Đạ Lây và Hương Lâm là 2 xã thuần nông của huyện Đạ Tẻh. Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của 2 xã này chủ yếu tà trồng lúa nước và hoa màu. Tuy nhiên, việc canh tác phải phụ thuộc nguồn nước trời, nên sản xuất gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã phê duyệt Dự án xây dựng hồ thủy lợi Đạ Lây để phục vụ tưới tiêu ở vùng này. Đến đầu năm 2010, Dự án đã được Sở NN&PTNT (đơn vị chủ đầu tư) chính thức khởi công. Sau hơn một năm, Dự án mới triển khai được một số ít hạng mục và hiện tại đang “dậm chân” tại chỗ. Trong khi đó, mọi hoạt động sản xuất của người dân ngày càng khó khăn hơn khi thời tiết diễn biết thất thường.
SẢN XUẤT… TRÔNG TRỜI!
Đến thôn Vĩnh Thủy (xã Đạ Lây, huyện Đạ Tẻh) vào những ngày cận kề tết Nguyên đán Tân Mão, nhưng chúng tôi cảm nhận cái khó, cái nghèo vẫn còn hiển hiện trên từng nếp nhà. Chị Nguyễn Thị Mùi buồn bã: “Năm nay, dân gặp khó khăn lắm. Một năm nông dân ở đây làm được 2 vụ lúa nhưng đều phải trông vào nước trời. Năm nào mưa thuận gió hòa thì vụ hè thu sớm còn gặt được đôi hột, nhưng nếu trời hạn như vừa rồi thì coi như mất trắng. Chuyện mất mùa thường xuyên xảy ra vì mấy năm trở lại đây trời mưa nắng thất thường!”.
Hiện tại, bà con nông dân ở đây đang gieo trồng vụ đông - xuân, nhưng nguồn nước rất khan hiếm. Do đó, dù đang là chính vụ nhưng chỉ có ít hộ dẫn được nước từ khe xuống để gieo trồng. Diện tích gieo trồng đã ít và cơ may để có thu hoạch trên diện tích này lại càng ít hơn. Ông Nguyễn Văn Quang - Thôn trưởng thôn Vĩnh Thủy, cho biết: “Toàn xã có khoảng 27 ha đất lúa. Vì sản xuất chủ yếu dựa vào nước trời, nên trồng lúa tỷ lệ ăn thua là 50 - 50. Chính vì vậy mà trong 44 hộ dân thôn Vĩnh Thủy, có đến 14 hộ nghèo. Vụ hè thu sớm (vụ chính) vừa rồi, cả thôn coi như mất trắng. Gia đình tôi có 1,5 ha lúa, đầu tư trên 8 triệu nhưng không thu được đồng nào. Khi nghe khởi công hồ thủy lợi Đạ Lây, toàn dân trong xã ai nấy đều mừng vui, nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì?”.
Không phải đến bây giờ bà con trong xã Hương Lâm và Đạ Lây mới khát khao chờ nước như thế. Cách đây 30 năm, từ khi vào vùng đất này lập nghiệp, người dân đã làm thủy lợi nhỏ. Nhưng sức người có hạn, kênh mương chưa đủ nước tiêu, nông dân vẫn trông… “trời” là chính. Ông Nguyễn Thanh Quang - Chủ tịch UBND xã Đạ Lây, cho biết: “Trên địa bàn xã Đạ Lây hiện nay không có bất kỳ hồ chứa hay công trình thủy lợi nào. Sản xuất chủ yếu trông vào nước trời nên 148 ha lúa vụ hè thu sớm vừa qua gặp hạn hán bị mất trắng. Nếu có nước từ hồ thủy lợi Đạ Lây, thì xã sẽ chủ động trong việc tổ chức sản xuất. Hiện tại, xã đang xây dựng Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2011 - 2015, trên cơ sở có hồ thủy lợi Đạ Lây. Bởi lẽ, nếu không có thủy lợi thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ không thực hiện được. Trong cơ cấu cây trồng của xã, cây lúa chiếm khoảng 35% (220 ha) diện tích canh tác. Diện tích còn lại người dân trồng điều, mía và khoai mì. Khi có nguồn nước tưới, xã sẽ chuyển dịch cơ cấu mùa vụ (nhất là sản xuất vụ đông - xuân) và chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nông dân tạo được thu nhập cao hơn”.
BAO GIỜ NƯỚC VỀ?
