Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên mới

TS. Chu Mạnh Hùng: Trường Đại học Luật Hà Nội triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW căn cứ trên 3 sứ mạng chính của Nhà trường

(PLVN) -  Nghị quyết số 27-NQ/TW và Quyết định số 1156/QĐ-TTg đã tác động mạnh mẽ tới Trường Đại học Luật Hà Nội, tăng cường nhận thức của cán bộ, viên chức, người lao động và người học, chuyển hoá nhận thức vào trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
TS. Chu Mạnh Hùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội: Nhà trường đã thực hiện các Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW dựa trên 03 sứ mạng chính là: đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao; nghiên cứu, chuyển giao các sản phẩm khoa học pháp lý có chất lượng cao và truyền bá tư tưởng pháp lý phục vụ sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế.

TS. Chu Mạnh Hùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội: Nhà trường đã thực hiện các Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW dựa trên 03 sứ mạng chính là: đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao; nghiên cứu, chuyển giao các sản phẩm khoa học pháp lý có chất lượng cao và truyền bá tư tưởng pháp lý phục vụ sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế.

Quy mô, chất lượng đào tạo tăng hàng năm

Ngày 09/11/2022 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới. Đồng thời, Quyết định số 1156/QĐ-TTg của Thủ tưởng chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” cũng đã được ban hành.

Đây là cơ hội thuận lợi lớn đối với Trường Đại học Luật Hà Nội khi mà các cơ quan của Đảng và Nhà nước đều quan tâm đến công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Trên cơ sở chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức phổ biến quán triệt, xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW và Quyết định số 1156/QĐ-TTg. Kế hoạch căn cứ trên 03 sứ mạng chính của Nhà trường là: đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao; nghiên cứu, chuyển giao các sản phẩm khoa học pháp lý có chất lượng cao và truyền bá tư tưởng pháp lý phục vụ sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế.

Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt công tác. Đối với công tác đào tạo, hàng năm, trên cơ sở phương hướng và Đề án tuyển sinh, chỉ tiêu, quy mô tuyển sinh tăng đều qua các năm, dao động từ 15-20%. Năm 2023, quy mô đào tạo của Trường là 15.360 sinh viên, học viên.

Bên cạnh tăng quy mô, Trường cũng không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo, công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy và học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế.

Việc rà soát, cập nhật chương trình, giáo trình tài liệu, bồi dưỡng được chú trọng thực hiện. Không chỉ là sự gia tăng về số lượng các chương trình đào tạo, nội dung và chất lượng các chương trình đào tạo cũng luôn được Trường Đại học Luật Hà Nội quan tâm. Tính ngành/chuyên ngành của các chương trình đào tạo ngày càng được thể hiện rõ nét. Đối với các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, ngoài khối kiến thức chung với các học phần tương tự nhau, tính ngành/chuyên ngành của các chương trình đào tạo thể hiện rõ nét ở cả khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngành.

Đối với công tác nghiên cứu khoa học, trong năm 2023-2024, Trường đã bảo vệ thành công cũng như đang thực hiện 11 đề tài cấp Bộ và tương đương; bảo vệ thành công 05 đề tài trọng điểm, bảo vệ nghiệm thu 28 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2023, triển khai ký hợp đồng với 47 đề tài nghiên cứu và 01 đề tài ứng dụng cấp cơ sở năm 2024.

Về nghiên cứu khoa học sinh viên, năm 2023, tổng số đề tài đăng ký dự thi là 279 đề tài, các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tập trung vào những chủ đề mang tính thời sự, pháp lý thu hút sự quan tâm của xã hội. Năm 2024, tổng số đề tài đăng ký dự thi sinh viên nghiên cứu khoa học là 338, trong đó Trường đã lựa chọn 07 đề tài gửi tham gia Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2024, 24 đề tài gửi tham gia Giải thưởng nghiên cứu khoa học Eureka. Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết 27-NQ/TW, các hội thảo khoa học theo định hướng của Nghị quyết 27-NQ/TW được chú trọng và triển khai hàng năm.

