Mỹ sẽ thường xuyên thách thức Trung Quốc ở Biển Đông

Máy bay chiến đấu F18 của Hải quân Mỹ hạ cánh trên tàu sân bay USS Carl Vinson sau một cuộc tuần tra ở Biển Đông. 
Ảnh: AP
Máy bay chiến đấu F18 của Hải quân Mỹ hạ cánh trên tàu sân bay USS Carl Vinson sau một cuộc tuần tra ở Biển Đông. Ảnh: AP
(PLO) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê duyệt kế hoạch do Bộ Quốc phòng đề xuất, theo đó yêu cầu thường xuyên thách thức các yêu sách chủ quyền vô lý mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông, tờ Breitbart News đưa tin. 

Tờ báo trên dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis hồi tháng 4 vừa qua đã gửi Nhà Trắng bản kế hoạch trong đó vạch ra lịch trình cụ thể cho cả năm về thời điểm các tàu của Hải quân Mỹ thực hiện những cuộc tuần tra tự do hàng hải (FONOP) qua những vùng biển quốc tế mà Trung Quốc đòi chủ quyền bất hợp pháp.

Theo bản kế hoạch mới, Nhà Trắng sẽ nắm được rõ thời điểm dự kiến tiến hành các chiến dịch tự do hàng hải nên sẽ không bị bất ngờ mỗi khi nhận được đề nghị phê chuẩn, khiến việc phê chuẩn diễn ra nhanh hơn trước. Việc được phê duyệt nhanh hơn sẽ tạo điều kiện để các chiến dịch tuần tra của Mỹ được tiến hành “rất thường xuyên và rất đều đặn”, và trở thành 1 phần của chương trình tuần tra thường xuyên nhằm đảm bảo các vùng biển trên thế giới được tự do thay vì chỉ là một sự kiện mang tính chất vụ việc.

Vẫn theo vị quan chức giấu tên, theo bản kế hoạch do ông Mattis gửi đi, các đề nghị thực hiện FONOP sẽ bắt đầu từ Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, sau đó được gửi tới Hạm đội Thái Bình Dương, tới Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc rồi sau đó là Hội đồng an ninh quốc gia (NSC). Lầu Năm Góc cũng sẽ gửi kèm các đề nghị tới Bộ Ngoại giao Mỹ khi gửi tới NSC để đảm bảo những hoạt động đó không ảnh hưởng tới các sáng kiến ngoại giao mà Mỹ đang thực hiện. Vị quan chức này cho biết thêm rằng, khi ông Trump mới lên nắm quyền, các đề nghị thực hiện những FONOP đã được gửi tới Lầu Năm Góc nhưng không được phê duyệt vì ông Mattis khi đó muốn đợi có được một bản kế hoạch tổng thể mới chính thức đề xuất lên tổng thống. 

Mỹ trong nhiều thập kỷ qua thường xuyên tiến hành các FONOP ở khắp thế giới. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2015, chính quyền của cựu Tổng thống Obama đã dừng các cuộc tuần tra này ở Biển Đông do không được NSC chấp thuận thực hiện. Trong năm 2016, chỉ 3 cuộc tuần tra như vậy được thực hiện. Trong thời gian này, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp phi pháp và đưa các thiết bị quân sự lên đó. Khi đó, các chiến dịch tuần tra được yêu cầu, xem xét và phê chuẩn riêng rẽ theo từng vụ việc, khiến quá trình phê duyệt mất thời gian hơn và cũng tạo ấn tượng rằng các hoạt động như vậy là để đáp trả những hành động cụ thể của Trung Quốc thay vì là một phần của các chiến dịch thường xuyên của hải quân Mỹ.

Hiện chưa rõ kế hoạch nói trên là một phần của một chiến lược lớn hơn của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương hay chỉ nhằm mục đích khiến FONOP trở thành hoạt động thường xuyên hơn ở Biển Đông. Song, ông Joseph Liow – trưởng khoa Chính trị quốc tế tại trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam – cho rằng việc thường xuyên thực hiện các FONOP có ý nghĩa quan trọng. Bởi, mức độ thường xuyên của các chiến dịch này thường được nhiều người xem là thước đo việc thực hiện các cam kết của người Mỹ đối với khu vực. 

Ông Harry Kazianis – giám đốc về nghiên cứu quốc phòng ở Trung tâm lợi ích quốc gia – cũng cho rằng hải quân Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông là việc tốt và ông hoàn toàn ủng hộ. “Trung Quốc phải biết rằng chúng ta chắc chắn sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Đó là việc không có gì phải bàn cãi”, ông nói.

Song, ông này cảnh báo rằng FONOP không thể là công cụ duy nhất mà Washington sử dụng để bác bỏ những yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông như thời ông Obama. “Chính phủ của ông Trump cần phải đưa ra được một chiến lược toàn diện để ngăn chặn những hành vi cưỡng ép và đe dọa của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Nếu không, chỉ trong vài năm nữa, Bắc Kin sẽ thống trị cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, ông cảnh báo. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.