Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, Thị trường và Xã hội theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

PGS, TS. Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
PGS, TS. Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) -  Thể chế về mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội là một nội dung của thể chế phát triển. Trong quá trình đổi mới đất nước, thể chế này từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên thể chế này vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Bài viết hướng đến phân tích làm rõ tính tất yếu phải hoàn thiện thể chế mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội ở Việt Nam hiện nay và làm rõ các nội dung hoàn thiện thể chế mối quan hệ này theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Tính tất yếu phải hoàn thiện thể chế mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội

Thứ nhất, thể chế mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội là một nội dung của thể chế phát triển và là nền tảng quan trọng của quản trị quốc gia.

Trong lý thuyết kinh tế học thể chế, thể chế bao hàm ba khía cạnh quan trọng nhất, đó là “luật chơi (chính thức và phi chính thức), cách chơi (cơ chế/chế tài thực thi) và người chơi (con người, tổ chức). Tầm quan trọng của thể chế phát triển nói chung, thể chế mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội nói riêng đã được chứng minh cả phương diện lý luận và thực tiễn.

Trong cuốn sách “Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói: Tại sao các quốc gia thất bại”, tác giả Daron Acemoglu và James A.Robinson đã cho rằng, nguồn gốc nghèo đói và thịnh vượng: 1) Không phải từ vị trí địa lí vì “giả thuyết địa lí không những không giúp giải thích nguồn gốc của sự thịnh vượng trong suốt chiều dài lịch sử thế giới, và nhìn chung không chính xác khi nhấn mạnh vào vai trò của vị trí địa lí, mà còn không thể lí giải trình trạng cách biệt giàu nghèo” ; 2) Không phải từ nguồn gốc văn hoá vì “giả thuyết văn hoá cũng không giúp giải thích các khía cạnh khác trong bức tranh về vị thế giữa các quốc gia hiện nay” ; 3) Không có nguồn gốc từ sự vô minh (Ignorance) vì “nó không giúp giải thích cả nguồn gốc của sự thịnh vượng trên thế giới lẫn tình trạng cách biệt giàu nghèo xung quanh chúng ta” .

Thực chất nguồn gốc nghèo đói và thịnh vượng xuất phát từ chất lượng thể chế: “Các nước có thành công kinh tế khác nhau là do các thể chế và các quy tắc khác nhau tác động đến sự vận hành của nền kinh tế và động cơ của dân chúng một cách không giống nhau” . Trong đó, thể chế dung hợp - Inclusive Institution (đối lập với thể chế chiếm đoạt Extractive Institution) được các tác giả này cho là phù hợp nhất vì: 1) Về mặt kinh tế, thể chế dung hợp “tạo ra các thị trường dung hợp, không chỉ cho phép dân chúng tự do theo đuổi các thiên hướng nghề nghiệp trong cuộc sống theo cách phù hợp nhất với tài năng của họ mà còn mang lại một sân chơi bình đẳng, tạo cho họ cơ hội để làm điều đó” ; 2) Về mặt chính trị, thể chế dung hợp “làm cho quyền lực được phân phối rộng rãi trong xã hội và hạn chế sử dụng quyền lực” . Do vậy, thể chế dung hợp là thể chế phù hợp với nhiều mô hình xã hội đương đại vì phát huy tốt các nguồn lực cho phát triển xã hội, đặc biệt trong nâng chất lượng và hiểu quả quản trị quốc gia.

Trong lý thuyết kinh tế học thể chế, thể chế bao hàm ba khía cạnh quan trọng nhất, đó là “luật chơi (chính thức và phi chính thức), cách chơi (cơ chế/chế tài thực thi) và người chơi (con người, tổ chức). (Hình minh họa)

Trong lý thuyết kinh tế học thể chế, thể chế bao hàm ba khía cạnh quan trọng nhất, đó là “luật chơi (chính thức và phi chính thức), cách chơi (cơ chế/chế tài thực thi) và người chơi (con người, tổ chức). (Hình minh họa)

Khái niệm quản trị quốc gia/quản trị nhà nước (Governance) dùng để chỉ toàn bộ quá trình tổ chức và điều hành hoạt động nhà nước được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau, trong đó bao gồm nhà nước, thị trường và các thiết chế xã hội thông qua hệ thống thế chính thức (pháp luật) và thể chế phi chính thức (luật tục, quy phạm đạo đức, quy phạm văn hoá, quy phạm tôn giáo, v.v..).

