Một thế kỷ phát triển của xe cảnh sát

Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ, các loại phương tiện làm việc của các sở cảnh sát cũng tốt hơn

Chẳng ai có thể chắc chắn rằng sau hàng thế kỷ truy đuổi tội phạm, cảnh sát có thể kiểm soát hoàn toàn được bọn chúng. Và sự thật là cho dù có đủ sức mạnh, đủ công cụ nghiệp vụ cũng như có các cơ quan thực thi pháp luật hiệu quả, họ cũng không bao giờ có thể xóa bỏ hết 100% mọi tội phạm được.

Tuy khó khăn như vậy, lực lượng cảnh sát vẫn phải tiếp tục cố gắng. Phương tiện làm việc của các sở cảnh sát ngày càng được trang bị tốt hơn nhờ các tiến bộ kỹ thuật. Và cũng dễ nhận thấy là, từ khi có sự ra đời của ô tô, xe cảnh sát cũng phát triển và ngày càng trở thành một phương tiện hữu ích.

Mô tả ảnh.

Hầu hết chúng ta đều rất ngưỡng mộ nhân viên cảnh sát và mơ ước có được chiếc xe như họ - một chiếc xe tuy ồn ào nhưng chạy thật nhanh. Bọn trẻ con yêu thích xe cảnh sát đến nỗi không dịp dáng sinh nào mà các cửa hàng không chất đầy các bức hình xe, đồ chơi xe và các loại đồ chơi mô hình. Một số đông trẻ thích trò chơi cảnh sát với các nhân vật đối kháng, những kẻ tội phạm cùng tất cả các loại xe hơi, vũ khí dạng mô hình và trang thiết bị đi kèm.

Mô tả ảnh.

Chắc chắn, trong suốt quá trình trưởng thành, mỗi người đều có những lúc bị thu hút bởi những chiếc xe cảnh sát. Có những người luôn giữ trong mình hình ảnh tuyệt đẹp về chiếc xe cảnh sát, để rồi trở thành những nhân viên cảnh sát thực thụ. Song một số khác lại trở thành tội phạm và tối kị loại xe này. Có thể nói, trong cuộc sống, ai cũng có chút phản ứng nào đó hay chí ít cũng đôi lần để ý tới tiếng còi và tín hiệu của xe cảnh sát. 

Đấy là lý do tại sao chúng tôi cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sự ra đời và phát triển của loại xe đặc biệt này. 

Ngược dòng lịch sử 

Xã hội loài người đã hình thành hàng nghìn năm nay, song cho đến tận đầu thế kỷ 20, khái niệm về thực thi pháp luật mới thực sự được nhìn nhận. Kể từ đó, cuộc sống con người đã thay đổi nhanh chóng. Các tiến bộ kỹ thuật làm cho việc thực thi pháp luật được tiến bộ theo. Chỉ trong một vài thập kỷ, thay vì đuổi cướp bằng ngựa, lực lượng cảnh sát hiện nay đã dùng đến các loại xe vô cùng hiện đại.

anh-4.jpg anh-5.jpg

Tất nhiên, trở lại năm 1899, lần đầu tiên xuất hiện một bản phác thảo chiếc xe dành riêng cho lực lượng cảnh sát Mỹ, nhưng ít người biết được hình dáng chính xác của nó trông như thế nào. Thế kỷ 19, xe động cơ điện bắt đầu được sử dụng làm phương tiện đi lại của cảnh sát và không có bất kỳ sự quản lý nào với sự hoạt động của các loại xe này.

