Muốn đủ thẩm phán, điều tra viên, phải "hạ chuẩn’?

 “Đội ngũ thẩm phán các cấp hiện nay còn thiếu về số lượng so với yêu cầu xét xử, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ thẩm phán còn yếu. Sự yếu kém của đội ngũ thẩm phán đang là vấn đề bức xúc của dư luận xã hội…” - Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình đã thừa nhận như vậy tại phiên điều trần về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh tư pháp do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức.

 
“Đội ngũ thẩm phán các cấp hiện nay còn thiếu về số lượng so với yêu cầu xét xử, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ thẩm phán còn yếu. Sự yếu kém của đội ngũ thẩm phán đang là vấn đề bức xúc của dư luận xã hội…” - Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình đã thừa nhận như vậy tại phiên điều trần về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh tư pháp do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức.
Toàn cảnh phiên điều trần
Toàn cảnh phiên điều trần
Có cơ chế riêng cho đào tạo thẩm phán vùng sâu

Hiện nay, theo báo cáo của TANDTC, đội ngũ cán bộ công chức của ngành Tòa án có gần 13 ngàn người và trên 14 ngàn hội thẩm nhân dân. 100% thẩm phán TAND có trình độ cử nhân luật trở lên. Tuy nhiên, đội ngũ thẩm tra viên, thư ký TA thì chưa đạt chuẩn này.

Tình trạng “thiếu và yếu” trong đội ngũ thẩm phán do nhiều nguyên, trong đó có việc đào tạo ở bậc đại học chưa tốt, công tác đào tạo nguồn thẩm phán chưa đạt yêu cầu.

Trả lời câu hỏi của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, Chánh án TANTDTC thừa nhận: có nhiều trường hợp trong ngành chưa từng được bồi dưỡng hoặc bồi dưỡng chưa thường xuyên, do đó ảnh hưởng đến công tác chuyên môn nghiệp vụ

Để khắc phục khó khăn về nguồn cán bộ tuyển dụng, bổ nhiệm thẩm phán ở địa bàn khu vực miền núi, vùng sâu, xa, Chánh án TANDTC đề nghị Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo và báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép ngành Tòa án xây dựng Đề án về đào tạo nguồn cán bộ riêng cho khu vực này, theo hướng ngành được cấp một khoản kinh phí để chủ động tuyển cử và tổ chức việc đào tạo cử nhân luật với học sinh là người địa phương là người dân tộc ít người hoặc thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng. Sau khi tốt nghiệp sẽ phân công về công tác tại Tòa án ở địa phương và những nơi đặc biệt khó khăn về nguồn tuyển dụng.

Đề nghị hạ “chuẩn” bổ nhiệm điều tra viên.

Báo cáo về kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng điều tra viên trong lực lượng công an nhân dân, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an sau khi “điểm” những kết quả nổi bật cũng thừa nhận “số lượng đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn bổ nhiệm điều tra viên lớn, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng, bổ sung nguồn bổ nhiệm điều tra viên, nhất là tăng cường cho cấp huyện”. Đặc biệt, Thứ trưởng Ngọ cho biết: hiện còn 2169 điều tra viên được bổ nhiệm lại năm 2007 chưa đạt chuẩn về trình độ theo quy định.

Tính đến cuối 2010, số lượng điều tra viên trong công an nhân dân là 12.307 người.  trong đó có 5817 điều tra viên sơ cấp. Đến năm 2015 chỉ tính riêng lực lượng điều tra viên ở Công an cấp huyện cần bổ sung 6870 người.
Trước thông tin này, ủy viên Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền đã đặt câu hỏi: Tại sao không đủ tiêu chuẩn vẫn được bổ nhiệm, nếu luật sư đề nghị viện kiếm sát kháng nghị về kết quả điều tra của các điều tra viên này thì tính sao? Giải trình, Thứ trưởng Ngọ nhắc đến nhiều giải pháp khắc phục, trong đó có tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo.

Ngoài ra, Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ còn đề nghị sửa đổi tiêu chuẩn trình độ để bổ nhiệm chức danh điều tra viên cho phù hợp với cơ cấu bố trí trong lực lượng CAND theo hướng điều tra viên sơ cấp chỉ cần có trình độ cao đẳng nghiệp vụ điều tra đáp ứng yêu cầu bố trí đội ngũ điều tra viên cho Công an cấp huyện (hiện muốn bổ nhiệm điều tra viên phải có trình độ đại học - PV)

Tuy nhiên, đề nghị này theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu là không thỏa đáng. “Điều tra viên là chức danh quan trọng, là người bắt đầu của giai đoạn tố tụng, không thể vì thiếu mà đề nghị hạ về tiêu chuẩn trình độ. Như vậy là không đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp” - Phó chủ tịch nói.

