Mùa xuân khởi nghiệp

(PLO) - Mục tiêu cuối cùng của mọi nhà nước là ổn định phát triển đời sống kinh tế - xã hội - chính trị. Hơn một tháng sau ngày giành được độc lập, trong “Thư gửi giới công thương Việt Nam” vào ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân đang phải nhiệm vụ giành lấy hoàn toàn việc độc lập thì giới công thương phải cố gắng nhiệm vụ xây dựng nền tài chính kinh tế vững vàng và thịnh vượng”.

“Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng”.

Đây chính là quan điểm rất hiện đại về quản trị quốc gia của Hồ Chủ tịch. Độc lập, thống nhất của Tổ quốc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Một quốc gia thực sự độc lập và tự do khi dân tộc đó phải biết xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên chính nền tảng tài nguyên môi trường tự nhiên của đất nước và lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân, cùng với sự hợp tác quốc tế trong một thị trường tự do rộng mở.

Ngược dòng lịch sử, ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, bị chế độ thực dân kìm kẹp cả đời sống tinh thần và hoạt động sản xuất kinh doanh, Việt Nam vẫn có những doanh nhân thành đạt như Trương Văn Bền, người đóng thuế thu nhập năm 1941 lên tới tương đương 1783 lượng vàng. Vẫn có “vua sông nước” như Bạch Thái Bưởi, vừa học tập kỹ thuật tiên tiến thế giới, nhưng vẫn luôn thể hiện tinh thần dân tộc trong hoạt động kinh doanh. Ông đặt tên các con tàu mua lại từ các đối thủ nước ngoài bằng những cái tên Việt như Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi…

Không chỉ thực hành kinh doanh, nền tảng thương học Việt Nam đã sớm được chuẩn bị, như trong cuốn sách “Thương học phương châm” của cụ Lương Văn Can ngay từ năm 1920 đã có đoạn: “Đương buổi thế giới cạnh tranh này, các nước phú cường không đâu là chẳng đua tài thi sức ở trong trường thương chiến, văn minh càng tiến bộ, buôn bán càng thịnh đạt. Việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy. Như thế, ta há nên coi thường xem khinh sao được”.

Những quan điểm trên đã được Đảng và Nhà nước nhấn mạnh lại ngay sau thời kỳ Kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 7/9/1954 nêu rõ: “Phàm là công thương nghiệp có lợi cho quốc kế dân sinh đều được khuyến khích phục hồi phát triển… hết thảy đều nhằm mục đích phát triển sản xuất, phồn thịnh kinh tế”.

Lịch sử thế giới hiện đại cho thấy, để phát huy hiệu quả chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu, quốc gia cần có khu vực kinh tế tư nhân năng động, đủ lớn để hoạt động hiệu quả, nhưng cũng đủ nhỏ để linh hoạt và cạnh tranh. Tinh thần khởi nghiệp trong thế giới hiện đại càng quan trọng hơn lúc nào hết.

Hành trình khởi nghiệp tiến tới cường thịnh, tiến lên sánh vai với các cường quốc năm châu theo ý nguyện của Hồ Chủ tịch không chỉ là những thành tựu kinh tế đo đếm bằng những công cụ thống kê kinh tế. Chúng ta có nguồn năng lượng phi vật chất vô cùng lớn cho phát triển kinh tế. Tinh thần kinh doanh đã được vun đắp nhiều thế kỷ, trải qua nhiều biến động nhưng ngày càng mạnh mẽ, ngày càng được phát huy.

Những nguồn năng lượng ấy khi được triển khai mạnh mẽ đã mang lại nhiều đổi thay với nhiều văn bản luật liên quan tới doanh nhân, doanh nghiệp được ban hành. Năm 2016, ngay trong Phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới (2016 - 2021), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát đi thông điệp: Chính phủ khoá mới là “Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp”. Đặc biệt, Chính phủ dành rất nhiều tâm huyết và sự khích lệ cho Chương trình khởi nghiệp. Thủ tướng khẳng định chưa bao giờ Chính phủ dành nhiều quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho khởi nghiệp như hiện nay, bởi “Chương trình khởi nghiệp là mục tiêu, phương thức đột phá để đạt được ba mục tiêu chiến lược trong đường lối của Đảng. Khởi nghiệp là một trong những thước đo thành công của Chính phủ kiến tạo”.

Nói với thanh niên, Thủ tướng nhận định: Trong quá trình khởi nghiệp, có thể có người thành công, có người thuận lợi, có người không. Nhưng điều quan trọng là dám theo đuổi ước mơ của mình. Nói với doanh nhân khởi nghiệp, Thủ tướng khẳng định: Doanh nghiệp là bộ phận quan trọng tạo ra của cải cho xã hội, tạo ra việc làm và sự thịnh vượng của quốc gia. Ở nhiều nước trên thế giới có những doanh nghiệp lớn trở thành biểu tượng và niềm tự hào cho cả quốc gia. Việt Nam cũng ngày càng có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu mang thương hiệu Việt đến với thế giới. Bởi vậy: “Chúng ta phải làm hết sức mình để các doanh nghiệp Việt Nam có thể lớn mạnh trên sân nhà, vươn ra thế giới và thành công. Chính phủ mong các doanh nhân, doanh nghiệp cũng có những khát khao như vậy, nỗ lực làm giàu văn minh, phát huy tinh thần doanh nhân, tinh thần sáng tạo, trách nhiệm xã hội để xây dựng Việt Nam ta giàu có, thịnh vượng”.

Yên tâm tin tưởng vào cam kết của Chính phủ, hun đúc kết nối truyền thống khởi nghiệp, chỉ riêng trong năm 2016, đã có hơn 100 ngàn doanh nghiệp được thành lập mới, tăng 16% về số lượng và 48% về vốn đăng ký so với năm 2015, thể hiện sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp với các quyết sách mới của Chính phủ.

Một năm mới sắp tới, năm Đinh Dậu, theo quan niệm của người Phương Đông là một năm xán lạn, năm của những hy vọng tươi mới, bởi con gà là biểu tượng của hạnh phúc và ấm no. Người xưa cũng cho rằng trong 12 con giáp chỉ có Dậu là con giáp duy nhất hội đủ 5 đức tính Văn - Võ - Dũng - Nhân - Tín.

Với quyết tâm của Đảng, Chính phủ, với sự đồng thuận của toàn xã hội, một mùa xuân khởi nghiệp mới sẽ đến cùng những thành công mới. Con đường khởi nghiệp của Quốc gia, Dân tộc, của mỗi người dân Việt Nam sẽ càng bồi đắp sức mạnh hưng thịnh, trường tồn cho đất nước.

TS. Đào Văn Hội, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.