Trong những năm gần đây, Trung Quốc (TQ) luôn được xem là đối thủ đáng gờm của ngành công nghiệp ôtô Mỹ vì 2 lý do. Thứ nhất, TQ đã “qua mặt” Mỹ và trở hành thị trường ôtô lớn nhất thế giới vào năm ngoái. Thứ hai, chính phủ TQ muốn trực tiếp phát triển dòng xe điện thay thế dòng xe sử dụng động cơ đốt trong trước đây.
Do vậy, theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường xe điện thì TQ sẽ sớm trở thành đối tác của Mỹ về lĩnh vực xây dựng và phát triển các dòng xe điện trong tương lai.
Tại sao TQ muốn hợp tác với Mỹ để sản xuất xe điện? Lý do đơn giản là vì quốc gia này không kỳ vọng vào sự biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường. “Đất nước TQ đang có nhiều vấn đề lớn và cần phải có những biện pháp lớn,” ông Roland Hwang – nhà quản lý chương trình giao thông thuộc Hội đồng Quốc phòng Tài nguyên nói. Những vấn đề lớn bao gồm: Chất lượng không khí nghèo nàn và nhu cầu nhập khẩu dầu xe ôtô cao tới 80% vào năm 2030.
Để đạt được mục tiêu phát triển và sản xuất xe điện, TQ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn. Khoảng 5 đến 10 năm sau chất lượng an toàn và công nghệ xe mới được khẳng định.
Những rủi ro ở trên tạo ra cơ hội cho các công ty của Mỹ vào cuộc. Ông Jit Bhattacharya – giám đốc điều hành của Mission Motor cho biết. Công ty phía Mỹ hợp tác với TQ sẽ nghiên cứu bất cứ dụng cụ gì chạy bằng động cơ điện. Từ chiếc xe số đến những chiếc xe ga, đến những thiết bị sân vườn đều được trang bị động cơ điện. Cụ thể Mission Motor đã sản xuất và cung ứng ra thị trường dòng xe mô-tô điện tại TQ, được bán với giá 68.000 đôla, đạt tốc tối đa 241 km/h. “Các công ty phía TQ đã gọi cho chúng tôi và nói rằng họ không biết làm thế nào để nhanh chóng tạo ra được một chiếc xe hoàn hảo sớm có mặt trên thị trường trong vòng 3-4 năm tới,” ông Jip nói thêm.
Hiện tại, thị trường xe điện TQ mới chủ yếu là xe đạp điện (vào khoảng 10 triệu xe). “Có thể TQ sẽ trở thành đối thủ lớn nhờ chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, cùng với dây chuyền sản xuất và cung ứng pin trực tiếp,” ông Hwang nói.
Như vậy, đây là một cơ hội rất lớn để các công ty Mỹ hợp tác với các nhà sản xuất TQ mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Các nhà sản xuất xe điện hàng đầu của Mỹ và Nhật Bản đang “sắm sửa hành trang” để tiến vào thị trường TQ. Trong khi đó, các công ty của TQ như BYD và Geely đang nỗ lực giới thiệu sản phẩm của mình sang thị trường Bắc Mỹ.
Cơ hội dành cho các công ty lớn và nhỏ không phải không có những rủi ro. Theo ông Marc Gottschactk, đối tác tại Wilson Sonsini Gooodrich & Rosati: “Các công ty đầu tư vào lĩnh vực này đều có lượng khách hàng “ruột” của riêng mình. Đó là một cuộc chiến ngoài thương trường, các công ty đều muốn tận dụng lợi thế tiềm năng của thị trường TQ hiện nay. Tôi nhận thấy rằng, họ muốn làm bất cứ điều gì mà người khác có thể làm được để bảo vệ mình tránh bị đánh cắp bản quyền, bị thương mại hoá hoặc có những thủ đoạn chống phá họ trong tương lai”.
Theo ông Hwang, một trong những nhiệm vụ trước tiên và quan trọng đó là cần phải mở diễn đàn để Mỹ và Trung Quốc thảo luận về những khó khăn thách thức trong hợp tác phát triển xe điện của hai bên đạt hiệu quả cao.
(Nguồn Gasgoo)