Mỗi thành tố này có vị trí, vai trò quan trọng, bổ trợ cho nhau, bù đắp những khiếm khuyết của nhau và thúc đẩy nhau phát huy những ưu thế của mình trong quản trị quốc gia. Vì thế, xử lý đúng đắn, kịp thời mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội nhằm “giải phóng các nguồn lực, tạo động lực phát triển, phát huy dân chủ và giữ vững định hướng phát triển”. Trong đó, nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chủ động phối hợp với các chủ thể khác cùng nhà nước hoạch định, thực thi chính sách công và cung ứng dịch vụ công .

Thứ hai, Nhà nước, thị trường và xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Nhà nước trong mối quan hệ với thị trường và xã hội

Nhà nước là một thiết chế công quyền đặc biệt, với những công cụ và phương thức chuyên biệt, đủ khả năng để điều hành, dẫn dắt các chủ thể khác thực hiện theo ý chí của mình. Sự hiện diện của nhà nước nhằm giải quyết hai vấn đề: (i) giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra mà không có một chủ thể nào khác có đủ khả năng thực hiện (thiết lập, duy trì trật tự chung cho toàn xã hội; giữ gìn an ninh, quốc phòng; thiết lập và duy trì quan hệ đối ngoại; thiết lập các nền tảng cho hoạt động kinh tế, xã hội; điều hoà lợi ích); (ii) thực hiện một số hoạt động tạo lập giá trị công, như cung cấp dịch vụ công, tạo lập hạ tầng kinh tế - xã hội với phạm vi quốc gia, vùng, khu vực, điều mà các chủ thể khác không có đủ khả năng thực hiện hoặc không muốn thực hiện vì nguồn lực quá lớn, thời gian đầu tư rất lâu, khó thu hồi vốn.

Trong kinh tế học thể chế, nhà nước thể hiện ở nhiều vai khác nhau: (1) nhà nước tạo ra luật chơi (hệ thống các thể chế nhà nước để quản lý, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội); (2) nhà nước tạo ra sân chơi (tạo lâp môi trường, không gian kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội); (3) nhà nước tham gia và dẫn dắt cuộc chơi (dẫn dắt các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; sử dụng các dịch vụ hàng hoá; cung cấp các dịch vụ công); (4) nhà nước điều khiển cuộc chơi theo đúng luật (kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và xử lý các chủ thể vi phạm).

Điều đó, ở bất cứ xã hội nào (ngay cả trong xã hội không tồn tại nhà nước theo theo đúng nghĩa – xã hội cộng sản nguyên thuỷ hoặc xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc đó nhà nước tồn tại dưới dạng tổ chức xã hội tự quản) thì nhà nước vẫn giữ được những chức năng cơ bản của mình mà không có một chủ nào có thể thay thế được hoàn toàn những chức năng đó. Tất nhiên, mức độ chia sẻ các chức năng của nhà nước với thị trường và xã hội tuỳ thuộc rất nhiều bản thân nhà nước, cũng như sự tích cực tham gia của thị trường và xã hội, nhưng chắc chắn rằng, thị trường và xã hội không bao giờ có thể thay thế hoàn toàn nhà nước.

Nhà nước cần thị trường và xã hội tạo “áp lực” để thay đổi, hoàn thiện bản thân; đồng thời khắc phục những hạn chế, bổ sung nguồn lực và gia tăng kiểm soát (Ảnh minh họa)

Nhà nước cần thị trường và xã hội tạo “áp lực” để thay đổi, hoàn thiện bản thân; đồng thời khắc phục những hạn chế, bổ sung nguồn lực và gia tăng kiểm soát (Ảnh minh họa)

Trong mối quan hệ với thị trường và xã hội, nhà nước luôn là “nhạc trưởng”, giữ vai trò chủ đạo trong việc dẫn dắt, tạo lập, điều phối và xử lý các tình huống khẩn cấp hoặc là những nguy cơ đe dọa đối với sự bền vững phát triển.

