Dù ASIAD 16 chưa kết thúc, nhưng TTVN đang đứng trước một sự thật đáng buồn: thất bại. Ngay cả những tấm huy chương của điền kinh cũng không thể khỏa lấp thực tế ấy. Không ít nguyên nhân được đưa ra mổ xẻ, và có một thực tế đau lòng, một trong những nguyên nhân đó là do sử dụng đồng tiền không hợp lý.
Từ chuyện thiếu tiền…
Sân chơi ASIAD đang dần trở thành cơn ác mộng với không chỉ với VĐV mà cả nền TTVN khi chúng ta đang đứng trước thất bại: không có huy chương vàng và không đạt chỉ tiêu đề ra. Điều đáng nói là không ít bộ môn như Taekwondo, Cờ vua, Bắn súng… để mất HCV một cách lãng phí do chủ quan của các VĐV thì tại nhiều môn, giấc mơ huy chương lại tan biến bởi lý do thiếu… tiền.
Câu chuyện của các VĐV môn đua xe đạp gặp phải trong ngày thi đấu 22-11, chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải suy ngẫm. Khi mà “cơn khát vàng” của TTVN đang lên đến đỉnh điểm thì môn đua xe đạp đường trường hy vọng sẽ mang về tấm HCV đầu tiên khi bộ đôi ĐKVĐ SEA Games là Mai Nguyễn Hưng và Bùi Minh Thụy có mặt trong lượt đua cuối nội dung này.
Tuy nhiên, sự cố đã diễn ra với tay đua Mai Nguyễn Hưng khi xe đua của anh bị bung lốp khỏi vành ở khúc cua cuối cùng, khiến anh bị ngã và cùng 6 tay đua khác bị loại không xếp hạng. Tưởng chừng đó là một tai nạn bất ngờ, nhưng khi được hỏi thì ngay chính HLV Đỗ Thành Đạt cũng thừa nhận đó là sự cố đã được… lường trước: “Loại lốp không ruột này rất đắt, ở nước ngoài lỡ bị hỏng họ bỏ luôn. Thế nhưng ở ta, thường gỡ ra vá lại để tận dụng. Việc VĐV đang chạy bị bung lốp là chuyện bình thường”.
Rồi đến chuyện đội tuyển Canoeing phải thuê 5 chiếc thuyền để thi đấu (do chủ nhà Trung Quốc quy định không cho các đội mang thuyền sang). “Phải bấm bụng bỏ ra gần 2.500USD - một số tiền không nhỏ đối với các các VĐV Việt Nam, nhưng cũng không có được những chiếc thuyền đua tốt nhất, và việc ảnh hưởng đến chất lượng thi đấu của các VĐV là không tránh khỏi”, HLV Nguyễn Văn Thắng chia sẻ.
…đến chuyện của 2 “nữ hoàng”
Xét về kinh tế và nguồn lực đầu tư cho thể thao có lẽ TTVN chỉ xếp hàng áp chót trong châu lục. Số tiền đầu tư ít ỏi, nhưng các nhà quản lý, hoạch định thể thao lại không dùng chúng một cách hợp lý, đúng nơi, đúng chỗ. Điển hình là việc “nữ hoàng điền kinh” Vũ Thị Hương, một trong những niềm hy vọng Vàng của TTVN tại ASIAD lần này lại không có nổi một chuyến tập huấn nước ngoài trong suốt cả năm trời.
Và dù mang về tấm huy chương đầu tiên cho TTVN tại đấu trường ASIAD, thì thành tích 11’’43 cô giành được ở nội dung chạy 100m vẫn còn thua thành tích mà VĐV người Thái Nguyên này đạt được tại SEA Games vừa qua 0,1 giây. Trong khi đó, “nữ hoàng kata” Nguyễn Hoàng Ngân lại bị vắt kiệt sức sau những chuyến tập huấn và hàng loạt giải đấu lớn nhỏ, trong và ngoài nước, để rồi phải nhận chấn thương đáng tiếc và không thể góp mặt tại sân chơi lớn nhất châu lục.
Tưởng chừng như là một nghịch lý nhưng đó lại là hiện trạng của TTVN. Trong nhiều năm qua, chúng ta chỉ tập trung đầu tư cho những gương mặt đã có tên tuổi và giành nhiều giải cao tại những giải đấu lớn mà xao nhãng đến những bộ môn mới, hay những bộ môn chưa có thành tích cao trên trường quốc tế. Sự đầu tư bất hợp lý đó vô tình khiến TTVN bị mất cân bằng.
