Nét đẹp văn hóa Tây Nguyên qua tượng gỗ

Nhân viên bảo tàng thuyết minh về bức tượng gỗ “Bác Hồ với Tây Nguyên” tại triển lãm.
Nhân viên bảo tàng thuyết minh về bức tượng gỗ “Bác Hồ với Tây Nguyên” tại triển lãm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trên 100 tượng gỗ được sắp xếp xen lẫn không gian hoa đặc trưng của Đà Lạt mang đến cho người xem bức tranh tổng thể về đời sống, văn hóa Tây Nguyên.

Triển lãm “Không gian hoa và tượng gỗ Tây Nguyên” diễn ra tại Bảo tàng Lâm Đồng, từ ngày 20 đến ngày 25/12, với hơn 100 tượng gỗ Tây nguyên được trưng bày, sắp đặt nghệ thuật xen lẫn trong không gian hoa đặc trưng của Đà Lạt. "Triển lãm không chỉ là hoạt động hưởng ứng, chào mừng Festival hoa Đà Lạt lần thứ 9 mà còn nhằm mục đích giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên", ông Phạm Hữu Thọ, Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng cho biết.

Một góc triển lãm tượng gỗ Tây Nguyên.

Một góc triển lãm tượng gỗ Tây Nguyên.

Các tác phẩm trưng bày mô tả cảnh lao động sản xuất như: chàng trai, cô gái lên nương, phát rẫy, đàn ông cầm xà gạt, cô gái mang gùi, thiếu nữ xúc cá... Ngoài ra, các bức tượng còn thể hiện tình cảm gắn bó gia đình, cộng đồng và hình ảnh sinh hoạt đời sống thường ngày của bà con dân tộc thiểu số như: tình mẫu tử, chị bồng em, thiếu nữ mời rượu… Đặc biệt có những tượng dân gian dùng để trang trí nhà rông, nhà sinh hoạt cộng đồng như cổng, cầu thang nhà rông, cột nhà rông…

Các tượng gỗ tại triển lãm lần này được các nghệ nhân, nhà điêu khắc chế tác từ thân cây gỗ tự nhiên, bằng các dụng cụ thô sơ như dao, rìu, xà gạc…

Trong buổi triển lãm, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các nhà điêu khắc “thổi hồn” vào khúc gỗ vô tri thành tác phẩm nghệ thuật mang một vẻ đẹp thô mộc nhưng đầy sức lôi cuốn.

Có 15 tác phẩm trưng bày trong triển lãm, nghệ nhân Trần Minh Tuấn (SN 1962, nghệ danh K Minh Tuấn) say sưa giới thiệu từng bức tượng gỗ mình đã tạo hình. Với ông, mỗi bức tượng gỗ là một câu chuyện kể về cuộc sống của người dân tộc Tây Nguyên như: hội mùa Pa tơ rum, múa khiên của người Ê đê, mẹ con đi hội…

Nghệ nhân K Minh Tuấn đang tạo hình cho bức tượng trong Triển lãm.

Nghệ nhân K Minh Tuấn đang tạo hình cho bức tượng trong Triển lãm.

Tượng được trưng bày chủ yếu được làm bằng gỗ mít, trong đó tượng “Bác Hồ với Tây Nguyên” được tạo nên từ gỗ rất quý là pơ mu. Tác phẩm này được ông Tuấn lấy ý tưởng từ hình ảnh anh hùng K Núp được ra gặp Bác Hồ thể hiện sự quan tâm của Bác với các dân tộc Tây Nguyên và tấm lòng của đồng bào Tây Nguyên luôn hướng về Đảng, về Bác Hồ. Bức tượng đạt giải thưởng đặc biệt của Trung ương hội Mỹ thuật Việt Nam tại triển lãm mỹ thuật khu vực 7 năm 2001.

Theo ông Tuấn, tượng gỗ Tây Nguyên có đặc thù rất riêng bởi đa số nghệ nhân truyền nghề cho nhau chứ không qua trường lớp đào tạo. Bởi vậy, phong cách tượng gỗ đẹp bởi sự hoang dã, đơn sơ, đạt đến tối giản trong nghệ thuật mà không vướng mắc vào văn học, tức là không rườm rà vẫn có vẻ đẹp riêng.

Sáng cùng ngày, tại Quảng trường Lâm Viên, Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao TP Đà Lạt khai mạc Triển lãm ảnh “Đà Lạt qua 8 kỳ Festival Hoa” với hơn 100 hình ảnh về các chương trình, hoạt động của Festival hoa Đà Lạt qua 8 kỳ tổ chức.

Đọc thêm

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.