Nhà nước tác động đến thị trường và xã hội bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Với ưu thế của mình, nhà nước áp đặt sức mạnh vật chất của quyền lực công lên toàn xã hội, từ đó làm nảy sinh những “khiếm khuyết” mà không thể tự khắc phục, đó là tính ì, quan liêu, cửa quyền, tuỳ tiện... Vì thế, nhà nước cần thị trường và xã hội tạo “áp lực” để thay đổi, hoàn thiện bản thân; đồng thời khắc phục những hạn chế, bổ sung nguồn lực và gia tăng kiểm soát.

Bên cạnh đó, sự thất bại của nhà nước còn do mâu thuẫn giữa năng lực quản lý với sự phức tạp của đối tượng quản lý, đặc biệt trong bối cảnh VUCA (Thuật ngữ VUCA (Volatility (Biến động), Uncertainty (Không chắc chắn), Complexity (Phức tạp) và Ambiguity (Mơ hồ) đánh dấu sự thừa nhận rằng môi trường kinh doanh và xã hội ngày nay đầy rẫy sự biến đổi và không chắc chắn. Sự phức tạp và mơ hồ của các tình huống và thông tin khiến việc đưa ra quyết định và dự đoán trở nên khó khăn). Hơn nữa, học thuyết mác-xít đã chỉ rõ, sự tồn tại của nhà nước là biểu hiện của “những mâu thuẫn đối kháng giai cấp không thể điều hoà được”, vì thế trong xã hội này, “những lợi ích, nhu cầu, tư tưởng không thuần nhất và thường có xu hướng hành động thông qua tổ chức (đảng phái chính trị, công đoàn, nhóm lợi ích, nhóm độc quyền, ...) nhằm bảo vệ lợi ích của mình” , nghĩa là bản thân trong “nội hàm khái niệm nhà nước” đã ẩn chứa sự bất bình đẳng.

Thị trường trong mối quan hệ với nhà nước và xã hội.

Thị trường “đóng vai trò quyết định trong xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ; tạo động lực huy động, phân bổ hiệu quả các nguồn lực; điều tiết sản xuất và lưu thông; điều tiết hoạt động của doanh nghiệp, thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém”, qua đó cung cấp môi trường cho các chủ thể kinh tế trao đổi, thực hiện lợi ích của mình; kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả; bảo đảm sự thỏa mãn lợi ích kinh tế của các chủ thể khi tiến hành hoạt động kinh tế .

Trong các loại hàng hoá, dịch vụ được cung cấp trên thị trường, hàng hoá, dịch vụ công là loại rất đặc biệt. Tính đặc biệt của nó thể hiên ở chỗ, đây là hàng hoá, dịch vụ có mức tiêu thụ không có đối thủ (một người tiêu thụ nó không ngăn cản người khác làm như vậy) và cũng không loại trừ (không thể ngăn cản mọi người tiêu thụ nó). Điều đó cho thấy, hàng hoá, dịch vụ công có đặc điểm là không han chế người tiêu dùng và việc tiêu dùng của người ngày không làm hạn chế cơ hội sự dụng của người khác. Thực tế chỉ có nhà nước mới đủ khả năng và có lý do cung ứng hàng hoá, dịch vụ công một cách vô điều kiện, trong khi đó các chủ thể kinh tế tư nhân nếu có thể cung ứng hàng hoá, dịch vụ công thì cũng không hoàn toàn miễn phí, ngay cả doanh nghiệp xã hội tham gia vào việc này cũng ẩn chứa những lợi ích vô hình nào đó. Vì thế, việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ công từ khu vực tư nhân cũng dựa trên sự điều phối của nhà nước.

Xã hội trong mối quan hệ với nhà nước và thị trường.

