Muốn sống lâu, đừng để điện thoại ở những vị trí này
(PLO) - Những sự thật về điện thoại dưới đây có lẽ sẽ khiến bạn phải xem xét “chuyển nhà” cho nó đến một vị trí khác… an toàn cho sức khỏe hơn.
Sóng điện thoại gây u vú
Đó là hiện tượng mà Tiến sĩ Devra Davis - nhà dịch tễ học người Mỹ - phát hiện ra khi nghiên cứu về tác động của sóng điện thoại đến con người. Tiến sĩ Davis bắt đầu nghiên cứu đề tài này khi trào lưu cất điện thoại trong... áo ngực lan rộng tại các trường cấp 3 ở Mỹ.
Nguyên do là vì các nữ sinh Mỹ thường mặc váy đi học nên không có túi, cất vào túi xách thì lại không tiện nhắn tin, chat chít với bạn trai nên rốt cuộc, họ tận dụng vòng 1 khủng của mình làm nơi cất giữ điện thoại. Tuy nhiên, họ không biết rằng thói quen này lại là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư vú.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Davis đã phát hiện một trường hợp đặc biệt bị mắc ung thư vú. Điểm đáng lưu ý ở đây là khối u nằm ở bên ngực mà cô thường cất điện thoại bên trong. Trùng hợp hơn nữa là hình dạng của khối u lại giống hệt với hình dạng của… chiếc smartphone.
“Việc hình dáng của khối u có sự trùng hợp kỳ lạ với chiếc điện thoại khiến tôi thực sự lo ngại về những gì chúng ta có thể đang phải chịu đựng khi tiếp xúc với điện thoại thường xuyên” - Tiến sĩ Davis cho biết.
Gây yếu xương chậu và giảm lượng tinh trùng
Theo Tiến sĩ Davis, các hãng sản xuất điện thoại đã khéo léo gọi thứ sóng mà điện thoại phát ra bằng một cụm từ hoa mỹ “năng lượng tần số vô tuyến”, nhưng thực chất đây chính là bức xạ vi sóng - microwave radiation. Bức xạ vi sóng từ lâu đã được các nhà khoa học chứng minh là có tác hại nhất định đến cơ thể. Song, người sử dụng hiện nay chẳng ai biết được sự thật này.
Bạn đừng tưởng đây là chuyện do mấy nhà khoa học “rảnh” nghĩ ra, bởi ngay trong tờ hướng dẫn sử dụng điện thoại iPhone của Apple cũng có dòng chữ cảnh báo bằng tiếng Anh có nghĩa: Nếu để điện thoại ở khoảng cách dưới 15mm như đút vào túi quần, các tiêu chuẩn tiếp xúc điện tử FCC có thể bị vi phạm.
Ngoài ra, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh về tác hại này. Năm 2009, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có thói quen để điện thoại trong túi quần thường có vùng xương chậu yếu hơn. Chưa dừng lại ở đó, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng bức xạ từ điện thoại làm giảm lượng tinh trùng ở đàn ông, gây yếu sinh lý; đồng thời có thể gây loãng xương.
Một nguy cơ khác được cảnh báo là sóng điện thoại có thể gây u não mỗi khi chúng ta nghe điện thoại, dù chưa có bằng chứng rõ ràng.
Chúng ta nên cất điện thoại vào đâu?
Rõ ràng việc cất điện thoại vào túi quần, túi áo hay áo lót để lại rất nhiều hậu quả. Vậy cất điện thoại ở đâu mới bảo vệ sức khỏe?
Lời khuyên ở đây là phụ nữ tốt nhất nên cất điện thoại trong túi xách. Còn nam giới nên sử dụng bao đựng điện thoại gắn ở thắt lưng. Bên cạnh đó, chúng ta nên sử dụng tai nghe để nghe gọi thay vì áp điện thoại lên tai để hạn chế các bức xạ tác động đến não bộ.
Quan trọng nhất là chúng ta không nên sử dụng điện thoại khi lúc sóng yếu bởi thời điểm này chính là lúc điện thoại phát ra bức xạ mạnh hơn bình thường để tiếp sóng.
(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.
(PLVN) - Ngày 12/12, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐK TW CT) cho biết, sau 7 tháng tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật ghép thận, bệnh viện đã phẫu thuật thành công liên tiếp 5 ca ghép thận.
(PLVN) - Ngày 12/12, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội tổ chức hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 10 của TP Hà Nội triển khai hệ thống này.
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.
(PLVN) - Ngành y tế Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến dịch bệnh; khi có diễn biến mới sẽ phối hợp đánh giá nguy cơ đề xuất ứng phó phù hợp với căn bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại Congo.
(PLVN) - Ngày 9/12, Bộ trưởng Y tế Queensland Tim Nicholls thông báo hơn 300 lọ mẫu virus chết người đã bị mất khỏi phòng thí nghiệm an toàn sinh học ở tiểu bang Queensland, Australia, vào năm 2021.
(PLVN) - Tọa đàm “Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên” sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, từ đó tìm ra giải pháp giúp thanh niên nói chung, sinh viên nói rêng tự bảo vệ mình trước những tác hại nguy hiểm của thuốc lá.
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...
(PLVN) - Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP, Bộ Y tế), thời gian gần đây xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) liên quan đến quà vặt, đồ ăn trước cổng trường, gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh.
(PLVN) - Mới đây, hơn 200 y, bác sĩ và điều dưỡng cùng hàng trăm tình nguyện viên đã tích cực tham gia khám sàng lọc vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) dạ dày và các bệnh không lây nhiễm cho trên 3.000 người dân Thủ đô.
(PLVN) - Sáng 7/12, thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An cho biết, đơn vị này đã đã có báo cáo ban đầu về sự việc nghi ngộ độc thực phẩm khiến 84 công nhân phải nhập viện sau bữa cơm trưa.
(PLVN) - Trong năm 2024, Ninh Bình đã phối hợp với các đơn vị liên ngành tổ chức 90 cuộc thi tìm hiểu về tác hại của thuốc lá cho hàng nghìn học sinh, người dân trên địa bàn, góp phần nâng cao nhận thức về thuốc lá trong cộng đồng.
(PLVN) - Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.
(PLVN) - Sáng 6/12, tại Hà Nội, Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024, định hướng Kế hoạch năm 2025 (Hội nghị).
(PLVN) - Các lớp tập huấn về phòng, chống tác hại của thuốc lá nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng trong việc vận động, tuyên truyền cùng xây dựng môi trường không khói thuốc lá vì sức khoẻ cộng đồng...