Năm 2011, chưa thoát cảnh “chong đèn chờ điện”

 Ngay trong tháng đầu năm 2011, ngành điện đưa vào vận hành hàng loạt tổ máy phát điện. Đó là một kết quả đáng kể, tuy nhiên, với dự báo thời tiết không thuận lợi và việc nhiều nhà máy nhiệt điện than vận hành chưa ổn định,  khả năng thiếu điện vẫn có thể xảy ra.

Ngay trong tháng đầu năm 2011, ngành điện đưa vào vận hành hàng loạt tổ máy phát điện. Đó là một kết quả đáng kể, tuy nhiên, với dự báo thời tiết không thuận lợi và việc nhiều nhà máy nhiệt điện than vận hành chưa ổn định,  khả năng thiếu điện vẫn có thể xảy ra.

Thắp sáng hy vọng

Năm 2011 là năm đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015. Đây là cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành “hạ tầng kỹ thuật xương sống” của đất nước.

Nếu các dự án nguồn điện thực hiện đúng tiến độ và các biện pháp tiết kiệm điện có hiệu quả có thể đáp ứng đủ nhu cầu điện năm 2011. Tuy nhiên, do sản xuất và tiêu dùng điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố (theo mùa...) nên tính chung, cả năm có thể đáp ứng nhu cầu, nhưng vào mùa khô với nhu cầu tăng đột biến có thể thiếu điện.

Trước những thách thức và yêu cầu về cung ứng điện cho cả năm 2011, ngay trong tháng đầu năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khởi công và đưa vào vận hành nhiều dự án thủy điện, như khởi công Thủy điện Lai Châu; phát điện tổ máy số 1 các nhà máy thủy điện Sông Tranh 2, Sơn La, Đồng Nai 3 hòa vào lưới điện quốc gia. Cũng trong năm nay, EVN phấn đấu đưa vào vận hành 12 tổ máy với tổng công suất 2.198 MW, gồm các tổ máy 2,3,4 thủy điện Sơn La (3x400 MW); tổ máy 2 thủy điện Sông Tranh 2 (95MW); tổ máy 2 thủy điện Đồng Nai 3 (90MW); thủy điện An Khê Kanak (2x80+2x6,5 MW); thủy điện Đồng Nai 4 (2x170MW) và nhiệt điện Uông Bí mở rộng 2 (300MW). Đồng thời khởi công 5 dự án với tổng công suất 3.830 MW, gồm các dự án nhiệt điện Mông Dương 1 (2x500 MW), Duyên Hải 3 (2x600 MW), Vĩnh Tân 2 mở rộng (2x600 MW), tổ máy 2 (330 MW) nhiệt điện Ô Môn I và thủy điện Sông Bung 2 (2x50 MW)... Ngoài ra, hoàn thành và đưa vào vận hành các dự án lưới điện truyền tải như ĐD 220kV Buôn Kuốp – Đắc Nông, nâng công suất các tụ bù dọc trên các đoạn ĐD 500kV từ Pleiku đi về phía Nam; đẩy nhanh tiến độ dự án ĐD 220kV Đắc Nông - Phước Long - Bình Long; khởi công các dự án 500kV đấu nối với các nguồn điện thuộc TTĐL Vĩnh Tân, Duyên Hải và đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông.

Cùng chung sức với EVN, Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng đưa vào vận hành một số nguồn điện như Nhơn Trạch 2, Long Phú 1, Cẩm Phả. Bên cạnh đó, PVN cũng lùi mọi công việc bảo dưỡng, sửa chữa các nhà máy nhiệt điện và đường ống vận chuyển khí góp phần cùng EVN giải tỏa phần nào “cơn khát điện”, đặc biệt là trong những tháng mùa khô.

Thủy điện Hòa Bình liên tục thiếu điện do nước về ít hơn.
 Thủy điện Hòa Bình liên tục thiếu điện do nước về ít hơn.