Nghị quyết số 27-NQ/TW và Quyết định số 1156/QĐ-TTg đã tác động mạnh mẽ tới Trường Đại học Luật Hà Nội ( Ảnh minh hoạ)

Nghị quyết số 27-NQ/TW và Quyết định số 1156/QĐ-TTg đã tác động mạnh mẽ tới Trường Đại học Luật Hà Nội ( Ảnh minh hoạ)

Lồng ghép nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Từ năm 2022 đến nay, để thực hiện chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho viên chức, người lao động, sinh viên và học viên, Trường thực hiện triển khai 02 kênh thông tin thu hút hơn 23 ngàn lượt xem.

Hoạt động PBGDPL cho đối tượng yếu thế, cho người dân miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có điều kiện khó khăn được Trường quan tâm triển khai. Hiện nay Trường đang thực hiện các nhiệm vụ của Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024 - 2030”. Dự kiến đến cuối năm 2024, Trường sẽ tổ chức cho 3 lớp tập huấn về kiến thức và kỹ năng PBGDPL cho khoảng 120 sinh viên khóa 47 hệ chính quy là người dân tộc thiểu số biết nói tiếng dân tộc để đến năm 2025 cho số sinh viên này về địa phương thực hiện nhiệm vụ này kết hợp với công tác thực tập cuối khóa theo chương trình đào tạo của Trường.

Hoạt động tuyên truyền pháp luật lồng ghép trong phong trào thanh niên được tổ chức thường xuyên, liên tục, đa dạng cả về hình thức, nội dung, chủ thể tham gia, chủ thể tiếp nhận. Chỉ tính từ tháng 7/2022 đến nay, Trường đã tổ chức được 34 hoạt động thiện nguyện và phổ biến tuyên truyền pháp luật hướng tới đồng bào các dân tộc thiểu số, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn…

Các đợt cao điểm tuyên truyền pháp luật với nhiều hình thức, nội dung phong phú như hội thảo, hội nghị, tọa đàm, tập huấn, tuyên truyền lưu động… liên quan đến Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Đất đai… Đặc biệt, các hoạt động tuyên truyền pháp luật thường gắn với các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ người dân xây dựng nông thôn mới, trao qua các phần quà tới các đối tượng khó khăn.

Hằng năm, nhân dịp hưởng ứng Ngày pháp Luật Việt Nam (09/11) và hướng tới Ngày thành lập Trường (10/11), Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ Tư pháp, tổ chức Cuộc thi Sáng tác tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật, Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật dành cho sinh viên. Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp của Bộ Tư pháp, Thành Đoàn Hà Nội với kết quả là đã có nhiều tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật được sáng tạo với nội dung bám sát thực tiễn,.

Bên cạnh các trụ cột chính của Nhà trường về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, Trường cũng không ngừng nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và định hướng của Bộ Tư pháp. Trường tiếp tục phát triển quan hệ đối tác với các cơ sở đào tạo luật có uy tín trên thế giới, theo đó trong một năm vừa qua, Trường đã gia hạn, ký mới biên bản ghi nhớ/thoả thuận hợp tác với 08 đối tác của Hoa Kỳ, Phần Lan, Ý, Anh, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Việc triển khai thực hiện các biên bản ghi nhớ/thoả thuận hợp tác với các đối tác nước ngoài cũng đạt được nhiều kết quả tích cực.

Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW và Đề án 1156/QĐ-TTg, Trường Đại học Luật tiếp tục triển khai một số giải pháp.

Theo đó, nhà trường sẽ tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, người có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư cả về số lượng và chất lượng; chú trọng hơn nữa công tác quảng bá tuyển sinh; tiếp tục đánh giá nhu cầu đào tạo và triển khai các bước chuẩn bị xây dựng mở mã ngành Luật Thương mại quốc tế trình độ sau đại học sau khi ngành Luật thương mại quốc tế chính thức được đưa vào Danh mục mã ngành; nghiên cứu để xây dựng phương án mở chuyên ngành Luật so sánh của ngành Luật. Xây dựng kế hoạch phát triển nghiên cứu khoa học của Trường tổng thể giai đoạn 2026 – 2030.

Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học đáp ứng nhu cầu của xã hội; chủ động, linh hoạt trong đào tạo, tổ chức đào tạo để thích ứng với mọi hoàn cảnh và đảm bảo chất lượng đầu ra.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, quản lý đào tạo trong đó có đào tạo sau đại học; khuyến khích và đảm bảo cho học viên cao học và nghiên cứu sinh được tham gia sâu hơn vào hoạt động nghiên cứu khoa học, xây dựng và phản biện chính sách; Tiếp tục cải tạo cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu và các hoạt động ngoại khóa, thực hành nghề của học viên.

Ban hành định hướng, nguyên tắc đề xuất, đánh giá, xét chọn các nhiệm vụ khoa học; Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định hướng dẫn hỗ trợ công bố quốc tế để việc hỗ trợ được thực chất, hiệu quả, phù hợp với chất lượng công bố quốc tế; bổ sung hỗ trợ kinh phí công bố quốc tế cho các giảng viên thỉnh giảng, giảng viên trong các nhóm nghiên cứu nhưng không phải giảng viên Nhà trường.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế hỗ trợ trực tiếp đối với các chủ nhiệm đề tài đấu thầu thành công đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, tỉnh và thành phố... Tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố, các đơn vị có thỏa thuận hợp tác với Nhà trường để thúc đẩy, tăng cường số lượng các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và tương đương.

Tổ chức các khóa học hướng dẫn, tập huấn về công bố quốc tế; Mở rộng, tăng cường hoặt động với các đối tác trong và ngoài nước; Tiếp tục đề xuất với Bộ Tư pháp cơ chế thực hiện đề tài cấp Bộ với kinh phí đối ứng từ nguồn kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường.

Xúc tiến xây dựng chương trình đào tạo cử nhân bằng tiếng Anh để thu hút sinh viên, giảng viên nước ngoài tham gia vào các chương trình trao đổi; đối với chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu, tiến sĩ mạnh dạn thử nghiệm chương trình đào tạo bằng tiếng Anh cho các học viên, nghiên cứu sinh nước ngoài có khả năng học và làm luận văn, luận án bằng tiếng Anh. Tăng cường bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) cho đội ngũ giảng viên để thúc đẩy các hoạt động trao đổi giảng dạy, hợp tác nghiên cứu.

Bên cạnh sự nỗ lực của Nhà trường theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW cũng rất cần sự quan tâm của Đảng và các cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm soát chất lượng đào tạo luật và quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo luật để đảm bảo chất lượng, hiệu quả nguồn nhân lực pháp luật.

Có thể nói, Nghị quyết số 27-NQ/TW và Quyết định số 1156/QĐ-TTg đã tác động mạnh mẽ tới Trường Đại học Luật Hà Nội, Nghị quyết đã tăng cường nhận thức của cán bộ, viên chức, người lao động và người học. Chuyển hoá nhận thức vào trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

TS. Chu Mạnh Hùng

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Khát vọng dở dang và đợi chờ một phép màu đến với Thư ký thi hành án Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển

Dù đang tạm dừng công việc nhưng có dịp, anh Hiển (phái trái) vẫn ghé cơ quan trò chuyện, chia sẻ cùng đồng nghiệp để nguôi nỗi nhớ nghề.
(PLVN) - Hơn 5 tháng trôi qua cũng là quãng thời gian anh Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển – Thư ký Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP Đà Lạt , Lâm Đồng sống trong bóng tối khi đôi mắt bỗng d ư ng bị mù. Điều đáng khâm phục là tinh thần lạc quan, khát vọng cống hiến vẫn tràn trề trong khối óc con tim người cán bộ thi hành án ấy. Anh luôn tin tưởng đôi mắt sẽ sáng trở lại để sớm quay lại với công việc, hoàn thành những ước mơ dang dở .