Có lẽ, ASIAD lần này sẽ là bài học cho các nhà quản lý thể thao trong việc đầu tư “thiên vị’ cho các bộ môn. Tuy nhiên, trước khi trông chờ vào sự thay đổi từ cấp lãnh đạo, các VĐV không còn lựa chọn nào khác là phải nỗ lực hết mình, khắc phục mọi khó khăn để có thể vượt qua chính mình và đạt thành tích cao trong sự nghiệp.
Từ chuyện thiếu tiền…
Sân chơi ASIAD đang dần trở thành cơn ác mộng với không chỉ với VĐV mà cả nền TTVN khi chúng ta đang đứng trước thất bại: không có huy chương vàng và không đạt chỉ tiêu đề ra. Điều đáng nói là không ít bộ môn như Taekwondo, Cờ vua, Bắn súng… để mất HCV một cách lãng phí do chủ quan của các VĐV thì tại nhiều môn, giấc mơ huy chương lại tan biến bởi lý do thiếu… tiền.
Câu chuyện của các VĐV môn đua xe đạp gặp phải trong ngày thi đấu 22-11, chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải suy ngẫm. Khi mà “cơn khát vàng” của TTVN đang lên đến đỉnh điểm thì môn đua xe đạp đường trường hy vọng sẽ mang về tấm HCV đầu tiên khi bộ đôi ĐKVĐ SEA Games là Mai Nguyễn Hưng và Bùi Minh Thụy có mặt trong lượt đua cuối nội dung này.
Nỗi đau của Mai Nguyễn Hưng cũng là nỗi đau chung của TTVN. |
Rồi đến chuyện đội tuyển Canoeing phải thuê 5 chiếc thuyền để thi đấu (do chủ nhà Trung Quốc quy định không cho các đội mang thuyền sang). “Phải bấm bụng bỏ ra gần 2.500USD - một số tiền không nhỏ đối với các các VĐV Việt Nam, nhưng cũng không có được những chiếc thuyền đua tốt nhất, và việc ảnh hưởng đến chất lượng thi đấu của các VĐV là không tránh khỏi”, HLV Nguyễn Văn Thắng chia sẻ.
…đến chuyện của 2 “nữ hoàng”
Xét về kinh tế và nguồn lực đầu tư cho thể thao có lẽ TTVN chỉ xếp hàng áp chót trong châu lục. Số tiền đầu tư ít ỏi, nhưng các nhà quản lý, hoạch định thể thao lại không dùng chúng một cách hợp lý, đúng nơi, đúng chỗ. Điển hình là việc “nữ hoàng điền kinh” Vũ Thị Hương, một trong những niềm hy vọng Vàng của TTVN tại ASIAD lần này lại không có nổi một chuyến tập huấn nước ngoài trong suốt cả năm trời.
Và dù mang về tấm huy chương đầu tiên cho TTVN tại đấu trường ASIAD, thì thành tích 11’’43 cô giành được ở nội dung chạy 100m vẫn còn thua thành tích mà VĐV người Thái Nguyên này đạt được tại SEA Games vừa qua 0,1 giây. Trong khi đó, “nữ hoàng kata” Nguyễn Hoàng Ngân lại bị vắt kiệt sức sau những chuyến tập huấn và hàng loạt giải đấu lớn nhỏ, trong và ngoài nước, để rồi phải nhận chấn thương đáng tiếc và không thể góp mặt tại sân chơi lớn nhất châu lục.
Tưởng chừng như là một nghịch lý nhưng đó lại là hiện trạng của TTVN. Trong nhiều năm qua, chúng ta chỉ tập trung đầu tư cho những gương mặt đã có tên tuổi và giành nhiều giải cao tại những giải đấu lớn mà xao nhãng đến những bộ môn mới, hay những bộ môn chưa có thành tích cao trên trường quốc tế. Sự đầu tư bất hợp lý đó vô tình khiến TTVN bị mất cân bằng.
Có lẽ, ASIAD lần này sẽ là bài học cho các nhà quản lý thể thao trong việc đầu tư “thiên vị’ cho các bộ môn. Tuy nhiên, trước khi trông chờ vào sự thay đổi từ cấp lãnh đạo, các VĐV không còn lựa chọn nào khác là phải nỗ lực hết mình, khắc phục mọi khó khăn để có thể vượt qua chính mình và đạt thành tích cao trong sự nghiệp.
Tính đến 22 giờ ngày thi đấu hôm nay (24/11), đoàn thể thao Việt Nam xếp vị trí thứ 26 trên bảng tổng sắp huy chương với 14 huy chương bạc, 12 huy chương đồng. Khu vực Đông Nam Á, đáng chú ý là sự trỗi dậy của Thái Lan, đang vươn lên mạnh mẽ, xếp vị trí thứ 6 với 9 huy chương vàng, 7 huy chương bạc, và 30 huy chương đồng.
Pv (tổng hợp)