Huy Hoàng

Đọc thêm

Hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, Thị trường và Xã hội theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

PGS, TS. Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) -  Thể chế về mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội là một nội dung của thể chế phát triển. Trong quá trình đổi mới đất nước, thể chế này từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên thể chế này vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Bài viết hướng đến phân tích làm rõ tính tất yếu phải hoàn thiện thể chế mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội ở Việt Nam hiện nay và làm rõ các nội dung hoàn thiện thể chế mối quan hệ này theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Hải Phòng: Tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật

Tại phiên tòa giả định có sự tham gia của HĐXX là những thẩm phán, kiểm sát viên, trợ giúp viên pháp lý thực thụ.
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), nhằm truyền tải pháp luật dưới hình thức trực quan sinh động cho học sinh, ngày 29/10, Sở Tư pháp Hải Phòng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Toà án nhân dân TP, Viện kiểm sát nhân dân TP tổ chức “Phiên tòa giả định” tại Trường THPT Lê Qúy Đôn, quận Hải An.

longformNữ doanh nhân cùng ước mơ phụng sự 'nông nghiệp xanh'

Bà Nguyễn Thị Hải Bình - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn STP.
Gắn bó với nhựa từ nhỏ, khởi nghiệp cũng với ngành sản xuất kinh doanh nhựa nhưng Nguyễn Thị Hải Bình lại đang đặt niềm tin và hy vọng của mình vào nghề nuôi biển với khát khao giữ được màu xanh cho biển và được làm nông nghiệp một cách bền vững nhất…

Dấu ấn trong công tác chuyển đổi số của ngành Tư pháp Thanh Hóa

Ban Chỉ đạo chuyển đổi số UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số tại Sở Tư pháp
(PLVN) - Sở Tư pháp Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả tích cực trong thực hiện chuyển đổi số (CĐS) theo các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh và của ngành Tư pháp. Qua đó, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao và đóng góp tích cực trong quá trình thực hiện các mục tiêu xây dựng, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh.

Bình Định có tân Giám đốc Sở Tư pháp

Thường trực Tỉnh ủy Bình Định trao quyết định, tặng hoa chúc mừng các đồng chí nhận nhiệm vụ mới. (Ảnh: HM)
(PLVN) - Từ ngày 1/11, tại Bình Định, Viện trưởng VKSND tỉnh giữ chức Giám đốc Sở Tư pháp, còn Giám đốc Sở Tư pháp giữ chức Phó Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy.

Đảm bảo đúng vai, đúng thẩm quyền trong xây dựng pháp luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh yêu cầu chú ý đến vấn đề đúng thẩm quyền của các cơ quan trong quá trình xây dựng pháp luật
(PLVN) -Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật đã có bước tiến rất dài, hệ thống pháp luật của chúng ta đã cơ bản đồng bộ, hoàn thiện và đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, với tư duy mới, tư duy xây dựng pháp luật cần phải có sự đổi mới có tính bứt phá để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Phát động cuộc thi "Chuyện nghề Thi hành án dân sự" trên Báo Pháp luật Việt Nam

Ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp ghi nhận và vui mừng khi Báo Pháp luật Việt Nam phát động Cuộc thi "Chuyện nghề Thi hành án dân sự"
(PLVN) - Nhằm thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI; Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS), ngày 26/10, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.

Kỷ niệm 8 năm ra mắt chuyên trang, Báo Pháp luật Việt Nam công bố giao diện mới Video Pháp luật

Các vị khách mời là lãnh đạo các Cơ quan chức năng và Báo Pháp luật Việt Nam nhấn nút công bố giao diện mới của chuyên trang Video pháp luật
(PLVN) - Tối ngày 26/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Pháp luật Việt Nam đã trang trọng Kỷ niệm 8 năm ra mắt Chuyên trang TVphapluat.vn, nay là Video Pháp luật, đồng thời công bố giao diện mới với nhiều tính năng tiện lợi, nhiều chuyên mục hấp dẫn của Chuyên trang này. Sự kiện đón nhận sự quan tâm của đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan, ban ngành Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và cộng đồng doanh nghiệp. 

TS. Chu Mạnh Hùng: Trường Đại học Luật Hà Nội triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW căn cứ trên 3 sứ mạng chính của Nhà trường

TS. Chu Mạnh Hùng: Trường Đại học Luật Hà Nội triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW căn cứ trên 3 sứ mạng chính của Nhà trường
(PLVN) -  Nghị quyết số 27-NQ/TW và Quyết định số 1156/QĐ-TTg đã tác động mạnh mẽ tới Trường Đại học Luật Hà Nội, tăng cường nhận thức của cán bộ, viên chức, người lao động và người học, chuyển hoá nhận thức vào trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Ông Nguyễn Mạnh Đông,Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã phát biểu tại Đại hội X, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: “Với thế và lực tích lũy đã được sau 40 năm đổi mới đất nước, với thời cơ, vận hội mới, chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”...

Sơn La quan tâm chính sách trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi

Người cao tuổi tại tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Người cao tuổi không chỉ là chỗ dựa tinh thần trong mỗi gia đình mà còn có những đóng góp tích cực trong mọi mặt của đời sống xã hội. Hiểu được ý nghĩa này, thời gian qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Sơn La đã trung hướng về cơ sở, bảo vệ quyền và lợi ích cho người cao tuổi.