Rút gọn quy trình, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy

Các đại biểu QH rất quan tâm đến Dự án Luật Ban hành VBQPPl (sửa đổi)
(PLVN) - Ngày 12/2, ngay sau Phiên khai mạc, Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV đã nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại các Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi, một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật.

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

Các đại biểu dự phiên làm việc chiều 12/2. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc ban hành Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: “Luật làm luật” sẽ tác động đến cả hệ thống pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
(PLVN) - Một trong 4 dự án Luật quan trọng sẽ được Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 12/2 thảo luận và thông qua là dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) , một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về dự án Luật này.

Quy trình xây dựng, ban hành văn bản có thể rút gọn từ 22 xuống 10 tháng

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách gồm 4 bước cơ bản, trên cơ sở chính sách được thông qua thì sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình gồm 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Với quy trình này, có thể rút ngắn thời gian ban hành luật có thể từ 22 xuống 10 tháng.

Lời giải từ chủ trương xã hội hóa trong đầu tư sân bay

Sân bay Phú Quốc được nâng cấp hiện đại.
(PLVN) - Phú Quốc là địa điểm tổ chức APEC 2027, đồng nghĩa thành phố đảo chỉ còn 2 năm chạy đua tháo gỡ những “điểm nghẽn”, đặc biệt là về hạ tầng hàng không để nắm lấy cơ hội vàng “bước chân” ra thế giới. Đây là lĩnh vực mà khu vực kinh tế tư nhân có thể tham gia để đóng góp cho sự phát triển của điểm đến và đất nước. Các doanh nghiệp cần làm gì để tham gia giải quyết những “bài toán” của đất nước như yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị ngày 10/2 của Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới?

Nâng cấp năng lực hàng không - “mệnh lệnh” để Phú Quốc phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên mới

Năm 2024, sân bay Phú Quốc đã khai thác hơn 4,1 triệu khách (gần 2 triệu khách quốc tế), vượt công suất thiết kế.
(PLVN) -  Phú Quốc được bình chọn là hòn đảo đẹp thứ 2 thế giới, có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất Đông Nam Á nhưng hạ tầng hàng không được đánh giá chưa đáp ứng nhu cầu. Công suất và mức độ ứng dụng công nghệ tại sân bay có khoảng cách khá xa với các điểm đến trong khu vực. Đây cũng là trăn trở của đảo ngọc trước thềm APEC 2027 và tương lai của ngành du lịch thành phố.

Cần nghiên cứu mở rộng hơn đối tượng được tham vấn chính sách

Cần nghiên cứu mở rộng hơn đối tượng được tham vấn chính sách
(PLVN) -Chiều 11/2, sau khi được thẩm tra tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì làm việc với các đơn vị trong và ngoài Bộ để tiếp tục chỉnh lý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi), bảo đảm cao nhất chất lượng của dự án Luật sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 dự kiến diễn ra từ ngày 12-19/2/2025.

Cục trưởng Nguyễn Tuyên cùng hành trình 10 năm nhiều sáng kiến đổi mới

Ông Nguyễn Tuyên, Cục trưởng Cục THADS Tuyên Quang
(PLVN) -Với gần 10 năm đứng đầu cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) của tỉnh Tuyên Quang, ông Nguyễn Tuyên đã để lại nhiều dấu ấn trong sự nghiệp. Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, ông đã cùng với tập thể Lãnh đạo Cục, lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Cục và các Chi cục THADS trực thuộc có nhiều sáng kiến, cải cách để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

Sinh hoạt chuyên đề "95 năm vinh quang Đảng Cộng sản Việt Nam, tự hào và trách nhiệm"

Cảnh buổi sinh hoạt chuyên đề.
(PLVN) - Chiều 10/2, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức buổi Sinh hoạt chuyên đề “95 năm vinh quang Đảng Cộng sản Việt Nam, tự hào và trách nhiệm”.  PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Nguyên Phó trưởng Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Nguyên Tổng Thư ký Hội đồng lý luận Trung ương đã truyền đạt thông tin chuyên đề.