Nặng về mua sắm thiết bị

Được thành phố quan tâm, đầu tư khá nhiều kinh phí nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, nhưng hiệu quả mang lại chưa xứng tầm. Nguyên nhân do tình trạng mất cân đối trong đầu tư ứng dụng CNTT. Thực tế cho thấy, nhiều  đơn vị “thích” mua sắm thiết bị hơn là đầu tư cho con người.

Được thành phố quan tâm, đầu tư khá nhiều kinh phí nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, nhưng hiệu quả mang lại chưa xứng tầm. Nguyên nhân do tình trạng mất cân đối trong đầu tư ứng dụng CNTT. Thực tế cho thấy, nhiều  đơn vị “thích” mua sắm thiết bị hơn là đầu tư cho con người.

Ứng dụng CNTT tại bộ phận “một cửa” UBND huyện Tiên Lãng Ảnh: Hoàng Phước

Ứng dụng CNTT tại bộ phận “một cửa” UBND huyện Tiên Lãng

                                                                            Ảnh: Hoàng Phước

                                       

“Thích” mua thiết bị

 

Tại cuộc hội thảo đánh giá hiện trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước TP Hải Phòng năm 2010, phục vụ xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2011-2015, được Sở Thông tin-Truyền thông tổ chức cuối tháng 6 vừa qua, báo cáo điều tra do lãnh đạo Sở trình bày cho biết: Giai đoạn 2008-2010, thành phố đầu tư hơn 25,6 tỷ đồng (trung bình 250 triệu đồng/năm/đơn vị) nâng cấp hạ tầng mạng nội bộ, trang bị thêm thiết bị; nâng cấp website, cổng giao tiếp điện tử của các sở, ngành, quận, huyện; triển khai các phần mềm dùng chung... Tuy nhiên, hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước chưa đạt yêu cầu. Qua khảo sát bước đầu của Sở Thông tin-Truyền thông tại 34 đơn vị (15 quận, huyện và 19 sở, ngành), đến nay, số cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử trong công việc đạt 89,1% (cấp sở, ngành), 70,4% (cấp UBND quận, huyện), tính chung toàn thành phố đạt 77,2%; số cán bộ, công chức biết sử dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ sử dụng phần mềm nghiệp vụ là 29% (cấp sở, ngành), 37% (cấp quận, huyện); ứng dụng CNTT số hóa các văn bản phục vụ lưu chuyển trên mạng còn thấp, tỷ lệ trung bình đạt 10%; 17/34 cổng thông tin điện tử của các đơn vị ở mức dưới trung bình và yếu...

 

Đi tìm câu trả lời cho vấn đề vì sao lãnh đạo thành phố rất quan tâm chỉ đạo ứng dụng CNTT vào quản lý hành chính, ngân sách đầu tư không nhỏ cho lĩnh vực này nhưng hiệu quả đạt được chưa cao, hầu hết lãnh đạo các đơn vị đều “bài ca muôn thủa” cho rằng: ý thức và trình độ của nhiều cán bộ, công chức còn hạn chế. Nhưng thực tế qua khảo sát cho thấy, đơn vị nào cũng “thích” đầu tư mua sắm thiết bị hơn là đầu tư cho đào tạo. Vì thế mới có tình trạng “người người, nhà nhà” đua nhau đầu tư mua thiết bị “hoành tráng” nhất, phần mềm “xịn” nhất, mà quên đi yếu tố con người. Cụ thể, tỷ lệ đầu tư trong tổng kinh phí cho phần cứng chiếm hơn 64%, phần mềm 21,4%, trong khi  cho đào tạo chỉ 4,1%, kết nối 5,3%, duy trì 4,6%- tỷ lệ rất thấp và mất cân bằng. Điều này dẫn đến nghịch lý là nhiều trang thiết bị, phần mềm hiện đại không được sử dụng, hoặc sử dụng không hết tính năng do không có cán bộ, công chức đủ năng lực, trình độ sử dụng- hiệu quả ứng dụng CNTT chưa cao, gây lãng phí.

 

Một ví dụ  rõ ràng là hầu hết đơn vị cấp sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã xây dựng website riêng để cung cấp thông tin nhưng không ít nơi "quên" không cập nhật thông tin thường xuyên, đưa thông tin chậm. Một chuyên gia CNTT cho biết, nếu các đơn vị chỉ chú trọng mua sắm thiết bị thì rút cuộc cũng chỉ có một đống máy tính mà thôi, và ở chừng mực nào đó xem như việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước là thất bại.

 

Tự phát, mạnh ai nấy làm

 

Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước là chủ trương đúng của Chính phủ và thành phố, tuy nhiên, thực tế triển khai còn vấp phải khó khăn, trở ngại, nếu không muốn nói là bất cập. Việc đầu tiên được nhắc tới là ứng dụng CNTT trong việc “số hóa” công tác quản lý và điều hành từ cấp thành phố đến các sở ngành, quận huyện, hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan Nhà nước vẫn chưa bảo đảm được tính đồng bộ,

 

Anh Nguyễn Anh Dũng, Phó trưởng phòng CNTT (Sở Thông tin-Truyền thông) cho biết, văn bản sau khi được số hóa bằng máy scan rồi gửi qua phần mềm, chỉ cần một đơn vị quét văn bản, các đơn vị khác có thể dùng chung. Điều này tránh hiện tượng thất lạc và tiết kiệm thời gian gửi công văn bằng cách truyền thống giữa các đơn vị.

 

Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc số hóa văn bản hoàn toàn tự phát, do các đơn vị mạnh ai nấy làm, làm theo nhu cầu, mục đích cần thiết của đơn vị mình, dẫn đến việc không tương thích, đồng bộ giữa các đơn vị. Anh Trịnh Văn Tú (Sở Thể thao-Văn hóa- Du lịch) cho rằng hiệu quả ứng dụng cần phải được đặt lên hàng đầu, bởi không phải lúc nào phần mềm đắt tiền cũng tốt bởi thực tế cho thấy chúng kém hiệu quả nếu không đồng bộ với các hệ thống có sẵn khác.

 

Hiện số lượng văn bản được số hóa phục vụ lưu chuyển trên mạng còn thấp. Qua thống kê lượng văn bản đi/đến của 32/34 đơn vị cho thấy, hình thức văn bản giấy chiếm tỷ lệ lớn 92% (tương đương 205.696 văn bản), hình thức điện tử chỉ chiếm 8%. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến dịch vụ hành chính công và CCHC của thành phố còn hạn chế.

 

Theo các đại biểu dự hội thảo ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước do Sở Thông tin- Truyền thông tổ chức, việc thay đổi theo hướng số hóa văn bản trong công tác chỉ đạo, điều hành trước hết nên bắt đầu từ đội ngũ lãnh đạo các đơn vị, nhằm xóa bỏ sức ỳ và tâm lý ngại thay đổi từ những “đầu tàu” làm nên sự thay đổi này. Ngoài ra, thành phố cần có định hướng và đầu tư đúng cách, có hệ thống và phải đồng bộ.

 

Đã đến lúc, Sở Thông tin- Truyền thông cần vào cuộc với đúng vai trò của mình là đơn vị chủ quản, thống nhất trên địa bàn thành phố, lập nên các mức chuẩn cho đồng bộ, ứng dụng thuận tiện trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Xem ra, việc ứng dụng CNTT tại các đơn vị của thành phố cần người cầm trịch phải  mạnh mẽ hơn nữa.

 

Hải Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.