Mỹ bắt tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép

Một tàu của Lực lượng tuần duyên Mỹ đóng tại Hawaii đã bắt giữ một tàu cá do các ngư dân Trung Quốc điều khiển, bị tình nghi vơ vét thủy sản trái phép gần biển Nhật Bản.

Một tàu của Lực lượng tuần duyên Mỹ đóng tại Hawaii đã bắt giữ một tàu cá do các ngư dân Trung Quốc điều khiển, bị tình nghi vơ vét thủy sản trái phép gần biển Nhật Bản.

Tàu cá Trung Quốc ngày càng vươn xa do nguồn hải sản gần bờ biển của họ gần cạn kiệt. Ảnh: BBC
Tàu cá Trung Quốc ngày càng vươn xa do nguồn hải sản gần bờ biển của họ gần cạn kiệt. Ảnh: BBC

Phát biểu trước một tiểu ban thuộc Ủy ban An ninh nội địa của Thượng viện ngày 6/8, Tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ - đô đốc Robert J. Papp - cho biết, tàu tuần tra Rush xuất phát từ Honolulu vốn được điều tới vùng biển Alaska nhưng sau đó lại truy bắt chiếc tàu cá dọc theo Thái Bình Dương để thực thi luật đánh bắt cá thương mại.

Lực lượng tuần tra của Mỹ đã lên chiếc tàu cá này và tìm thấy 40 tấn cá trên tàu. Tàu cá này không có giấy phép đăng ký đánh bắt, đồng thời sử dụng một phương pháp đánh bắt đã bị cấm.

Theo Đô đốc Papp, cách thức hoạt động của tàu cá này có thể gọi là hành vi cướp cá vốn vẫn đang tiếp diễn. “Họ giăng lưới dài đến 8 dặm (gần 13km) và thu gom tất cả những gì chảy qua tấm lưới đó” – ông Papp nói và cho rằng nhiều đàn cá trên đường di cư đến Alaska cũng có thể bị hốt trọn.

Đô đốc Papp tại phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ cho biết thêm rằng, lực lượng tuần duyên đang làm việc với các cơ quan chức năng khác về vụ việc. Cũng theo ông Papp, thủy thủ đoàn trên tàu là công dân Trung Quốc và những người này có thể được giao lại cho phía Trung Quốc để tiến hành các thủ tục tố tụng. “Chúng ta cũng có thể đưa chiếc tàu cá này đến Mỹ đến truy tố” – ông Papp để ngỏ.

Người phát ngôn của Lực lượng Tuần duyên Mỹ David Mosely từ chối cho biết cuộc truy đuổi diễn ra vào lúc nào và ở đâu vì cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Mary Landrieu – người chủ trì buổi điều trần của tiểu ban điều tra - nói rằng ông hy vọng nhà chức trách Mỹ không chỉ truy tố những kẻ điều khiển tàu mà còn cả những kẻ thu mua cá và phanh phui mạng lưới tài trợ cho kiểu hoạt động trái phép này.

Tận thu nguồn lợi thủy sản

Ông Paul Niemeier – người đang làm việc cho Ban các vấn đề ngư nghiệp quốc tế của Cục Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ - ngày 6/8 cho biết, việc đánh bắt bằng lưới vét giữa đại dương đã bị cấm trên phạm vi toàn thế giới kể từ năm 1992. Ông Niemeier cho hay, đầu những năm 1990, hàng trăm tàu cá đã dùng phương thức đánh bắt này để vơ vét, tận thu các loại thủy sản. Những chiếc lưới mà các tàu cá này dùng thường có chiều dài từ 50 đến gần 100km.

“Lưới vét không hề phân biệt hay chọn lọc thứ gì. Tất cả mọi thứ trong dòng chảy đều có khả năng mắc lưới. Do đó, các loài động vật có vú, các loài chim biển và cá mập – tất cả những giống loài gì tồn tại dưới mặt trời, trong đó có các loại cá mà ngư dân muốn đánh bắt vào thời đó như cá ngừ hay cá hồi – đều bị bắt cả” – ông Niemeier nói.

Ông Niemeier cũng cho biết thêm rằng tình trạng đánh bắt cá bằng lưới vét đã giảm nhiều trong thời gian gần đâynhanh chóng. Hồi năm ngoái, lực lượng tuần duyên Mỹ chỉ phát hiện 2 tàu cá bị tình nghi đánh bắt kiểu này, trong đó một chiếc bị bắt giữ còn chiếc kia đã trốn thoát.

Đây không phải lần đầu tiên tàu cá Trung Quốc bị nghi ngờ vơ vét thủy sản trái phép. Trước đó, thị trưởng thành phố tự trị Kalayaan của Philippines Eugenio Bito-onon cũng đã tố cáo tàu Trung Quốc tận thu san hô ở đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gây hại môi trường biển và an ninh lương thực.

Ông Bito-onon ngày 27/7 nói rằng, các tàu của ngư dân Trung Quốc, với sự hộ tống của các tàu ngư chính, đã tận diệt san hô – vốn bị cấm - và gây tổn hại môi trường sinh thái biển. Thị trưởng Bito-onon nói các nhân viên của ông bằng mắt thường cũng có thể thấy ngư dân Trung Quốc dùng cáp thép móc vào các tảng san hô, rồi dùng tời và trục kéo lên thuyền của họ.

Minh  Ngọc (Theo AP, Inquirer, THX)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.