Xã hội là không gian rộng lớn, liên kết các cá nhân, các tổ chức với nhau, tạo thành mạng lưới gắn kết với nhau ở các mức độ khác nhau. Thông qua các cá nhân, tổ chức, xã hội “có vai trò tạo sự liên kết, phối hợp hoạt động, giải quyết những vấn đề phát sinh giữa các thành viên; đại diện và bảo vệ lợi ích của các thành viên trong quan hệ với các chủ thể, đối tác khác; cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các thành viên; phản ánh nguyện vọng, lợi ích của các tầng lớp Nhân dân với Nhà nước và tham gia phản biện luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước, giám sát các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực thi pháp luật” .

Cả nhà nước và thị trường đều tồn tại trong không gian xã hội và thông qua mạng lưới xã hội để thể hiện vai trò của mình. Trong không gian này, thị trường và nhà nước thường thất bại trong những bối cảnh giống nhau và vì những lý do giống nhau. Đó là lý do tại sao các xã hội khác nhau kết thúc với các hỗn hợp khác nhau giữa nhà nước và thị trường, và không bao giờ hoặc chỉ một nhà nước can thiệp hoàn toàn hoặc một nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do. Trong xã hội, vấn đề đạo đức luôn được các chủ thể xã hội quan tâm, đây trở thành quy phạm cơ bản và bền vững trong các quy phạm xã hội. Nhưng vấn đề đạo đức ở đây là ranh giới giữa nhà nước và thị trường không ngừng xuất hiện và hoà cùng với các sự kiện, xu hướng chính trị, ý tưởng kinh tế và lựa chọn chính sách gắn bó chặt chẽ với nhau, phát triển cùng nhau .

Chính vì thế, nhà nước, thị trường và xã hội cần được nhìn nhận như những mặt bổ sung cho nhau, cùng đảm đượng việc “kiềm chế và đối trọng”, nghĩa là bổ khuyết, thúc đẩy nhau chứ không phải là thay thế, triệt tiêu nhau trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế . Nếu tuyệt đối hóa một mặt nào của “bộ ba” Nhà nước, thị trường và xã hội thì sẽ “gây nên những xung đột, làm trầm trọng thêm “khuyết tật” của từng thành tố, thậm chí đối nghịch nhau”. Mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội là một trong những mối quan hệ cơ bản, quan trọng được Đảng ta đề ra trong Đại hội XIII và cần được nhận thức rõ và giải quyết tốt.

Thứ ba, thể chế mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập.

Đánh giá tổng thế hệ thống thể chế ở Việt Nam sau 35 đổi mới toàn diện đất nước, Đại hội XIII của Đảng đã nhận xét thẳng thắn “Hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn”. Hệ thống pháp luật là nòng cốt của thể chế mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, trong đó, thể chế tổ chức, hoạt động của nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, các quy định về “chức năng, nhiệm vụ, phân cấp, phân quyền chưa thật rõ ràng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động còn hạn chế”; thể chế thị trường còn nhiều vướng mắc, “chất lượng luật pháp và chính sách trên một số lĩnh vực còn thấp”. Thực tế cho thấy, nhiều quy định về đất đai, đăng ký tài sản, giao dịch điện tử, thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ dữ liệu cá nhân, các quy định điều chỉnh các mô hình kinh doanh mới trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quy định về giải quyết tranh chấp thương mại v.v. đang rất cần được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới; “Môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, minh bạch. Chưa tạo được đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển. Thể chế phát triển, điều phối kinh tế vùng chưa được quan tâm và chậm được cụ thể hoá bằng pháp luật nên liên kết vùng còn lỏng lẻo… Thực hiện cơ chế giá thị trường đối với một số hàng hoá, dịch vụ công còn lúng túng. Một số loại thị trường, phương thức giao dịch thị trường hiện đại chậm hình thành và phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, chưa hiệu quả, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất… việc bảo vệ thị trường trong nước, phòng ngừa, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế còn bất cập”; “Thể chế quản lý xã hội còn nhiều hạn chế”.

Nội dung hoàn thiện thể chế mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Hoàn thiện thể chế mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội cần: (i) tiếp tục tạo lập môi trường pháp lý toàn diện, đồng bộ, thống nhất để các chủ thể này thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; (ii) hoàn thiện tổ chức, hoạt động nhà nước; hoàn thiện các thị trường; phát huy vai trò của xã hội; (iii) hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.