Thời đó, những chiếc xe chỉ đơn giản là một phương tiện giúp nhân viên cảnh sát tiếp cận tội phạm nhanh hơn. Thậm chí, chúng chỉ được sử dụng cho mục đích tuần tra (chủ yếu dưới hình thức di chuyển quanh thành phố để giám sát những khu vực quan trọng).

anh-6.jpg


Thời gian ấy, dòng Model T. của hãng xe Ford ra đời mở đầu cho viêc áp dụng xe ôtô cho các đơn vị cảnh sát. Model T. đã trở nên phổ biến với các cơ quan này không chỉ bởi chúng rẻ mà còn bởi chúng là sự lựa chọn duy nhất thời bấy giờ.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Phiên bản đầu của T. đã được trang bị động cơ V4 2.9L và chỉ phát sinh công suất rất nhỏ khoảng 20,2 mã lực, tốc độ tối đa chỉ 75 km/h nhưng lại ngốn tới 18.7L/100km.  

Mặc dù còn có nhiều khiếm khuyết như vậy, nhưng khi trên thị trường không có sự lựa chọn nào hơn thì dòng xe T. vẫn được dùng rộng rãi trong các cơ quan thi hành pháp luật quốc gia đến tận những năm 1920.

Cuối thập niên 20, một dòng xe có tên “paddy wagons” ra đời. Đây là những chiếc xe giống như xe tải có lắp thêm chiếc thùng lớn phía sau, được sử dụng để chở cả nhân viên cảnh sát và tội phạm.

Mô tả ảnh.

Dù không hoàn hảo, những chúng vẫn được các sở cảnh sát sử dụng đến hết những năm 1920 bởi dù sao xe cũng nhanh hơn ngựa và chắc chắn nhanh hơn nhiều so với đi bộ. Nó đúng là phương tiện lý tưởng để truy đuổi tội phạm trên khắp đất nước.

Nhưng làm thế nào có thể truy đuổi một người nào đó nếu không biết họ là ai, họ từ đâu tới, họ sẽ đi đâu và họ đã làm gì? Lực lượng cảnh sát cần phối hợp với nhau thật tốt để trở nên nhanh hơn và cơ động hơn. Song nếu cảnh sát luôn di chuyển thành nhóm với hai hoặc nhiều xe thì chẳng thể hiệu quả trong việc tiếp cận mục tiêu nhanh nhất. 

Những điểm khác biệt giữa xe cảnh sát với xe thường

Bộ đàm hai chiều

Đây là phương tiện truyền thông không dây đầu tiên được sử dụng để truyền dữ liệu, đánh dấu sự phát triển thêm một bậc của dòng xe cảnh sát. Thiết bị này được chế tạo bởi một cảnh sát của bang Victoria, Úc tên là Senior Constable Frederick William Downie.

Mô tả ảnh.

Năm 1923, Cảnh sát bang Victoria là một trong những đơn vị đầu tiên trên thế giới trang bị trong xe bộ đàm thu phát nói trên. Và hệ thống này sau đó đã mãi mãi thay thế các hộp điện thoại.

Năm 1929, nhờ hỗ trợ của Ủy ban Truyền thông Liên bang cùng khoản đầu tư 25.000USD, trạm vô tuyến cảnh sát do bang quản lý đầu tiên trên thế giới mang tên WRDS ra đời tại Michigan. 

Mô tả ảnh.

Lúc đó, tuy là một thiết bị truyền dẫn nhưng tầm quan trọng của WRDS đã vượt quá biên giới quốc gia. 44 xe, 80 đơn vị cảnh sát liên bang cũng như hàng loạt các đơn vị cảnh sát địa phương khác có thể bắt được tín hiệu từ trạm phát sóng này giúp xe cảnh sát hoạt động hiệu quả hơn. Lúc này, những chiếc xe được sử dụng cho cả mục đích vận chuyển và tuần tra.

Sự ra đời của động cơ V8

Đoán biết được tầm quan trọng của các loại xe chuyên dụng, các hãng cạnh tranh nhau để trở thành nhà cung cấp xe cho các đơn vị cảnh sát. Vào những năm 1930, có tới ba đối thủ lớn trên mặt trận này là Chevrolet, Ford, và Plymouth.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Cuộc cạnh tranh bắt đầu kể từ năm 1918, khi Chevrolet giới thiệu Model D trang bị động cơ V8, cho công suất 55 mã lực, mạnh gấp đôi Model T. khiến “uy quyền của” Ford bắt đầu suy giảm. Năm 1929, động cơ V6 của Chevrolet ra đời, lại càng làm lung lay vị trí số 1 của Ford trong việc sản xuất dòng xe cảnh sát.

