Mỹ: Nguy cơ an ninh từ quy định miễn thị thực

Các nghị sĩ Mỹ đã báo động về các quy định cho phép hàng triệu người châu Âu đến Mỹ mà không cần thị thực
Các nghị sĩ Mỹ đã báo động về các quy định cho phép hàng triệu người châu Âu đến Mỹ mà không cần thị thực
(PLO) -Các nghị sĩ đảng Cộng hòa của Mỹ đã báo động về các quy định cho phép hàng triệu người châu Âu đến Mỹ mà không cần thị thực, đồng thời cảnh báo rằng các phần tử thánh chiến có thể lợi dụng lỗ hổng của chương trình này. 

Phát biểu trong phiên điều trần ngày 3/5 về vấn đề an ninh liên quan đến Chương trình Miễn thị thực Mỹ (VWP), Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa Hạ viện Mỹ Michael McCaul nêu rõ các tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng và Al-Qaeda đã hứng chịu những thất bại nặng nề tại Syria và Iraq. Do lãnh thổ mà các lực lượng này kiểm soát đang giảm dần, số tay súng hồi hương ngày càng nhiều lên. 

Tìm kiếm lỗ hổng

Người đứng đầu Lực lượng Đặc nhiệm chống khủng bố vào Mỹ, Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Mike Gallagher đã viện dẫn các vụ tấn công đẫm máu tại Paris (Pháp), Brussels (Bỉ), Nice của Pháp và Berlin (Đức) làm ví dụ cho thấy Mỹ nên tăng cường cảnh giác.

Theo ông, đa số các tay súng này đều là công dân châu Âu với hộ chiếu hợp pháp, do đó các đối tượng này hoàn toàn có thể vào Mỹ thông qua thị thực hợp lệ hoặc VWP. Dù có nhiều lợi ích đến từ hệ thống chào đón người nhập cư trong các lĩnh vực như du lịch, thương mại và kinh doanh, song Mỹ cần xem xét dưới góc nhìn của các phần tử khủng bố nhằm tìm ra các lỗ hổng tiềm tàng. 

Hàng triệu công dân của 38 nước giàu có, trong đó có 30 nước châu Âu, đang được hưởng lợi từ việc miễn thị thực khi cho phép họ đến Mỹ trong 90 ngày mà không cần trải qua quá trình làm thủ tục kéo dài, chỉ cần nộp đơn xin phép thông qua Hệ thống Điện tử cấp phép đi lại (ESTA) trước khi du lịch.

Tuy nhiên, kể từ khi xảy ra các vụ tấn công đẫm máu tại Pháp năm 2015, với thủ phạm hoặc sự trợ giúp từ các phần tử thánh chiến mang hộ chiếu Pháp và Bỉ, nhiều nghị sĩ Mỹ coi việc miễn thị thực là một lỗ hổng an ninh nguy hiểm.

Tháng 12/2015, chỉ vài tuần sau vụ tấn công đẫm máu tại Paris khiến 130 người thiệt mạng và hơn 350 người bị thương, Quốc hội Mỹ đã siết chặt các quy định của VWP, theo đó cấm người nước ngoài được hưởng chương trình này nếu họ đã đến một trong 7 nước có nguy cơ như Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen sau thời điểm tháng 3/2011. Luật này cũng cấm công dân của các nước VWP mang hai quốc tịch từ Iran, Iraq, Sudan hoặc Syria được hưởng chương trình này. 

Số người nhập cư bị trục xuất giảm

Theo thống kê của Cục Hải quan và nhập cảnh Mỹ (ICE), tổng cộng có 54.564 người bị trục xuất ra khỏi nước Mỹ do vi phạm luật nhập cư và một số luật khác kể từ sau khi Tổng thống Trump chính thức trở thành chủ nhân Nhà Trắng ngày 20/1 vừa qua. Con số này giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn 33% so với số liệu của đầu năm 2014 bất chấp các chính sách chống nhập cư trái phép của chính quyền Tổng thống Trump. 

Xu hướng người nhập cư trái phép bị trục xuất giảm dần bắt đầu từ năm 2014 dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, người luôn chủ trương nhẹ tay với các trường hợp nhập cư trái phép nhưng không phạm tội. ICE không đưa ra bình luận nào để giải thích cho xu hướng giảm tiếp tục diễn ra bất chấp những thay đổi về chính sách.

Trong khi đó, một thống kê khác của tổ chức nhập cư độc lập TRAC cho thấy số lượng các hồ sơ trục xuất người nhập cư trái phép đang chờ tòa xét xử tăng lên rõ rệt. Nếu như trước khi ông Trump lên cầm quyền, con số này ở mức 100.000 vụ thì sau ba tháng đã tăng lên 540.000 vụ. Ước tính, sau một thời gian dài chờ đợi, trung bình mỗi vụ cần tới 600 ngày giải quyết. 

Trước đó, Tổng thống Trump đã cam kết sẽ trục xuất nhiều nhất có thể trong số 11 triệu người được cho là nhập cư trái phép, kể cả những người đã sinh sống và làm việc tại "xứ sở cờ hoa" nhiều thập kỷ qua. Chính quyền mới tại Mỹ chủ trương tập trung vào những đối tượng nhập cư trái phép có hành vi phạm pháp, đặc biệt là các trường hợp tham gia vào các băng đảng tội phạm hay các nhóm buôn bán ma túy.

Tuy nhiên, hồi tuần trước, tờ Washington Post đưa tin khoảng 50% số 675 người nhập cư bị bắt giữ trong khoảng thời gian sau khi tổng thống Trump nhậm chức không có dấu hiệu phạm tội hoặc chỉ đơn giản là vi phạm luật giao thông.

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.