Mỹ trao trả 4.000ha đất cho Nhật ở tỉnh Okinawa

Bờ biển Henoko thuộc quần đảo cực Nam Okinawa, khu vực nằm trong kế hoạch tái bố trí căn cứ không quân Mỹ tháng 6/2016. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
Bờ biển Henoko thuộc quần đảo cực Nam Okinawa, khu vực nằm trong kế hoạch tái bố trí căn cứ không quân Mỹ tháng 6/2016. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
(PLO) - Trong tuần vừa qua, Mỹ đã trao trả lại 9.909 mẫu Anh (4.000ha) đất ở tỉnh Okinawa cho Nhật Bản mà Mỹ chiếm đóng từ hồi năm 1972. 

Tin vui đối với tỉnh Okinawa

Theo CNN, việc trao trả đất ngày 21/12/2016 được thực hiện theo thỏa thuận Mỹ - Nhật từ năm 1996 và đây cũng được cho là đợt chuyển giao đất lớn nhất trong hơn 40 năm qua. Hơn một nửa diện tích được trao lại cho chính quyền tỉnh Okinawa thuộc Khu vực huấn luyện Miền Bắc, hiện là cơ sở lớn nhất của quân đội Mỹ tại Nhật Bản.

Phần đất này thuộc khu huấn luyện trong rừng Camp Gonsalves của lính thủy đánh bộ Mỹ ở hòn đảo, với khoảng 50.000 công dân Mỹ, trong đó có 30.000 quân nhân, còn là các nhân viên dân sự làm việc tại các căn cứ.

Đây cũng là một phần trong hiệp ước đồng minh an ninh dài hạn của hai nước, trong đó Mỹ được cấp quyền sở hữu quốc phòng nhất định. Và Nhật Bản nhận lại đất nhưng sẽ phải xây dựng 6 sân đỗ trực thăng tại chính khu vực này, dự kiến phục vụ các trực thăng cánh xoay Osprey (Mỹ) cất cánh và hạ cánh. 

Được biết, Okinawa chỉ chiếm hơn 1% tổng diện tích của Nhật Bản, nhưng lại là nơi có sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ. Việc trao trả này là một diễn biến tích cực đối với Okinawa, tỉnh lâu nay vẫn muốn giảm bớt gánh nặng về chi phí đồn trú của các căn cứ quân sự Mỹ tại địa phận tỉnh.

“Việc trao trả đất cho tỉnh Okinawa sẽ giảm bớt được khoảng 70% gánh nặng về chi phí đồn trú của các căn cứ quân đội Mỹ. Nhưng mong muốn lớn nhất của người dân vẫn là loại bỏ sự hiện diện của binh lính Mỹ ở Okinawa”, ông Takashi Kishimoto, một phát ngôn viên tổ chức Hòa bình Okinawa nói với CNN.

Từ chính quyền tỉnh phản đối 

Thủ tướng Shinzo Abe và Đại sứ Mỹ Caroline Kennedy đã cùng nhau tham dự buổi lễ chuyển giao đất ký kết vào ngày 21/12 vừa qua tại Tokyo. Qua buổi lễ, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục quan hệ hợp tác với Mỹ vì hòa bình và ổn định khu vực, đồng thời giảm gánh nặng của sự hiện diện quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa. 

Tuy nhiên, Tỉnh trưởng của Okinawa lại từ chối không tham gia buổi lễ và đồng hối thúc chính phủ Nhật Bản phản đối việc cho phép máy bay Osprey hoạt động ở đây. “Việc bàn giao này là không đủ. Trong vấn đề xây dựng sân đỗ trực thăng để phục vụ các trực thăng cánh xoay Osprey hoạt động rất có thể sẽ mang đến các vụ tai nạn. Chúng tôi hy vọng rằng trong thời gian tới, sự hiện diện của quân đội Mỹ tại đây sẽ tiếp tục giảm hơn nữa”, Tỉnh trưởng Okinawa tuyên bố.  

Được biết, từ khi có sự hiện diện của Mỹ đã khiến cho chính phủ của ông Shinzo Abe và chính quyền địa phương tỉnh Okinawa đã tranh cãi nhiều năm nay, nhất là trong vấn đề đặt căn cứ không quân Futenma của Mỹ. 

Phía người dân Okinawa luôn tức giận với việc triển khai máy bay Osprey do lo ngại về độ an toàn của máy bay này. Trước đó, một máy bay vận tải Osprey của Mỹ rơi ngày 13/12 vừa qua ở ngoài khơi Nago cũng thuộc tỉnh Okinawa lại càng khiến nhiều người dân Okinawa thêm phần lo ngại. Họ cho rằng những tiếng ồn từ máy bay quân sự Mỹ đang ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, việc bàn giao lần này cũng làm dịu lại phần nào sự phẫn nộ. 

Đến người dân biểu tình 

Được biết, người dân Okinawa phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ tại đây trong nhiều thập kỷ, đồng thời không ngừng gia tăng áp lực đòi giảm số lượng binh sĩ Mỹ có mặt trên hòn đảo. Họ bày tỏ sự bất bình vì các căn cứ này chiếm khoảng 18% diện tích đất Okinawa, gây ra nhiều vụ bê bối liên quan tiếng ồn, ô nhiễm môi trường, hành vi tội phạm liên quan đến người Mỹ đã xảy ra. 

Đỉnh đểm là cuộc biểu tình hồi tháng 6/2016 được cho là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân là do một nhân viên dân sự, làm việc tại căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Okinawa, bị bắt vì tình nghi giết hại và vứt xác một cô gái địa phương 20 tuổi.

Sự vụ đã khiến cho lực lượng Mỹ trên đảo Okinawa ra thông báo dành 30 ngày để tưởng niệm nạn nhân người Nhật, đồng thời cấm các thành viên uống rượu nhằm làm dịu bớt sự phẫn nộ của người dân địa phương. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã triệu tập Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Caroline Kenedy để phản đối. Bà Kenedy cam kết với ông Kishida rằng Washington sẽ tăng cường nỗ lực nhằm ngăn chặn những vụ việc tương tự.

Không chỉ thế, sự việc trên cũng góp phần đã “bước lùi” nỗ lực cải thiện tình hình trên đảo Okinawa của Chính phủ Mỹ cũng như Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đồng thời khiến kế hoạch chuyển căn cứ Marines Futenma đến nơi ít dân hơn trên đảo sẽ khó có thể thực hiện được.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.