Mo Mường trở thành Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia

Chiêng Mường là một trong số những hoạt động của Mo Mường
Chiêng Mường là một trong số những hoạt động của Mo Mường
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ VH,TT&DL vừa công bố quyết định ghi danh Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập (Phú Thọ) là một trong 14 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Mo là một trong những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của người Mường. Đó là loại hình nghi lễ gắn liền với các lễ thức tín ngưỡng do thầy mo thực hiện. Theo quan niệm của dân tộc Mường, vai trò của thầy mo gắn liền với vòng đời của con người. Vai trò của thầy mo còn thể hiện qua đám cưới, trong lễ cúng gia tiên hai họ đến đón dâu hay lễ mừng nhà mới, lễ mát nhà, cầu sức khỏe, bình an. Nghề mo là nghề làm phúc, có tâm, có đức.

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, di sản Mo Mường chỉ còn được bảo lưu trên địa bàn hai huyện Tân Sơn và Yên Lập với 18 người là thầy mo, ông mo. Các nghi lễ có tên gọi là mo tại địa phương, gồm: mo trong lễ tang, mo vía, mo cúng mụ, mo giải hạn, mo cầu thọ, mo cưới, mo làm nhà mới. Trong đó mo trong lễ tang ma là loại hình đặc sắc nhất.

Mo Mường tiêu biểu cho nền văn học tín ngưỡng với sử thi "Đẻ đất đẻ nước". Đó là sự kết tinh những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, ứng xử văn hóa, triết lý nhân sinh, thể hiện tình yêu cuộc sống, con người, quê hương xứ sở. Nội dung Mo Mường với hàng chục nghìn câu thơ, câu văn vần, được sáng tác theo vần điệu, nghệ thuật và tuân thủ theo một nguyên tắc diễn xướng nhất định, truyền khẩu từ đời này sang đời khác, rất ít dân tộc bảo tồn được.

Di sản Mo Mường hiện có tại các tỉnh như: Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa, Đắk Lắk và Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Là trang phục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, Áo dài truyền thống từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người Việt.

Tuần Lễ Áo Dài Cộng Đồng Huế 2024 có điều gì hấp dẫn?

(PLVN) - Nhằm tôn vinh giá trị và vẻ đẹp của tà Áo dài, “Tuần Lễ Áo Dài Cộng Đồng Huế 2024” sẽ diễn ra từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 6. Đây là một hoạt động văn hóa ý nghĩa hướng đến mục tiêu xây dựng “Huế - Kinh đô Áo Dài Việt Nam”

Đọc thêm

Lễ hội Nữ tướng Lê Chân – Thành hoàng của người dân Hải Phòng

Lễ hội nữ tướng Lê Chân được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 16-18/3.
(PLVN) - Theo thông lệ, cứ vào dịp đầu năm, Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân lại được tổ chức trọng thể nhằm phát huy các nét đẹp văn hoá, nghi lễ truyền thống về thân thế, sự nghiệp, công lao to lớn của Nữ tướng Lê Chân – người có công khai hoang, lập ấp dựng lên trang An Biên xưa, TP Hải Phòng ngày nay.

Trải nghiệm không gian văn hoá vùng cao tại Điện Biên

Trải nghiệm không gian văn hoá vùng cao tại Điện Biên
(PLVN) - Không gian văn hóa vùng cao là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024. Đây là một trong hoạt động văn hóa nổi bật do tỉnh Điện Biên tổ chức, hướng tới Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/2024).

Bà hoàng tài sắc vẹn toàn hai lần buông rèm thay vua trị nước

Bức tượng Nguyên phi Ỷ Lan làm bằng đồng nguyên khối - bức tượng nữ giới lớn nhất Việt Nam tại khuôn viên khu di tích lịch sử văn hoá đền Nguyên phi Ỷ Lan. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Nguyên phi Ỷ Lan hay Hoàng Thái hậu Linh Nhân là bà Hoàng nổi tiếng trong lịch sử nước ta. Tên tuổi và sự nghiệp của bà gắn liền với hai vị minh quân Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Xuất thân nghèo khó mà được ngồi ở ngôi tôn quý, bà không ngừng trau dồi kiến thức, trở thành người phụ nữ tự cường. Hai lần đất nước gặp nguy biến, bà thay chồng, thay con trị nước, giữ vững hậu phương để tiền tuyến an tâm chống giặc.