Không chịu thua kém, Ford đã phản kháng. Năm 1932, hãng này cho ra đời dòng xe V8 với mục đích phục vụ công cuộc đuổi bắt tội phạm thường xuyên của cảnh sát. V8 ra đời đúng vào thời điểm xuất hiện ba tên tội phạm khét tiếng Bonnie, Clyde và John Dillinger. Ngay từ khi ra đời, dòng V8, đặc biệt là Model 18 (85 mã lực) đã trở thành sự lựa chọn của hầu hết các sở cảnh sát.

Màu sơn

Có thể coi những chiếc xe được sử dụng cho mục đích đuổi bắt và cản đường tội phạm của cảnh sát là công cụ cho tất cả mọi cuộc đối đầu. Song, với những người ngoài cuộc, họ không biết chính xác được ai đang đuổi bắt ai.

Người sáng lập hãng xe Ford, Henry Ford nói: Khách hàng có quyền có một chiếc xe với bất kỳ màu nào họ muốn. Song thật kì lạ, mặc dù bảng màu xe rất đa dạng, cả nhân viên cảnh sát và tội phạm đều ưa thích màu đen.

Bởi vậy, trong những ngày đầu được sử dụng, rất khó để có thể nhận ra chiếc xe nào do cảnh sát điều khiển, chiếc xe nào không. Cách nhận biết duy nhất là qua một chiếc huy hiệu gắn trên xe. Đây thực sự là điều trở ngại.

Mô tả ảnh.

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Ford nhận được rất nhiều đơn đặt hàng với những yêu cầu tương tự nhau từ các sở cảnh sát. Ông đã kết hợp các điểm đó lại để sản xuất từng phần của chiếc xe cho thích hợp. Kết quả là, chiếc xe cảnh sát chuyên dụng bậc nhất thời bấy giờ ra đời và được bán trên thị trường.

Song không chỉ Ford, những nhà sản xuất khác cũng biết đến ý tưởng trên. Chẳng bao lâu, đường phố Hoa Kỳ tấp nập những mẫu xe cảnh sát khác nhau.

Bên cạnh ánh đèn cùng màu sơn lạ mắt, những chiếc xe cảnh sát chuyên dụng là sự cải thiện đồng thời cả về hiệu suất và sức bền. Chúng chắc chắn hơn, đàn hồi tốt hơn so với những chiếc xe đường phố thông thường.

Còi hú và đèn lớn  

Xe cảnh sát bắt đầu sử dụng nhiều còi hú và đèn lớn hơn. Hầu hết những chiếc còi hú là  những chiếc đĩa quay bằng động cơ điện, còn đèn chỉ đơn giản là ánh sáng đỏ nhấp nháy hoặc đèn huy hiệu của bang. Vào những năm 1960, hững chiếc đèn thanh ngang nhấp nháy ra đời và gắn liền với xe cảnh sát cho đến tận ngày nay.

Mô tả ảnh.

Sau khi mở rộng, ngành cảnh sát bắt đầu tách riêng ra theo xu hướng thông thường và yêu cầu xe của họ phải được sơn thành hai màu đối nghịch nhau trên cửa và thanh cản va trước/sau.

Hãng Plymouth, một trong những lựa chọn ưa thích nhất của ngành cảnh sát, bắt tay vào cải tiến hơn nữa các gói tùy chọn police package và triển khai một chiến dịch quảng cáo sản phẩm của mình. Vì thế, chiếc xe này đã trở thành sự lựa chọn ưa thích của các Sở Cảnh sát. 

Họ cũng bắt đầu chế tạo một số xe chuyên dụng đáp ứng được các yêu cầu khác nhau của các cơ quan thực thi pháp luật, nổi bật là hai chiếc xe Chrysler Dodge Coronet ra đời năm 1956 và tiếp đó là chiếc Dodge Dart Pursuit năm 1959.

