quả dương tính với chất cấm. Kết quả xét nghiệm dương tính được đưa ra đối với 454 mẫu thử doping từ Olympic Bắc Kinh 2008 được xét nghiệm lại và IOC đang chờ kết quả tái xét nghiệm 250 mẫu thử từ Olympic London 2012. IOC còn cho biết, sẽ tái xét nghiệm đối với những vận động viên đoạt huy chương từ Olympic Bắc Kinh 2008 tới Olympic London 2012 và họ sẽ bị tước huy chương nếu có kết quả dương tính với chất cấm. 

Nga phản đối

Trước tình hình trên, Nga cũng đã có những động thái về vấn đề này. Bộ trưởng Thể thao Nga Vitaly Mutko cho rằng, có điều không rõ ràng trong vụ bê bối doping này, bởi theo ông, mục đích của vấn đề này là giảm khả năng cạnh tranh của các vận động viên Nga. Phía Chủ tịch Ủy ban Olympic Nga Alexander Zhukov sau khi biết Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã giữ nguyên lệnh cấm đối với Liên đoàn Điền kinh Nga đã lên tiếng rằng, những vận động viên của Nga sẽ đệ đơn chống lại lệnh cấm của Liên đoàn Điền kinh Quốc tế (IAAF) tại Tòa án Trọng tài Thể thao. 

Được biết, trước đây khi nghe đến những cáo buộc liên quan đến sử dụng doping, Tổng thống Nga Putin đã lên tiếng ủng hộ cuộc điều tra của WADA. Không những thế, tổng thống Putin còn yêu cầu mở cuộc điều tra nội bộ, đồng thời kêu gọi ngăn chặn việc sử dụng doping của vận động viên Nga và trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng các biện pháp mạnh tay để trấn áp vấn nạn nàyvà chỉ trích các quan chức thể thao nước Nga không làm tròn phận sự, để lại hệ lụy rất xấu. Tuy nhiên, vài tuần sau đó, ông lập luận công khai chống lại một lệnh cấm hoàn toàn đối với tất cả vận động viên Nga. Ông Putin nói làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều vận động viên “không hề có vi phạm”. 

Đặc biệt  là trong tuần qua, ông còn lên tiếng cảnh báo, “Truyền thông quốc tế liệu có vội vàng với những cáo buộc của mình. Hiện tại, tôi cho rằng đang có những hành động can thiệp chính trị vào thể thao và điều này khiến cho tinh thần Olympic bị chia rẽ. Các hình thức can thiệp đó dù đã thay đổi nhưng bản chất vẫn là như nhau, đó là biến một môn thể thao thành công cụ gây áp lực về địa chính trị lên một quốc gia và dân tộc nào đó. Phong trào Olympic đóng vai trò rất lớn trong sự đoàn kết nhân loại, một lần nữa có thể đứng trên bờ vực chia rẽ”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.