Một ngày ở Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận

Thượng tá Đào Anh Tuấn trao học bổng “Nâng bước em tới trường” cho cháu Châu.
Thượng tá Đào Anh Tuấn trao học bổng “Nâng bước em tới trường” cho cháu Châu.
(PLO) - Đứng chân trên địa bàn tiềm ẩn nhiều phức tạp về an ninh trật tự thời gian qua, Đồn Biên phòng (BP) Quỳnh Thuận, Bộ đội BP Nghệ An trực 100% quân số. Anh em trong đơn vị hầu như không có ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật. Tất cả đều dồn tâm sức bám địa bàn, nắm tình hình, tuyên truyền, vận động người dân tập trung làm ăn, đặc biệt là giáo dân tỉnh táo, không nghe theo kẻ xấu. 

Đồn BP Quỳnh Thuận được giao phụ trách vùng địa bàn rộng 9 xã ven biển của huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An gồm các xã: Quỳnh Bảng, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lương, Tiến Thủy, Sơn Hải, Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, Quỳnh Thọ với tổng số dân gần 79.000 người. Người dân chủ yếu làm ngư nghiệp, diêm nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Thượng tá Nguyễn Xuân Sơn - Đồn trưởng Đồn BP Quỳnh Thuận cho biết: “Trên địa bàn Đồn quản lý có 2 tôn giáo là Phật giáo và Công giáo. Trong đó, theo Công giáo có 5.604 khẩu/1.590 hộ ở 2 giáo xứ Mành Sơn và Lộc Thủy và 4 giáo họ (Văn Phú, Văn Trường, Văn Thai và Tân Thủy). Nhìn chung, các giáo xứ, giáo họ hoạt động thuần túy, giáo dân có ý thức chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đáng tiếc là thời gian vừa qua, lợi dụng hoạt động tôn giáo, các đối tượng xấu tung tin xuyên tạc lịch sử, kích động, lôi kéo người dân tham gia tụ tập đông người, gây rối làm mất ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn”.

Khi chúng tôi tới Đồn BP Quỳnh Thuận, xã Sơn Hải xảy ra vụ kích động giáo dân cản trở cuộc diễn tập khu vực phòng thủ huyện Quỳnh Lưu. Một số trang fanpage của các giáo xứ, trong đó có giáo xứ Phú Yên đã lợi dụng vụ kích động này để bóp méo sự thật, tuyên truyền rằng “chính quyền bắn súng vào nhà thờ của giáo họ Văn Thai (thôn 9)”, gây hiểu lầm và chia rẽ đoàn kết trong nhân dân. Trước đó, trong dịp cả nước kỷ niệm ngày thống nhất non sông, một số chức sắc Công giáo tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, phủ nhận Chiến thắng 30/4, kích động giáo dân chống đối chính quyền, gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm tổn hại mối đoàn kết toàn dân.

Đứng chân ở địa bàn tiềm ẩn nhiều phức tạp về an ninh trật tự như thế nên mấy tháng nay, Đồn BP Quỳnh Thuận trực 100% quân số. “Anh em trong đơn vị hầu như không có ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật. Tất cả đều dồn tâm sức bám địa bàn, nắm tình hình, tuyên truyền, vận động người dân tập trung làm ăn, đặc biệt là giáo dân tỉnh táo, không nghe theo kẻ xấu” - Thượng tá Sơn nói và cho biết thêm: “Chúng tôi đến với giáo dân thường xuyên. Đơn vị mới tổ chức một cuộc gặp gỡ, giao lưu với các chức sắc, chức việc của 3 giáo xứ ngay tại đơn vị để nắm tâm tư, nguyện vọng của họ”.

Ngay sau cuộc gặp ấy, Đồn BP Quỳnh Thuận đã phối hợp với Huyện Đội Quỳnh Lưu làm đường giao thông, tăng cường vận động người dân giữ gìn an ninh trật tự, vận động giáo dân sống tốt đời, đẹp đạo. Thượng tá Đào Anh Tuấn - Chính trị viên Đồn cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi tăng cường nhiều cán bộ xuống vùng đồng bào công giáo củng cố, xây dựng cơ sở chính trị, duy trì hoạt động của các tổ tự quản an ninh và hòa giải xóm, đồng thời vận động các chức sắc và giáo dân thực hiện tốt các quy định về tôn giáo. Hiện tại, đơn vị đang xây dựng mô hình giúp dân phát triển kinh tế”.