Không chỉ quan tâm đến công dụng, Cảnh sát Mỹ bắt đầu để ý hơn đến ngoại hình những chiếc xe. Kể từ năm 1932, chiếc V8 với dáng vẻ rất đồ sộ do Ford sản xuất rất được yêu thích. Đến những năm 1970, hầu hết lực lượng xe cảnh sát đều được trang bị động cơ 300 mã lực.

Hướng theo trào lưu mới

Đầu năm 1960, với mục đích di chuyển theo đội, nhanh chóng, cảnh sát bắt đầu sử dụng những chiếc xe nhỏ gọn hơn. Thời gian này, mẫu xe chuyên dụng nhỏ gọn, lý tưởng nhất với giới cảnh sát là Chevrolet Nova và 9C1 được trang bị động cơ V8 loại LM1 350-cid cho công suất 155 mã lực.

Mô tả ảnh.

Đến cuối thập niên 1970, cuộc khủng hoảng dầu lửa đã xảy ra cùng với những quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn khí thải khiến những động cơ lớn không còn được ưa chuộng nữa. Đầu 1980, xe sử dụng động cơ lớn gần như bị “tuyệt chủng”. Các sở cảnh sát quay sang ưa chuộng các loại xe Ford Fairmont và Plymouth Volare và hầu hết xe cảnh sát chuyên dụng lúc này chẳng khác gì chiếc xe taxi. 

Giữa những năm 1980, do cách thức sử dụng khác nhau của những cơ quan khác nhau nên có nhiều loại xe cảnh sát xuất hiện hơn: Xe thể thao đa năng (SUV) ra đời trở thành dòng xe riêng của các cơ quan chính phủ, phân biệt hoàn toàn với xe dành cho lực lượng cảnh sát thông thường. Đầu những năm 1990, xe cảnh sát được phân loại thành: xe dùng để đuổi bắt (PPV), xe dịch vụ đặc biệt (SSV) và xe chuyên dụng đặc biệt (SSP).

Mô tả ảnh.

Những chiếc xe dùng để đuổi bắt cũng là những chiếc xe tuần tra hàng ngày trong khuôn viên cơ quan cảnh sát được trang bị đầy đủ mọi công cụ cần thiết để xử lý một loại tình huống, có thể là dừng giao thông hay chặn bắt tội phạm. Còn các loại xe dịch vụ đặc biệt được sử dụng bởi các cơ quan chính phủ chủ yếu là dòng SUV – dòng xe mang hình dạng xe thể thao,…

Về cơ bản cảnh sát có thể sử dụng tất cả các loại xe. Song, cho dù đó là một chiếc Chevrolet Impala đầu bằng đời cổ hay một Hummer H3, thì xe cảnh sát thực chất cũng chỉ là công cụ để thực thi pháp luật bằng việc bắt giữ tội phạm mà thôi.

Xe cảnh sát thế hệ mới

Dù là các đời xe hay dòng xe khác nhau thì khi cảnh sát sử dụng, chúng sẽ chỉ được biết đến với cái tên chung là xe cảnh sát.

Mô tả ảnh.

Sắp tới, nhà sản xuất Carbon Motors Ấn Độ dự định sẽ tung ra thị trường mẫu xe mang tên E7 có khả năng chạy vòng quanh nước Mỹ, thu thập thông tin phản hồi từ các sở cảnh sát khác nhau. Đây được xem là chiếc xe hiện đại nhất với động cơ turbodiesel V8 3.0 lít cho công suất 300 mã lực, tốc độ tối da 250km/h và tiêu thụ khoảng 12-13L/100km. 

Hiện tại, hãng này vui mừng cho hay, đã có khoảng 10.000 đơn đặt hàng từ các cơ quan tuần tra và hi vọng đến năm 2012, E7 sẽ phổ biến ở tất cả các trụ sở cảnh sát trên toàn nước Mỹ.

(Nguồn: Autoevolution)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.