Dự án hồ thủy lợi Đạ Lây được phê duyệt đầu tư theo Quyết định 3997 ngày 6/2/2008 của Bộ NN&PTNT. Đến cuối năm 2009, Dự án này được điều chỉnh ở một số hạng mục công trình đầu mối và đến ngày 6/1/2010, Dự án được chính thức khởi công. Theo ông Lê Mậu Tuấn - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đạ Tẻh, ngay sau khi phê duyệt, Dự án hồ thủy lợi Đạ Lây đã được Bộ NN&PTNT bố trí nguồn vốn 7 tỷ đồng. Số vốn này đến nay đã giải ngân hết để triển khai một số hạng mục như rà phá bom mìn, vật liệu nổ, đo đạc bản đồ cụm đầu mối, hệ thống kênh chính và thu hồi đất. Theo phê duyệt, Dự án hồ thủy lợi Đạ Lây có tổng mức vốn đầu tư là 246 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn do Bộ NN&PTNT cấp là 227 tỷ đồng để triển khai các công trình đầu mối (đập dâng, kênh chính) và nguồn vốn từ ngân sách tỉnh Lâm Đồng là 19 tỷ đồng để làm hệ thống kênh mương nội đồng.
Năm 2010, do không được bố trí vốn, nên dự án không thể triển khai các phần việc tiếp theo. Trước tình trạng này, ngày 14/12/2010, UBND Tỉnh Lâm Đồng đã có công văn gởi Bộ NN&PTNT đề nghị bố trí nguồn vốn năm 2010 - 2011 là 40 tỷ đồng để triển khai Dự án hồ thủy lợi Đạ Lây. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, về phía Bộ chưa có phản hồi nào và Dự án vẫn phải “dậm chân” tại chỗ để chờ vốn. Theo dự kiến, nếu triển khai theo đúng tiến độ thì năm 2013 hồ thủy lợi Đạ Lây sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, với việc bố trí vốn như hiện tại thì không biết đến khi nào hồ thủy lợi Đạ Lây có nước đưa về vùng lúa cho con. “Một khi hồ thủy lợi Đạ Lây hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ phục vụ tưới tiêu cho 1.118 ha đất nông nghiệp của 2 xã Đạ Lây và Hương Lâm, chủ yếu là trồng lúa nước. Hiện tại, do không có nguồn nước nên nông dân 2 xã sản xuất lúa bấp bênh với diện tích chỉ gần 300 ha (bằng ¼ diện tích đất có thể sản xuất) và năng suất cũng chỉ đạt 35 tạ/ha (trong khi đó mức bình quân chung của toàn huyện là 41tạ/ha). Nếu thiếu nước sản xuất tại 2 xã này thì ảnh hưởng đến tình hình sản xuất chung của toàn huyện vì không thể tổ chức sản xuất đồng trà, đồng vụ và tình hình dịch bệnh trên cây lúa cũng phức tạp hơn!” - Ông Tuấn cho biết thêm.
Theo số liệu điều tra mới nhất, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 2 xã Đạ Lây và Hương Lâm vẫn còn ở mức cao (trên 25%). Không khó để giải thích điều này, bởi yếu tố “nhất nước” trong sản xuất nông nghiệp đang là trở ngại và thách thức lớn nhất đối với bà con. Bà con nông dân ở đây đã từng vui mừng khôn xiết khi Dự án hồ thủy lợi Đạ Lây được khởi công. Nhưng nay bà con lại càng khao khát mong chờ dự án sớm hoàn thành để có nước đưa về cho vùng lúa.
SẢN XUẤT… TRÔNG TRỜI!
Thiếu nước nên rất ít diện tích lúa được gieo trồng vụ đông - xuân. |
Hiện tại, bà con nông dân ở đây đang gieo trồng vụ đông - xuân, nhưng nguồn nước rất khan hiếm. Do đó, dù đang là chính vụ nhưng chỉ có ít hộ dẫn được nước từ khe xuống để gieo trồng. Diện tích gieo trồng đã ít và cơ may để có thu hoạch trên diện tích này lại càng ít hơn. Ông Nguyễn Văn Quang - Thôn trưởng thôn Vĩnh Thủy, cho biết: “Toàn xã có khoảng 27 ha đất lúa. Vì sản xuất chủ yếu dựa vào nước trời, nên trồng lúa tỷ lệ ăn thua là 50 - 50. Chính vì vậy mà trong 44 hộ dân thôn Vĩnh Thủy, có đến 14 hộ nghèo. Vụ hè thu sớm (vụ chính) vừa rồi, cả thôn coi như mất trắng. Gia đình tôi có 1,5 ha lúa, đầu tư trên 8 triệu nhưng không thu được đồng nào. Khi nghe khởi công hồ thủy lợi Đạ Lây, toàn dân trong xã ai nấy đều mừng vui, nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì?”.