Theo chân cán bộ Đồn BP Quỳnh Thuận, chúng tôi đến thăm một số hộ dân ở thôn 9, xã Sơn Hải. Ông Hồ Ngọc Lưu - Trưởng thôn 9 giới thiệu: “Đây là xóm giáo toàn tòng. Các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước những năm qua được bà con chấp hành tốt. Chúng tôi luôn trân trọng sự giúp đỡ của Bộ đội BP dành cho người dân”.

Nhắc tới chuyện một số đối tượng xấu xuyên tạc lịch sử, kích động giáo dân tụ tập đông người, gây rối thời gian vừa qua, ông Lưu thẳng thắn: “Người dân có nhận thức khác nhau, có người hiểu đúng, có người hiểu sai. Ai làm sai sẽ bị pháp luật xử lý, còn lại đa số người dân đều mong muốn có cuộc sống yên ổn, ấm no”.

Men theo con ngõ nhỏ bên cạnh nhà thờ của giáo họ Văn Thai, chúng tôi rẽ vào một ngôi nhà ngói cổ nằm lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng. Đón chúng tôi là nụ cười hồn hậu của vợ chồng ông Bùi Huynh, năm nay đã bước sang tuổi 80. Ông Huynh trước kia làm nghề cá. Sau này, nghề cá hiện đại hơn, cần vốn lớn, ông không kham nổi liền chuyển sang làm nước mắm truyền thống. Thu nhập từ vài thùng nước mắm không đủ để gia đình ông thoát khỏi danh sách hộ nghèo từ mấy năm nay. Hôm nay, được tin Đồn BP sẽ giúp đỡ vốn để mở rộng sản xuất, ông Huynh vui lắm, cứ nắm tay những cán bộ BP nhắc lại nhiều lần lời cảm ơn. Theo kế hoạch, đơn vị sẽ giúp đỡ thêm một hộ gia đình nghèo khác nữa phát triển kinh tế dựa trên nghề mộc truyền thống.

Thượng tá Đào Anh Tuấn cùng các cán bộ Đồn BP Quỳnh Thuận tiếp tục dẫn chúng tôi sang xóm Sơn Hải, xã Tiến Thủy. “Đây là xóm giáo kết nghĩa với đơn vị. Chúng tôi đang nhận đỡ đầu một em học sinh lớp 5 ở đây” - anh Tuấn cho hay. Dù không phải là lần đầu tiếp nhận tiền hỗ trợ “Nâng bước em tới trường” từ tay cán bộ của Đồn BP Quỳnh Thuận, nhưng vợ chồng chị Trần Thị Huỳnh vẫn không khỏi xúc động. Chị Huỳnh là mẹ của cháu Châu được Đồn BP Quỳnh Thuận nhận đỡ đầu từ tháng 4/2016.

Chị Huỳnh giãi bày: “Tôi luôn mong muốn con cái được học hành đầy đủ, thành đạt, thế nhưng điều kiện kinh tế khó khăn, con trai lớn của tôi học hết lớp 9 đã phải nghỉ học theo tôi đi biển. Bây giờ, với sự giúp đỡ của Đồn BP, con gái tôi sẽ không phải bỏ dở việc học hành như anh nó nữa. Gia đình tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm của các anh bộ đội BP”.

Chúng tôi quay trở về Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận khi trời đã quá trưa. Chưa ăn xong bữa cơm, Thượng tá Sơn nhận được điện báo ra biển tiếp nhận thuyền cá của ngư dân bị nạn trên biển đang được tàu Cảnh sát Biển lai dắt về. Một nhóm cán bộ, chiến sĩ được cử đi ra biển tiếp nhận thuyền viên và tàu bị nạn. Ít phút sau, họ đã xuất bến làm nhiệm vụ. “Chúng tôi đã trực tiếp thực hiện hàng chục vụ cứu tàu cá bị nạn trên biển rồi nên rất thuần thục công việc. Hôm nay chỉ tiếp nhận nạn nhân thôi nên không mấy vất vả” - một cán bộ BP tham gia tiếp nhận tàu bị nạn nói.

Chứng kiến một ngày làm việc khá bận rộn của những người lính BP nơi đây, tôi cảm nhận rằng, những việc làm ý nghĩa các anh như một làn gió mát đang xoa dịu bầu không khí nóng rát ở vùng biển này.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.