Thứ nhất, tạo lập môi trường pháp lý toàn diện, đồng bộ, thống nhất để Nhà nước, thị trường và xã hội phát đầy đủ vai trò của mình.

Để phát huy vai trò của Nhà nước, Đại hội XIII yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm “xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền” và kiểm soát quyền lực “bằng pháp luật” nhằm thực hiện mục tiêu “nhốt quyền lực vào trong lồng thể chế và chính sách”, bên cạnh đó, “hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp” làm cơ sở chính trị nhằm cụ nội dung hiến định: “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định” (Khoản 2 Điều 119, Hiến pháp năm 2013). Hơn nữa, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước phải đặt trong tổng thể kiểm soát quyền lực trong hệ thống chính trị, tạo cơ chế chặt chẽ giữa kiểm soát quyền lực nhà nước với kiểm soát quyền lực chính trị trong Đảng, vì thế các cấp, các ngành phải “thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền” , nhằm kiểm soát tham nhũng.

Để phát huy được vai trò của thị trường, nhà nước cần “Xây dựng khung pháp luật, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; ... Tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế ; bên cạnh đó, Nhà nước “xây dựng và hoàn thiện thể chế, bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; tạo môi trường thuận lợi, công khai, minh bạch cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và thị trường hoạt động; điều tiết, định hướng, thúc đẩy kinh tế phát triển, gắn kết phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh… quản lý nền kinh tế bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các tiêu chuẩn, định mức và lực lượng kinh tế nhà nước phù hợp với các yêu cầu và quy luật của kinh tế thị trường” .

Để phát huy vai trò của xã hội, Đại hội XIII yêu cầu tiếp tục thể chế hoá cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, đặc biệt cần bổ sung và chế hoá cơ chế “dân quyết” vào cơ chế trên để bảo bảo sự đồng bộ, thống nhất và toàn diện, thực chất của cơ chế thực hành dân chủ.

Thứ hai, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thiết chế Nhà nước, thị trường và xã hội.

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, trong đó: (i) Quốc hội tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong thực hiện chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao;(ii) Chính phủ tiếp tục đổi mới và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch; tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; tăng cường năng lực dự báo, phân tích và đề xuất chính sách trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành, giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương, bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất đồng thời phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành. Điều này khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã tồn tại trong rất nhiều năm qua, nhưng đồng thời đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương, không chấp nhận sự khu biệt, cục bộ địa phương, tự trị; tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, bảo đảm chất lượng, hoạt động hiệu quả; nâng cao chất lượng dịch vụ công đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành pháp phục vụ, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, trong sạch, công khai, minh bạch và vững mạnh; (iii) Xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, trong đó, xây dựng các “thiết chế tư pháp hiện đại, trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, nghiêm minh, tăng cường tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, ổn định”, “Tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý của người dân và doanh nghiệp”; (iv) Tiếp tục hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt theo luật định, trong đó hướng đến “xây dựng và vận hành các mô hình quản trị chính quyền đô thị theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả”.

Để phát huy vai trò của xã hội, Đại hội XIII yêu cầu tiếp tục thể chế hoá cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, đặc biệt cần bổ sung và chế hoá cơ chế “dân quyết” vào cơ chế trên để bảo bảo sự đồng bộ, thống nhất và toàn diện, thực chất của cơ chế thực hành dân chủ ( Ảnh minh họa)Để phát huy vai trò của xã hội, Đại hội XIII yêu cầu tiếp tục thể chế hoá cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, đặc biệt cần bổ sung và chế hoá cơ chế “dân quyết” vào cơ chế trên để bảo bảo sự đồng bộ, thống nhất và toàn diện, thực chất của cơ chế thực hành dân chủ ( Ảnh minh họa)

Tiếp tục phát triển đồng bộ và đầy đủ các loại thị trường: (i) phát trển thị trường các yếu tố sản xuất để “thị trường đóng vai trò quyết định trong huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực”; (ii) phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ theo “các phương thức tổ chức, giao dịch văn minh, hiện đại, thương mại điện tử”; (iii) phát triển đồng bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của “các thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm ... trên nền tảng công nghệ số kết hợp với kết cấu hạ tầng, công nghệ và phương thức giao dịch hiện đại”; (iv) “phát triển mạnh thị trường khoa học và công nghệ”; (v) “phát triển và quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản; thị trường quyền sử dụng đất”; (vi) “phát triển thị trường lao động linh hoạt gắn với cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội” .