Nhiều thách thức

Mặc dù ngay trong tháng đầu năm 2011, ngành điện thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo đảm nguồn cung ứng điện, nhưng theo tính toán của EVN, nếu tình hình không thuận lợi hơn, năm 2011 phải cắt giảm khoảng 10% phụ tải (tương đương 30 - 35 triệu kWh/ngày). Dự kiến, trong năm 2011, sản lượng điện sáu tháng mùa khô ở mức 56,2 tỉ kWh (tăng 18,5% so với năm 2010), sản lượng điện sáu tháng mùa mưa ở mức 61,4 tỉ kWh (tăng gần 15% so với năm 2010). Sản lượng này, dù tăng cao, nhưng được dự báo khó đáp ứng đủ nhu cầu, tình trạng cắt điện luân phiên trong những giờ cao điểm của các tháng mùa khô, nhất là các tháng 4, 5, 6 là khó tránh khỏi.

Điều này không phải không có lý, bởi theo các chuyên gia năng lượng, năm 2011, tình trạng thiếu điện vẫn tái diễn như năm 2010 là do bất cập của các Quy hoạch điện đã và đang thực hiện. Đồng thời, ngành điện thiếu tầm nhìn chiến lược cho giai đoạn 10 năm. Chính những điều này khiến các nguồn điện thường chậm so với tiến độ dự kiến đặt ngành điện vào thế phải chạy theo tốc độ tăng trưởng phụ tải hoặc dư thừa công suất điện.

Nhìn lại nguyên nhân thiếu điện trong năm 2010, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng thẳng thắn thừa nhận, ngành điện chưa thực hiện đầy đủ các mục tiêu quy định trong quy hoạch điện 6, nhiều dự án chậm tiến độ từ 6 - 9 tháng. Hậu quả là mặc dù ngành điện huy động tất cả nhà máy điện hiện có, kể cả các nhà máy điện chạy dầu DO, FO có giá thành cao nhất cũng không đủ đáp ứng nhu cầu. Còn nguồn dự phòng để thay thế mỗi khi có tổ máy nào đó “trái gió trở trời” vẫn “mơ về nơi xa lắm”.

Ngoài ra, đến nay, ngành điện còn dựa chủ yếu vào thủy điện (chiếm gần 40% nguồn phát của toàn hệ thống). Nhìn vào danh sách các nhà máy mới đi vào vận hành cũng chủ yếu là thuỷ điện. Sử dụng thủy điện thì ưu điểm giá thành rẻ, nhưng nhược điểm vận hành được hay không còn tùy thuộc vào “hảo tâm” của ông trời. Nên trong các tháng mùa khô, trong bối cảnh biến đổi về khí hậu, thường xuyên thiếu nước, khả năng các nhà máy thuỷ điện không vận hành được đúng công suất thiết kế như xảy ra trong các năm trước, đặc biệt cao điểm như năm 2010 là khó tránh khỏi.

Trong khi đó, EVN cho biết, tính đến đầu tháng 1-2011, ở 36 hồ thủy điện lớn vẫn thiếu khoảng 12 tỷ m3, tương đương sản lượng điện thiếu khoảng 3 tỷ kWh. Cùng với đó, các nguồn nhiệt điện, tua bin khí, nhất là các nhà máy nhiệt điện than mới bị sự cố hoặc vận hành không ổn định, tình hình cung ứng điện các tháng mùa khô năm nay sẽ đặc biệt khó khăn.

Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ bảo đảm điện trong năm 2011, hiện EVN chuẩn bị các kịch bản cung ứng điện cho mùa khô và cả năm 2011 để có kế hoạch ứng phó trước tình hình khó khăn này. Bên cạnh đó, EVN tiếp tục huy động tối đa các nguồn nhiệt than, tua bin khí, điều tiết hài hòa nước các hồ thủy điện để vừa bảo đảm  phát điện đến cuối mùa khô, vừa phục vụ nước cho dân sinh và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các hồ thủy điện lớn. Mặt khác, EVN cũng yêu cầu Tổng công ty truyền tải điện quốc gia vận hành an toàn và truyền tải cao đường dây 500 kV Bắc - Nam , bảo đảm vận hành an toàn lưới điện và rút ngắn thời gian xử lý sự cố.

Cùng với bố trí hợp lý lịch bảo dưỡng các tổ máy hiện có để bảo đảm độ sẵn sàng cao hơn trong các tháng mùa khô 2011, EVN cũng yêu cầu Tổng công ty Điện lực miền Bắc tiếp tục đàm phán nhập khẩu điện theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương; thực hiện việc tiết giảm điện hợp lý, công bằng khi thiếu điện; tăng cường tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất và tiêu dùng, góp phần đáp ứng cơ bản về nhu cầu điện./.

Văn Xuyên 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.