Hàng chục kỷ lục được công nhận trước và trong đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, trong đó có những kỷ lục “kỳ cục” khiến nhiều người có cảm giác “kỷ lục bội phong”.
19 kỷ lục trong đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietkings) công bố ngay trong những ngày đầu đại lễ.
Đó là đôi rồng theo phong cách thời Lý bằng gốm sứ lớn nhất, áo dài có nhiều tà nhất, cặp áo dài có nhiều hình rồng nhất, chiếc đèn kéo quân to nhất, tác phẩm mô phỏng rùa vàng hồ Gươm bằng chả mực lớn nhất, tiệc buffet nhiều món nhất và chiếc phở cuốn dài nhất...
Chỉ vài ngày sau đó, trung tâm này tiếp tục công bố 20 kỷ lục Việt Nam của thủ đô Hà Nội với bia tiến sĩ đầu tiên, tòa thành cổ nhất, làng làm nghề ảnh sớm nhất, trường đại học y đầu tiên, cầu Long Biên - cây cầu sắt nhiều tuổi nhất, phố có nhiều cổng làng nhất...Và có thể sau khi kết thúc những ngày đại lễ, sẽ có thêm những kỷ lục mới.
19 kỷ lục trong đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietkings) công bố ngay trong những ngày đầu đại lễ.
Đó là đôi rồng theo phong cách thời Lý bằng gốm sứ lớn nhất, áo dài có nhiều tà nhất, cặp áo dài có nhiều hình rồng nhất, chiếc đèn kéo quân to nhất, tác phẩm mô phỏng rùa vàng hồ Gươm bằng chả mực lớn nhất, tiệc buffet nhiều món nhất và chiếc phở cuốn dài nhất...
Chỉ vài ngày sau đó, trung tâm này tiếp tục công bố 20 kỷ lục Việt Nam của thủ đô Hà Nội với bia tiến sĩ đầu tiên, tòa thành cổ nhất, làng làm nghề ảnh sớm nhất, trường đại học y đầu tiên, cầu Long Biên - cây cầu sắt nhiều tuổi nhất, phố có nhiều cổng làng nhất...Và có thể sau khi kết thúc những ngày đại lễ, sẽ có thêm những kỷ lục mới.
Việc hàng chục kỷ lục được công bố dồn dập vừa qua đã khiến nhiều người yêu Hà Nội có cảm giác “kỷ lục bội phong”.
Cây sanh này được công nhận là một trong 19 kỷ lục trong đại lễ
Từ tấm lòng làm nên kỷ lục
Tất nhiên, vẫn có những kỷ lục rất xứng đáng, mang nhiều ý nghĩa như hành trình lịch sử Thăng Long - Hồn thiêng sông núi đón 1.000 anh hùng và mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu của 63 tỉnh, thành cả nước về thủ đô dự đại lễ. Hành trình này của các mẹ, của những người anh hùng đã giúp thế hệ con cháu hiểu hơn về khí phách Việt Nam, con người Việt Nam.
Bên cạnh đó là con đường gốm sứ ven sông Hồng của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy có độ dài tổng cộng 3,85 km và tổng diện tích đạt 6.950 m2 đã biến con đường từ một màu xi măng xám xịt trở nên đẹp đẽ, rực rỡ sắc màu.
Cũng yêu Hà Nội đến vô cùng là nhạc sĩ Nguyễn Cường, tác giả của dàn hợp xướng Nổi trống Lạc Hồng - Hào khí Thăng Long được trình diễn trong đêm bế mạc đại lễ.
Dàn trống đồng 100 chiếc được các nghệ nhân Thanh Hóa đúc bằng phương pháp thủ công truyền thống Đông Sơn, mô phỏng hoa văn 4 loại trống đồng tiêu biểu được phát hiện ở Việt Nam và đã được Vietkings công nhận kỷ lục vào đúng dịp đại lễ. Tiếng trống đồng âm vang trong đêm đại lễ đã gây xúc động cho hàng triệu khán giả.
Tuy sinh ra ở đất cố đô nhưng họa sĩ trẻ Phạm Thị Hoài lại mang trong lòng tình cảm đặc biệt với thủ đô Hà Nội. Cô đã cùng 100 nghệ nhân bỏ nhiều công sức để hoàn thiện bức tranh Cội xưa độc nhất vô nhị có kích thước 5,5 m x 31 m, trọng lượng khoảng 1,2 tấn, diện tích 170,5 m2.
Bức tranh đánh dấu sự ra đời của nhà nước Đại Cồ Việt, phong cảnh cố đô Hoa Lư với hai ngôi đền vua Đinh, vua Lê và Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ cũng như những dấu mốc lịch sử trọng đại của đất nước, thể hiện mối liên hệ gắn bó giữa cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) và Thăng Long – Hà Nội.
Kỷ lục “đại kỳ cục”và những chiêu tiếp thị
Nhiều kỷ lục được công nhận nhưng không phải kỷ lục nào cũng được hoan nghênh. Trong số rất nhiều kỷ lục được công bố, có không ít kỷ lục bị dư luận phàn nàn tốn kém, không mang ý nghĩa, như tác phẩm mô phỏng rùa vàng hồ Gươm bằng chả mực lớn nhất được thực hiện trong vòng 8 giờ với 120 kg mực, hay chiếc phở cuốn dài nhất từ trước đến nay được làm từ 80 kg bánh phở, 40 kg thịt thăn bò, 40 kg xà lách xanh, 30 kg ngò rí, 20 kg húng, 20 kg dưa leo, 5 lít nước mắm, 10 kg đường...
Kỷ lục “Thần kim quy” được làm bằng chả mực được nhiều người hài hước gọi là kỷ lục “đại kỳ cục”.
Áp đặt con số 1.000, kỷ niệm thủ đô tròn 1.000 năm tuổi, nhãn giày TS. Milan đã sản xuất “giày cỡ 1.000” làm quà tặng UBND TP Hà Nội.
Nhiều người dân tham dự triển lãm Những tấm lòng với Hà Nội đã đặt câu hỏi có nhất thiết phải khiên cưỡng sản xuất giày cỡ 1.000 giành kỷ lục để chào đón thủ đô 1.000 năm? Phải chăng, thay vì một tấm lòng, “giày cỡ 1.000” là cách để TS. Milan quảng bá thương hiệu của mình một cách hiệu quả nhất nhân một triển lãm lớn?
Và nữa, không ít người xem đã chứng kiến hoa hậu Mai Phương Thúy phải khó khăn như thế nào trong việc trình diễn chiếc áo dài 100 m, tổng cộng chiều dài các tà lên tới 1.000 m. Người xem màn trình diễn này băn khoăn tự hỏi nhà thiết kế có cần thiết phải gắn con số 1.000 năm tuổi của thủ đô vào chiếc áo dài này, khi mà việc trình diễn gây ra bất tiện đến vậy?
Bệnh kỷ lục
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã thẳng thắn nói “kỷ lục” đã thành bệnh của một số người. Theo ông Nguyên, kỷ lục phải là sự tự nhiên mới đáng quý, còn nếu cố tình làm cho to, cho nhiều thì không những không quý mà còn phản văn hóa. Nhà phê bình này cho rằng không ít kỷ lục vin vào đại lễ ngàn năm đã trở nên rất kệch cỡm, lố bịch. Đó không phải là sự thành kính mà đơn giản chỉ là chiêu tiếp thị của các doanh nghiệp, cá nhân. |
Theo Yến Anh
Người Lao Động
Người Lao Động