Tiếp tục “Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp tham gia hình thành và điều tiết các quan hệ kinh tế thị trường”; “động viên Nhân dân tham gia phát triển kinh tế; góp phần quản lý xã hội thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hoạt động tự quản cộng đồng” .

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.

Nhà nước tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả “quản lý, điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở các quy luật thị trường. Tăng cường công tác giám sát, chủ động điều tiết, giảm các tác động tiêu cực của thị trường, không can thiệp làm sai lệch các quan hệ thị trường”. Sự vận hành của Nhà nước phải tuân thủ nghiêm túc “nguyên tắc pháp quyền” để giải quyết tốt mối quan hệ giữa “Nhà nước, thị trường và xã hội”, trong đó, Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế; tạo môi trường thuận lợi, công khai, minh bạch cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và thị trường hoạt động; điều tiết, định hướng, thúc đẩy kinh tế phát triển, gắn kết phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống Nhân dân, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh; Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các tiêu chuẩn, định mức và lực lượng kinh tế nhà nước phù hợp với các yêu cầu và quy luật của kinh tế thị trường. Theo đó, các chủ thể trong quản lý phát triển xã hội phải được xác định rõ vai trò của mình đối với sự phát triển và thực hiện tốt vai trò đó của mình, không lấn sân, làm thay nhau, chủ thể nào có thể đảm nhận tốt chức năng, nhiệm vụ phát triển thì phải được trả về đúng vai trò của mình, đặc biệt, nhà nước không ôm đồm, đảm nhận quá nhiều nhiệm vụ, trong khi đó, có những nhiệm vụ có thể giao cho thị trường, cho xã hội đảm nhận để cùng gánh vác trách nhiệm với nhà nước, đồng thời thu hút thêm nguồn lực từ khu vực tư nhân tham gia vào khu vực công để giảm tải cho khu vực công.

“Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, đây được xem là một trong các đột phá chiến lược để “Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả” và có đủ “sức cạnh tranh quốc tế” nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng và mang lại hiệu quả cao ở nước ta.

Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân sâu rộng, thực chất, ở nhiều cấp độ, ở nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thực hành dân chủ, đặc biệt là dân chủ ở cấp cơ sở; đa dạng hoá các hình thức thực hành dân chủ; đảm bảo quyền làm chủ của Nhân dân được thực hiện đầy đủ và thực chất; tăng cường giám sát và phản biện xã hội đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Hoàn thiện mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội nhằm tiếp tục đổi mới quản trị quốc gia theo tiêu chuẩn của quản trị tốt, nhất là trong quản lý phát triển và quản lý xã hội, theo nguyên tắc thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, minh bạch, trách nhiệm giải trình, bảo đảm sự tham gia của người dân, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả, phát triển bao trùm và định hướng đồng thuận.

PGS, TS. Trương Hồ Hải

Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật,

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Đọc thêm

Dấu ấn trong công tác chuyển đổi số của ngành Tư pháp Thanh Hóa

Ban Chỉ đạo chuyển đổi số UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số tại Sở Tư pháp
(PLVN) - Sở Tư pháp Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả tích cực trong thực hiện chuyển đổi số (CĐS) theo các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh và của ngành Tư pháp. Qua đó, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao và đóng góp tích cực trong quá trình thực hiện các mục tiêu xây dựng, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh.

Bình Định có tân Giám đốc Sở Tư pháp

Thường trực Tỉnh ủy Bình Định trao quyết định, tặng hoa chúc mừng các đồng chí nhận nhiệm vụ mới. (Ảnh: HM)
(PLVN) - Từ ngày 1/11, tại Bình Định, Viện trưởng VKSND tỉnh giữ chức Giám đốc Sở Tư pháp, còn Giám đốc Sở Tư pháp giữ chức Phó Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy.

