Ông Erich Peter Ernst. |
78 tuổi nhưng trông Erich Peter Ernst vẫn rất rắn rỏi. Mang hộ chiếu Thụy Sỹ, tốt nghiệp cơ khí ở Anh và có kinh nghiệm quốc tế khá rộng ở nhiều quốc gia châu Aâu, Bắc Mỹ, tại châu Á, ông đã làm việc tại Hồng Kông, Trung Quốc, Malaysia trong lĩnh vực cơ khí và giao thông. Về hưu năm 1999, ông qua sống tại Philippines gần 10 năm. Năm 2009 ông đến Việt Nam và lên Đà Lạt từ đó đến nay. Hiện ông đang giúp trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt thực tập Anh ngữ cho học sinh sinh viên trong khi phát triển một mô hình về chống ùn tắc giao thông trong các đô thị Việt Nam.
* Đà Lạt từng có một đường tàu với những con tàu do Thụy Sỹ sản xuất. Các đầu tàu hơi nước này sau năm 1975 đã được bán lại cho Thụy Sỹ hiện vẫn đang hoạt động trên đất nước ông?
* Ông Erich Peter Ernst: Vâng, tôi có biết những đầu tàu này vì thật ra Thụy Sỹ là một quốc gia khá nhỏ. Tôi cũng biết có nhiều người Thụy Sỹ qua đây làm việc cùng người Pháp để hoàn tất con đường xe lửa răng cưa leo núi này đầu thế kỷ 20. Những đầu máy xe lửa hơi nước do quốc gia chúng tôi sản xuất này này được mua lại, vận chuyển về lại Thụy Sỹ, phục hồi và hiện đang phục vụ cho ngành du lịch rất tốt.
Cũng nói thêm là quốc gia chúng tôi hiện nay đang có 2 loại đường tàu, một là các đường tàu hiện đại khổ rộng theo tiêu chuẩn thống nhất Châu Aâu và một loại đường tàu khổ nhỏ gần 1 mét giống như ở Việt Nam hiện nay. Đây là đường tàu được xây dựng từ thời kỳ đầu phát triển xe lửa với đầu máy hơi nước. May mắn là quốc gia chúng tôi suốt một thời gian dài không có chiến tranh, nên những đường tàu này vẫn tồn tại và vẫn đang được sử dụng tốt. Tuy nhiên, đường tàu khổ nhỏ này nối các vùng núi với nhau với đường răng cưa ở giữa tương tự như con đường từng có ở Đà Lạt. Các đường tàu này được công ty tư nhân khai thác, chỉ dùng phục vụ du khách hoặc cho người địa phương, không chuyên chở hàng hóa. Hằng năm những đường tàu cổ này thu hút một lượng lớn du khách tham quan và mang lại lợi nhuận rất lớn cho các Cty.
* Tỉnh Lâm Đồng lâu nay đã có kế hoạch khôi phục lại con đường tàu Đà Lạt - Phan Rang này. Với tư cách là một chuyên gia có kinh nghiệm về giao thông, ý kiến ông thế nào?
* Ông Erich Peter Ernst: Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam, có đường tàu thì sẽ có thêm nhiều khách đến thành phố này và tự bản thân nó nếu có sẽ là một công trình đáng để tham quan, một hành trình lý thú và độc đáo từ miền nhiệt đới nóng bức lên xứ ôn đới mát mẻ. Vấn đề là chúng ta có đủ ngân sách để khôi phục con đường trở lại hay không. Tuy nhiên, theo tôi bên cạnh chuyện tiền nong trước khi khôi phục cần lưu ý 2 vấn đề: trước nhất đó là việc sử dụng công nghệ gì? Trong thời đại có những tiến bộ công nghệ lớn chúng ta không thể khôi phục đường tàu hẹp với đầu máy hơi nước cổ lỗ và không an toàn. Tàu hơi nước xin nói rằng nhìn thì đẹp nhưng hiệu quả về mặt sử dụng năng lượng rất kém: chỉ khoảng 8 % năng lượng sản sinh ra dùng chạy tàu. Theo tôi, chúng ta nên dùng công nghệ mới với đường tàu rộng như châu Âu đang có, sử dụng năng lượng điện cho đường tàu răng cưa này. Chúng ta có thể dùng công nghệ tích hợp: khi đi xuống có thể dùng các thiết bị tích điện và lượng điện tích được lại dùng cho việc leo dốc trở lại. Cùng đó, nên có kế hoạch giữ gìn đường tàu, chú ý đến hành lang mở rộng hai bên. Tôi chưa có dịp đi hết con đường tàu cũ này, nhưng ở một số đoạn tôi thấy bị lấn chiếm. Một kinh nghiệm ở Philippines khi quốc gia này muốn khôi phục con đường tàu cũ dài 250 km từ Manila lên phía bắc xây dựng từ thời Tây Ban Nha đô hộ để làm du lịch nhưng sau đó dự án này bị đình hoãn vì không đủ tiền để đền bù giải tỏa cho người dân.
* Xin cảm ơn ông
* Ông Erich Peter Ernst: Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam, có đường tàu thì sẽ có thêm nhiều khách đến thành phố này và tự bản thân nó nếu có sẽ là một công trình đáng để tham quan, một hành trình lý thú và độc đáo từ miền nhiệt đới nóng bức lên xứ ôn đới mát mẻ. Vấn đề là chúng ta có đủ ngân sách để khôi phục con đường trở lại hay không. Tuy nhiên, theo tôi bên cạnh chuyện tiền nong trước khi khôi phục cần lưu ý 2 vấn đề: trước nhất đó là việc sử dụng công nghệ gì? Trong thời đại có những tiến bộ công nghệ lớn chúng ta không thể khôi phục đường tàu hẹp với đầu máy hơi nước cổ lỗ và không an toàn. Tàu hơi nước xin nói rằng nhìn thì đẹp nhưng hiệu quả về mặt sử dụng năng lượng rất kém: chỉ khoảng 8 % năng lượng sản sinh ra dùng chạy tàu. Theo tôi, chúng ta nên dùng công nghệ mới với đường tàu rộng như châu Âu đang có, sử dụng năng lượng điện cho đường tàu răng cưa này. Chúng ta có thể dùng công nghệ tích hợp: khi đi xuống có thể dùng các thiết bị tích điện và lượng điện tích được lại dùng cho việc leo dốc trở lại. Cùng đó, nên có kế hoạch giữ gìn đường tàu, chú ý đến hành lang mở rộng hai bên. Tôi chưa có dịp đi hết con đường tàu cũ này, nhưng ở một số đoạn tôi thấy bị lấn chiếm. Một kinh nghiệm ở Philippines khi quốc gia này muốn khôi phục con đường tàu cũ dài 250 km từ Manila lên phía bắc xây dựng từ thời Tây Ban Nha đô hộ để làm du lịch nhưng sau đó dự án này bị đình hoãn vì không đủ tiền để đền bù giải tỏa cho người dân.
* Xin cảm ơn ông
Viết Trọng