Áo dài Việt trong lòng bạn bè quốc tế

Thí sinh Miss Grand International 2023 mặc áo dài tham quan đền Ngọc Sơn. (Ảnh: Miss Grand International)
(PLVN) - Từ lâu, áo dài Việt Nam đã xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới và để lại những ấn tượng khó phai nhạt trong lòng bạn bè quốc tế. Mềm mại, thướt tha, duyên dáng, tinh tế và rất nhiều mỹ từ khác được dùng để nhận xét áo dài Việt - một hình ảnh đầy tự hào để nhận diện về đất nước, con người Việt Nam.

Phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc Văn hóa Huế

Quang cảnh hội nghị.

(PLVN) - Ngày 5/3, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị Thông tin chuyên đề về định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc Văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường.

Hà Nội ẩn chứa trầm tích văn hóa ngàn năm

Di sản văn hóa thế giới - Khu Di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: Ngọc Nguyễn)
(PLVN) - Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn chứa đựng trầm tích văn hóa được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc. Trong dòng chảy thời gian hơn 10 thế kỷ, những di sản này vẫn có sức sống mãnh liệt.

Tục đi lễ Thăng Long tứ trấn của người dân đất Kinh kỳ

Cổng tam quan đền Quán Thánh. (Ảnh: Thanh Tâm)
(PLVN) - Mỗi khi xuân sang, Thăng Long tứ trấn trong các triều đại phong kiến Việt Nam là nơi diễn ra các lễ hội xuân và đây cũng chính là nơi vua chọn để dâng hương dịp đầu năm cầu cho quốc thái dân an, bốn mùa tươi tốt. Và tục đi lễ “Thăng Long tứ trấn” tốt đẹp đó đã được tiếp nối cho đến tận ngày nay.

'Người thanh tiếng nói cũng thanh'

Cốt cách thanh lịch của người Tràng An xưa vẫn còn chảy trong mỗi con người Hà Nội hôm nay. (Nguồn: Báo Quân đội nhân dân)
(PLVN) - Hà Nội ngày nay phần nào mang tiếng bởi những “bún mắng”, “cháo chửi”, những thực dụng, điêu ngoa. Nhưng những người yêu Hà Nội luôn biết, có một Hà Nội khác, rất đỗi dịu dàng. Vẫn còn đó, những con người giữ trọn nếp xưa, gìn giữ một Hà Nội hào hoa thanh lịch.

Xin ấn đền Trần với cái tâm thư thái

Xin ấn đền Trần với cái tâm thư thái
(PLVN) - Khác với không khí lễ hội đông nghẹt người ở các đền chùa cả nước trong lễ hội mùa xuân, quần thể di tích Bạch Đằng Giang - công trình thể hiện sự tri ân của hậu thế đối với các tiền nhân và các vị anh hùng dân tộc trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử là nơi du khách, người dân đến với một tâm thế an lành, thư thái…

Người Tràng An xưa và nay

Trong giao tiếp, người Hà Nội có sự nhẹ nhàng, ý nhị mà đầy tình cảm, ấm áp. (Nguồn ảnh: Phim “Hoa nhài”)
(PLVN) - “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Chẳng thanh lịch cũng người Tràng An”. Câu thơ ấy là một sự đúc kết nhẹ nhàng mà đầy kiêu hãnh về tính cách người Tràng An - Hà Nội từ xưa.

Những danh tướng triều Nguyễn trên đất Sen Hồng

Lễ thỉnh thần vị Hùng Dõng Tướng Nguyễn Công Nhàn vào đình thần Tân Phước (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp). (Ảnh: PV).
(PLVN) - Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận và tôn vinh nhiều danh nhân, anh hùng có công với đất nước. Tuy nhiên, còn không ít những bậc danh tướng, quan lại có công mở mang, bảo vệ đất nước khi xưa nhưng ngày nay lại ít người biết đến. Thời gian qua, từ hoạt động điền dã, Đồng Tháp đã phát hiện nhiều tư liệu quý, làm rõ lai lịch và hoàn thiện công trạng nhiều nhân vật lịch sử để hậu thế biết đến và tưởng nhớ công đức tiền nhân.