Đảm bảo đúng vai, đúng thẩm quyền trong xây dựng pháp luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh yêu cầu chú ý đến vấn đề đúng thẩm quyền của các cơ quan trong quá trình xây dựng pháp luật
(PLVN) -Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật đã có bước tiến rất dài, hệ thống pháp luật của chúng ta đã cơ bản đồng bộ, hoàn thiện và đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, với tư duy mới, tư duy xây dựng pháp luật cần phải có sự đổi mới có tính bứt phá để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Phát động cuộc thi "Chuyện nghề Thi hành án dân sự" trên Báo Pháp luật Việt Nam

Ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp ghi nhận và vui mừng khi Báo Pháp luật Việt Nam phát động Cuộc thi "Chuyện nghề Thi hành án dân sự"
(PLVN) - Nhằm thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI; Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS), ngày 26/10, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.

Kỷ niệm 8 năm ra mắt chuyên trang, Báo Pháp luật Việt Nam công bố giao diện mới Video Pháp luật

Các vị khách mời là lãnh đạo các Cơ quan chức năng và Báo Pháp luật Việt Nam nhấn nút công bố giao diện mới của chuyên trang Video pháp luật
(PLVN) - Tối ngày 26/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Pháp luật Việt Nam đã trang trọng Kỷ niệm 8 năm ra mắt Chuyên trang TVphapluat.vn, nay là Video Pháp luật, đồng thời công bố giao diện mới với nhiều tính năng tiện lợi, nhiều chuyên mục hấp dẫn của Chuyên trang này. Sự kiện đón nhận sự quan tâm của đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan, ban ngành Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và cộng đồng doanh nghiệp. 

TS. Chu Mạnh Hùng: Trường Đại học Luật Hà Nội triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW căn cứ trên 3 sứ mạng chính của Nhà trường

TS. Chu Mạnh Hùng: Trường Đại học Luật Hà Nội triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW căn cứ trên 3 sứ mạng chính của Nhà trường
(PLVN) -  Nghị quyết số 27-NQ/TW và Quyết định số 1156/QĐ-TTg đã tác động mạnh mẽ tới Trường Đại học Luật Hà Nội, tăng cường nhận thức của cán bộ, viên chức, người lao động và người học, chuyển hoá nhận thức vào trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Ông Nguyễn Mạnh Đông,Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã phát biểu tại Đại hội X, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: “Với thế và lực tích lũy đã được sau 40 năm đổi mới đất nước, với thời cơ, vận hội mới, chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”...

Sơn La quan tâm chính sách trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi

Người cao tuổi tại tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Người cao tuổi không chỉ là chỗ dựa tinh thần trong mỗi gia đình mà còn có những đóng góp tích cực trong mọi mặt của đời sống xã hội. Hiểu được ý nghĩa này, thời gian qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Sơn La đã trung hướng về cơ sở, bảo vệ quyền và lợi ích cho người cao tuổi.

Yên Bái thi hành xong gần 4 ngàn việc

Yên Bái thi hành xong gần 4 ngàn việc
(PLVN) - Chiều 24/10, Cục THADS tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị giao ban công tác thi hành án dân sự (THADS), theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) Quý IV năm 2024.

Sơn La: Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về trợ giúp pháp lý ở cơ sở

Báo cáo viên pháp luật truyền đạt kiến thức pháp luật về Trợ giúp pháp lý cho các đại biểu.
(PLVN) - Ngày 25/10, tại huyện Quỳnh Nhai, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức trợ giúp pháp lý cho công chức câp xã, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ cơ sở, người có liên quan tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai.

Nhận diện các khó khăn và giải pháp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật ở Việt Nam

PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) - Trong tư duy xây dựng pháp luật, việc trả lời câu hỏi vì sao cần phải có luật pháp, làm thế nào để các điều luật có thể thực thi trong cuộc sống là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm pháp luật giải quyết một cách hiệu quả nhất những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

Xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn đất nước và đón kịp xu thế thời đại

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 25/10, Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt những định hướng, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội nghị.