Không phải đến bây giờ bà con trong xã Hương Lâm và Đạ Lây mới khát khao chờ nước như thế. Cách đây 30 năm, từ khi vào vùng đất này lập nghiệp, người dân đã làm thủy lợi nhỏ. Nhưng sức người có hạn, kênh mương chưa đủ nước tiêu, nông dân vẫn trông… “trời” là chính. Ông Nguyễn Thanh Quang - Chủ tịch UBND xã Đạ Lây, cho biết: “Trên địa bàn xã Đạ Lây hiện nay không có bất kỳ hồ chứa hay công trình thủy lợi nào. Sản xuất chủ yếu trông vào nước trời nên 148 ha lúa vụ hè thu sớm vừa qua gặp hạn hán bị mất trắng. Nếu có nước từ hồ thủy lợi Đạ Lây, thì xã sẽ chủ động trong việc tổ chức sản xuất. Hiện tại, xã đang xây dựng Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2011 - 2015, trên cơ sở có hồ thủy lợi Đạ Lây. Bởi lẽ, nếu không có thủy lợi thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ không thực hiện được. Trong cơ cấu cây trồng của xã, cây lúa chiếm khoảng 35% (220 ha) diện tích canh tác. Diện tích còn lại người dân trồng điều, mía và khoai mì. Khi có nguồn nước tưới, xã sẽ chuyển dịch cơ cấu mùa vụ (nhất là sản xuất vụ đông - xuân) và chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nông dân tạo được thu nhập cao hơn”.
BAO GIỜ NƯỚC VỀ?
Dự án hồ thủy lợi Đạ Lây được phê duyệt đầu tư theo Quyết định 3997 ngày 6/2/2008 của Bộ NN&PTNT. Đến cuối năm 2009, Dự án này được điều chỉnh ở một số hạng mục công trình đầu mối và đến ngày 6/1/2010, Dự án được chính thức khởi công. Theo ông Lê Mậu Tuấn - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đạ Tẻh, ngay sau khi phê duyệt, Dự án hồ thủy lợi Đạ Lây đã được Bộ NN&PTNT bố trí nguồn vốn 7 tỷ đồng. Số vốn này đến nay đã giải ngân hết để triển khai một số hạng mục như rà phá bom mìn, vật liệu nổ, đo đạc bản đồ cụm đầu mối, hệ thống kênh chính và thu hồi đất. Theo phê duyệt, Dự án hồ thủy lợi Đạ Lây có tổng mức vốn đầu tư là 246 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn do Bộ NN&PTNT cấp là 227 tỷ đồng để triển khai các công trình đầu mối (đập dâng, kênh chính) và nguồn vốn từ ngân sách tỉnh Lâm Đồng là 19 tỷ đồng để làm hệ thống kênh mương nội đồng.
Năm 2010, do không được bố trí vốn, nên dự án không thể triển khai các phần việc tiếp theo. Trước tình trạng này, ngày 14/12/2010, UBND Tỉnh Lâm Đồng đã có công văn gởi Bộ NN&PTNT đề nghị bố trí nguồn vốn năm 2010 - 2011 là 40 tỷ đồng để triển khai Dự án hồ thủy lợi Đạ Lây. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, về phía Bộ chưa có phản hồi nào và Dự án vẫn phải “dậm chân” tại chỗ để chờ vốn. Theo dự kiến, nếu triển khai theo đúng tiến độ thì năm 2013 hồ thủy lợi Đạ Lây sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, với việc bố trí vốn như hiện tại thì không biết đến khi nào hồ thủy lợi Đạ Lây có nước đưa về vùng lúa cho con. “Một khi hồ thủy lợi Đạ Lây hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ phục vụ tưới tiêu cho 1.118 ha đất nông nghiệp của 2 xã Đạ Lây và Hương Lâm, chủ yếu là trồng lúa nước. Hiện tại, do không có nguồn nước nên nông dân 2 xã sản xuất lúa bấp bênh với diện tích chỉ gần 300 ha (bằng ¼ diện tích đất có thể sản xuất) và năng suất cũng chỉ đạt 35 tạ/ha (trong khi đó mức bình quân chung của toàn huyện là 41tạ/ha). Nếu thiếu nước sản xuất tại 2 xã này thì ảnh hưởng đến tình hình sản xuất chung của toàn huyện vì không thể tổ chức sản xuất đồng trà, đồng vụ và tình hình dịch bệnh trên cây lúa cũng phức tạp hơn!” - Ông Tuấn cho biết thêm.
Theo số liệu điều tra mới nhất, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 2 xã Đạ Lây và Hương Lâm vẫn còn ở mức cao (trên 25%). Không khó để giải thích điều này, bởi yếu tố “nhất nước” trong sản xuất nông nghiệp đang là trở ngại và thách thức lớn nhất đối với bà con. Bà con nông dân ở đây đã từng vui mừng khôn xiết khi Dự án hồ thủy lợi Đạ Lây được khởi công. Nhưng nay bà con lại càng khao khát mong chờ dự án sớm hoàn thành để có nước đưa về cho vùng lúa.
Hữu Sang