Internet trở nên phổ thông với người dân đã kéo theo hàng loạt tiện ích trực tuyến , tác động trực tiếp lên thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Giới trẻ hoặc giới văn phòng ở Hải Phòng đã có thói quen mua hàng qua internet. Đây là một giải pháp khá hay thay cho việc mua bán truyền thống.
Các quầy hàng như chợ trời
La liệt xe cộ để đầy vỉa hè tuyến đường Cầu Đất, người đứng, người ngồi, người loay hoay chọn lựa, người ngước mắt ngắm nhìn những chiếc áo treo chi chít trên giá các cửa hàng thời trang. Vào những ngày cuối năm tại những nơi chuyên bán quần áo thời trang của Hải Phòng, nhiều người có thể nhầm tưởng là một khu chợ trời vừa bán xe vừa bán quần áo. Xe cộ để la liệt trên vỉa hè, thậm chí một phần lòng đường phố Cầu Đất cũng bị biến thành bãi để xe cho những người khách đến lựa chọn và mua quần áo.
Sau khi rong ruổi cả buổi để tìm lấy một chiếc áo khoác lông ấm áp, chị Dương Thanh Phương, 34 tuổi, nhân viên Công ty cổ phần Hải Âu chia sẻ: “mua được cái áo giờ khó khăn quá, mình thì đi làm cả tuần, được buổi chiều chủ nhật nghỉ mà chọn mãi mới được cái áo tàm tạm, cái thích thì không vừa, cái vừa mẫu mã lại tệ quá”. Hàng hóa nhập tại các cửa hàng thời trang thường được nhập theo lô với đủ các kích cỡ cho một mẫu hàng, điều này làm không ít cửa hàng rơi vào tình trạng khan hàng các kích cỡ trung bình của người Việt
Ngồi một chỗ, có đồ như ý, giá hợp lý
Chị Nguyễn Quỳnh Hoa, 28 tuổi, giảng viên Trường đại học Dân lập Hải Phòng nói: “công việc tôi bận, chỉ nghỉ có chút buổi trưa, nên toàn ngồi lại trường và tìm quần áo trên mạng. Mẫu mã có cả, mình xem, thích cái nào thì gọi đặt hàng là xong. Thuận tiện hơn là đi lòng vòng cả buổi chọn ở các cửa hàng quần áo”. Những trang web rao vặt lớn thường được đặt cùng trên hệ thống mạng có mức độ bảo mật thông tin cao như www.enbac.com, www.rongbay.com, www.muare.vn,... Đối tượng khách của những gian hàng này thường là những người phải làm việc bên máy tính nhiều. Chủ những gian hàng trên mạng phần đông là các bạn trẻ vẫn đang là sinh viên đại học, thậm chí có những bạn đang học phổ thông. “Hồi đầu lấy hộ mấy đứa bạn cùng lớp, sau nhiều người hỏi quá nên em cũng liều nhập nhiều về để bán lại. Hàng cũng tốt các bạn lớp bên, rồi các bạn cùng khoa giới thiệu và gửi đường link gian hàng cho nhau!” bạn Nguyễn Hồng Nhung, chủ gian hàng cunxinh trên trang rao vặt www.enbac.com.vn vui vẻ chia sẻ.
Trong các gian hàng ảo cũng có những bộ trang phục cũng được trưng bày dày đặc nhưng thay vì được treo cồng kềnh trên móc, thì lại được gán lên màn hình bằng những hình ảnh được chụp và tải lên trang web. Chủ những gian hàng ghi lại tất cả những đặc điểm của sản phẩm như chất vải, kích thước, kiểu dáng dưới nhiều góc độ chụp. “Hàng hóa trên các trang web rao vặt chủ yếu là quần áo thời trang được các chủ hàng nhập từ Hà Nội sau đó phân phối lại hoặc được các bạn trẻ tự làm và bán lại” bạn Đặng Thùy Dương, chủ gian hàng apple trên trang rao vặt www.rongbay.com bật mí. Không phải bỏ tiền ra làm biển bảng giới thiệu cửa hàng, càng không phải bỏ tiền để trang trí như những cửa hàng thật, tại mỗi gian hàng ảo, chủ hàng chỉ cần bỏ chút thời gian để điền đầy đủ những thông tin cơ bản về mình lên trang web rao vặt như tên, địa chỉ, điện thoại và đặc biệt không thể thiếu là nick yahoo (một công cụ giúp mọi người có thể trò chuyện với nhau thông qua mạng internet). Qua đó mà khách hàng có thể trao đổi trực tiếp với chủ hàng về sản phẩm.
Khác với những quầy hàng thực, khách hàng có thể xem hàng tại gian hàng ảo vào bất cứ lúc nào thuận tiện nhất. Khách hàng chỉ cần ngồi bên máy vi tính nối mạng internet là có thể tự do xem, lựa chọn và đặt hàng ở bất cứ nơi nào. Hàng bán tại các cửa hàng trên mạng thường có giá thấp hơn so với các cửa hàng trên phố lớn vì không bị mất chi phí thuê địa điểm, nhân lực. Thêm vào đó, việc đa dạng về nguồn hàng cũng là lý do làm giá cả tại các gian hàng ảo mềm hơn. Tuy nhiên khách hàng có thể mặc cả thoải mái trước khi đặt mua hàng. Cũng có không ít trường hợp người mua bị lừa khi mua hàng trên mạng thông qua các trang web rao vặt. “Dạo trước mình bị hớ một cái áo cho một ông chủ hàng trong miền
Để khắc phục những trường hợp khách hàng bị lừa bởi các gian hàng khống, các đơn vị trực tiếp bảo trì và quản lý các trang web rao vặt cũng vào cuộc với nhiều biện pháp siết chặt như chứng thực thông tin các chủ gian hàng ảo thông qua số chứng minh nhân dân, bằng lái xe, thông báo cước điện thoại,… Việc quản lý chặt chẽ các chủ gian hàng ảo phần nào làm yên tâm hơn cho khách hàng khi mua hàng trên các trang web rao vặt.
Minh Tuấn