Mùa gặt tranh trên ốc đảo Thanh Sơn

Tháng 5, những cơn mưa nhẹ bắt đầu xuất hiện trên những cánh rừng trồng, vườn rẫy ốc đảo Thanh Sơn (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán). Đó cũng là lúc những chồi tranh ven suối, ven đường, vườn rẫy… vươn mình lên khỏi lớp đất khô cứng để làm khổ những nhà vườn khó tính, nhưng lại đãi ngộ những cảnh nghèo như chị Nga, Mi, Mên...

Tháng 5, những cơn mưa nhẹ bắt đầu xuất hiện trên những cánh rừng trồng, vườn rẫy ốc đảo Thanh Sơn (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán). Đó cũng là lúc những chồi tranh ven suối, ven đường, vườn rẫy… vươn mình lên khỏi lớp đất khô cứng để làm khổ những nhà vườn khó tính, nhưng lại đãi ngộ những cảnh nghèo như chị Nga, Mi, Mên...

Nắng sáng tháng 7 yếu ớt, chị Phạm Thị Nga (tổ 10, ấp 3, xã Thanh Sơn) nhanh chóng gom những bó tranh khô mà chị vừa đem từ rẫy về chiều hôm qua ra phơi. Những bó tranh to kềnh (gấp chục lần cơ thể người đàn bà góa bụa ) được trải đều trên những khoảnh đất trống ven đường để hóng nắng sớm. Vậy mà, hơn năm qua, chị Nga vẫn chưa thể trả dứt số nợ 87 triệu đồng vay mượn để trị bệnh, rồi chôn cất chồng .

Chị Nga bên bó tranh to gấp chục lần cơ thể nhưng bán chỉ được khoảng 100 ngàn đồng.
Chị Nga bên bó tranh to gấp chục lần cơ thể nhưng bán chỉ được khoảng 100 ngàn đồng.

Mạnh mẽ như loài tranh

Trong ngôi nhà hoang đầy tranh khô, chị Nga thổn thức kể cho chúng tôi nghe những chuyến đi gặt tranh về bỏ mối cho các chủ vựa trong xã. Chị  cho biết, vợ chồng chị có hai con. Con trai lớn 19 tuổi thì lên TP.Hồ Chí Minh làm công nhân, con gái út là bé Dung hiện còn đi học.

Khi về xã Thanh Sơn lập nghiệp, vợ chồng chị cũng tạo dựng được trên hai ha đất rẫy trồng điều, xoài. Năm 2010, chồng chị bỗng dưng bị bệnh tai biến dẫn đến nằm liệt một chỗ. Để có tiền chữa trị cho chồng, chị phải bán đi đám rẫy và chuyển sang nghề cắt tranh. “Tranh thì có quanh năm nhưng chỉ thu hoạch rộ bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 11. Những tháng còn lại tôi phải đi làm thuê mướn cho bà con trong vùng”- chị Nga thổ lộ.

Vào mùa tranh, 4 giờ sáng chị đã có mặt tại các bãi đất trống ven suối, ven đồi. Mặc cho bụng đói, chị lặng lẽ gặt cho đến 11 giờ trưa mới chịu vào các lùm cây trong rừng ăn xuất cơm mang theo. Ăn xong, chị Nga tiếp tục vào rừng chặt các nan buông đem về chẻ lạt bán cho người ta làm cật để bện tranh lợp hàng quán.

 “Hôm ấy là ngày 9 tháng 10 năm 2011, do mải mê gặt tranh ngoài rẫy, con trai thì đi làm ăn xa nên không ai đưa anh ấy ra huyện để lấy thuốc. Vì thương vợ, thương con nên chồng tôi mới đánh liều dắt xe máy ra huyện nhận thuốc về uống thì bị tai nạn giao thông. Nằm viện hơn 10 ngày thì anh ấy qua đời.”- chị Nga đưa tay áo lấm đầy phấn tranh lên mặt thấm nước mắt bộc bạch.

ắt tranh xong người dân phơi tại rẫy vườn hoặc chở về nhà phơi thật khô rồi mới phân ra thành bó nhỏ nặng khoảng 3 kg đem chất vào kho.
ắt tranh xong người dân phơi tại rẫy vườn hoặc chở về nhà phơi thật khô rồi mới phân ra thành bó nhỏ nặng khoảng 3 kg đem chất vào kho.

Chồng mất, số tiền vay mượn 87 triệu đồng để chữa bệnh cho chồng lúc gặp nạn nay đè nặng thêm đôi vai chị Nga. Thương chị, bé Dung đòi nghỉ học ở nhà bện tranh phụ mẹ nhưng chị quyết liệt phản đối. Người đàn bà góa chỉ vào những bó tranh khô nói với con gái trong nước mắt:

“Con phải sống mãnh liệt như những cọng tranh kia. Cho dù bị người ta phun thuốc, cày sới tiêu diệt nhưng nó vẫn ngoi đầu lên khỏi mặt đất và thêm xanh tốt đến tận đầu người khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện. Nhờ nó mà mẹ và bao người khác có điều kiện mưu sinh và trang trải những khoản nợ lớn khi ruộng rẫy không còn”.

Nghe lời mẹ, bé Dung lặng lẽ ngồi bện những tấm tranh cho thành hình. Mỗi ngày em bện được 15- 20 tấm, mỗi tấm được người ta trả thù lao là 1,5 ngàn đồng. “Những ngày hè vừa qua ngoài việc ở nhà bện tranh thuê, em còn theo mẹ ra đồng gặt tranh về bán. Gặt tranh cũng sót lắm chú à, lá tranh bén hơn lá lúa nếu không cẩn thận da thịt dễ bị trầy xước và mưng mủ”- bé Dung chỉ vào cánh tay nhiều nốt sần đen, đỏ và mọng nước đục , nhỏ nhẹ nói.

Mùa tranh đến

Tháng 7 mưa nhiều, tranh rừng xanh rì khắp các bờ suối, đồi trọc, rẫy vườn. Chúng mọc dầy đến nỗi các nông dân phải dùng thuốc tận diệt nhưng không xuể. “Sau khi gặt đợt đầu. 45 ngày sau thì bọn tôi quay lại gặt đợt hai, đợt ba…khi chúng già. Ở ốc đảo Thanh Sơn này hiện chỉ có gần chục gia đình làm nghề gặt tranh như tôi và vài điểm bện tranh gia công”- chị Mên (một hộ chuyên làm nghề gặt tranh ) cho biết.

Còn chị Mi , cũng là người  chuyên gặt tranh cho biết thêm, người gặt giỏi, ngày cũng gặt được 20 bó tranh khô (mỗi bó nặng 3 kg), được các chủ thu gom giá 10 ngàn đồng/bó.

“Gặt xong tụi tôi phơi luôn ngoài rẫy. Nếu gặp nắng tốt thì hai ngày sau quay lại gom thành bó chở về. Về nhà tiếp tục phân ra thành từng bó nhỏ bằng một ôm tay. Sau đó, đem vào kho bảo quản, chờ ngày chủ vựa đánh xe vào bốc hàng”.

Bé Dung con chị Nga bện tranh thuê cho một hộ dân trong tổ
Bé Dung con chị Nga bện tranh thuê cho một hộ dân trong tổ

Cây tranh trước kia được nông dân gặt về bện thành tấm để lợp nhà. Nay đời sống khá giả người dân đã tôn hóa nơi ở nên tranh chỉ còn là thứ lợp xa xỉ của dân thị thành để làm lều quán. “Họ vào tận nơi ở của chúng tôi để đặt hàng. Nghề này tuy thu nhập không cao nhưng do ít người làm nên chúng tôi cũng tự tạo được công ăn việc làm từ tháng 5 đến hết tháng 11 dương lịch”- chị Mi vừa cố sức cột bó tranh to đùng cho thật chặt để đem vào kho chứa, vừa nói.

Trời đang nắng ấm bỗng đột ngột chuyển mưa. Chị Lan tất tả gọi chồng phụ giúp chị kéo tấm bạt ni lông phủ lại mớ tranh chị vừa gom vội để không bị ướt. Vừa che xong tấm bạt, mưa như trút nước xuống sân, chị Lan toe toét cười khi bày tỏ với chúng tôi:

“Gặt tranh tuy cực nhưng vui vì mỗi người một đám cứ thỏa thuê chổng mông gặt chừng nào xong thì thôi. Gặt xong cứ rải ngoài rừng,  phơi khi nào khô thì gom về. Bọn tôi chẳng sợ người khác trộm tranh của mình, chỉ sợ ông trời trút mưa dầm làm mục tranh hoặc ai đó đi rẫy lỡ tay quăng tàn thuốc làm cháy mà thôi”.

Khác với những người cùng làm nghề gặt tranh trong xóm. Hàng năm cứ đến mùa tranh, chị Nga thường tẩm ngẩm một mình chạy thẳng xe máy vào sâu trong rừng để tìm các đám tranh già tuổi và tươi tốt để gặt cho thật nhiều như sợ ai đó gặt hết phần.

Chị rươm rướm nước mắt thổ lộ : “6 tháng mùa mưa thường thất nghiệp, may nhờ có tranh mà tôi có điều kiện xoay sở trả dần phần tiền gốc và lãi số nợ .Tranh đã giúp cho tôi gánh gồng chuyện cơm áo gạo tiền khi kinh tế gia đình gặp khó khăn. Đồng thời, cũng chính vì ham nó mà tôi mất chồng, gánh nợ”.

Mặc cho người lớn phiền muộn chuyện tương lai, những đứa trẻ bện tranh thuê cho bà Thu vẫn âm thầm làm công việc của mình với khát vọng có được ít tiền công để mua tập sách cho năm học mới hoặc ăn quà vặt. Riêng bé Dung con chị Nga thì cần mẫn ngồi bện những cọng tranh yếu ớt thành những tấm lợp xinh xắn.

Dung bộc bạch, 6 tháng mùa tranh lại đúng vào ba tháng hè của em. Nhờ vậy, em có nhiều thời gian để kiếm tiền giúp mẹ trả dần số nợ khi bố mất. “Những tháng còn  lại, không phải là mùa tranh, em và mẹ vẫn vào rừng tìm những đám tranh còn sót lại để gặt.

Sau đó, đem về bện thành tấm hoặc chất kho. Chờ đến dịp nô-en bán cho người ta trang trí hang đá Chúa Hài Đồng hoặc lợp lại hàng quán với giá gần gấp đôi tháng mùa. Thời điểm đó, tranh bán rất được giá, có bao nhiêu họ cũng mua hết chú à. Cháu tiếc là không có nhiều tranh để gặt”- Dung hồn nhiên nói với chúng tôi.

Đoàn Phú

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.