Mở "cửa" cho các chuyên gia pháp lý làm Thẩm phán

Củng cố đội ngũ và tăng cường địa vị pháp lý của thẩm phán là yêu cầu cơ bản để bảo vệ công lý bởi sự ổn định của trật tự pháp luật, giữ kỷ cương xã hội, sự tự do và an toàn của con người… một phần quan trọng phụ thuộc vào hoạt động xét xử của tòa án với  “nhân vật chính” là các thẩm phán…

Củng cố đội ngũ và tăng cường địa vị pháp lý của thẩm phán là yêu cầu cơ bản để bảo vệ công lý bởi sự ổn định của trật tự pháp luật, giữ kỷ cương xã hội, sự tự do và an toàn của con người… một phần quan trọng phụ thuộc vào hoạt động xét xử của tòa án với  “nhân vật chính” là các thẩm phán…

Đội ngũ Thẩm phán còn thiếu 1.198 người. Trong ảnh: Một phiên tòa hình sự
Đội ngũ Thẩm phán còn thiếu 1.198 người. Trong ảnh: Một phiên tòa hình sự

Để có thẩm phán phải “tìm” từ nhiều “nguồn”

Với tư cách là người được giao thực hiện chức năng xét xử của tòa án, thẩm phán có vị trí quan trọng và có vai trò không thể thay thế trong việc thực hiện một trong những quyền lực Nhà nước – quyền tư pháp. Đồng thời, thẩm phán còn có vai trò, vị trí đặc biệt nếu xét từ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, trách nhiệm của họ trong cơ cấu tổ chức cán bộ của ngành tòa án, trong hoạt động tố tụng khi so sánh với những người tiến hành tố tụng khác trong cơ chế bổ nhiệm, giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ nếu so sánh với các chức danh công chức trong bộ máy Nhà nước.

Đến nay, toàn ngành tòa án nhân dân đã có 4.957 thẩm phán, song so với chỉ tiêu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ, đội ngũ thẩm phán toàn ngành còn thiếu 1.198 người. Chất lượng thẩm phán cũng không đồng đều nên đang tạo ra những tác động, ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả và chất lượng công tác của các tòa án địa phương, đặc biệt là tình trạng nhiều bản án, quyết định đã có hiệu lực vẫn bị kháng nghị làm giảm rất nhiều uy tín của ngành cũng như suy giảm niềm tin vào công lý của xã hội. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy “không phải việc thiếu thẩm phán là quá trầm trọng” nếu ngành tòa án có kế hoạch tạo nguồn, cũng như sử dụng tốt đội ngũ thẩm phán hiện có.

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (TANDTC) Nguyễn Văn Thuân kiến nghị, để có được những thẩm phán thực sự có năng lực, cần mở rộng nguồn tuyển chọn thẩm phán, không chỉ từ đội ngũ cán bộ trong các cơ quan tư pháp (chủ yếu hiện nay là đội ngũ thư ký tòa án và thẩm tra viên tòa án các cấp) mà còn “mở rộng nguồn” tuyển chọn, bổ nhiệm làm thẩm phán từ các luật sư, luật gia và các chuyên gia về pháp luật.

Như vậy, vừa tạo cơ hội cho ngành tòa án tuyển chọn được các thẩm phán đủ năng lực, vừa tạo điều kiện cho các luật gia, luật sư hoặc các chuyên gia về pháp luật làm công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các trường luật, có phẩm chất đạo đức và năng lực công tác tốt sẽ có cơ hội để được tuyển chọn làm thẩm phán. Bên cạnh đó, chủ trương này cũng tương thích với chủ trương đào tạo “3 chung” (thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên) của Học viện Tư pháp, tránh sự “lãng phí” nhân tài trong lĩnh vực tư pháp.

Cạnh tranh để có tinh hoa

Thi tuyển thẩm phán quốc gia cũng là một giải pháp để xây dựng được đội ngũ thẩm phán có chuyên môn cao thông qua kiến thức và kinh nghiệm. Theo định hướng sửa đổi Luật Tổ chức TAND các cấp, cơ chế kết hợp thi tuyển và tuyển chọn thẩm phán được qui định theo hướng xây dựng qui chế và chương trình thi tuyển thẩm phán quốc gia.

Những người vượt qua kỳ thi sẽ được phân công làm trợ lý thẩm phán, được tham gia giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa án cùng với các thẩm phán, nhưng không có quyền quyết định hoặc biểu quyết khi giải quyết các vụ việc. Sau 2 năm (đối với người đã công tác trong ngành tòa án thì thời hạn là 1 năm), tùy thuộc kết quả, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, trợ lý thẩm phán đó sẽ được đưa ra hội đồng tuyển chọn để xem xét việc bổ nhiệm thẩm phán. Thời gian công tác tại tòa án cấp dưới này sẽ giúp các thẩm phán tương lai “tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng nghiệp vụ xét xử, tạo nguồn để tuyển chọn thẩm phán cho các tòa án cấp trên”.

Hình thức thi tuyển được đề xuất thay thế cho hình thức tuyển chọn thẩm phán bởi hội đồng tuyển chọn thẩm phán như hiện nay được cho là để “đổi mới toàn diện cơ chế tuyển chọn thẩm phán, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh,bình đẳng giữa những ứng cử viên cho chức danh thẩm phán”. Theo nhận định của đại diện các TAND, sự cạnh tranh của hình thức thi tuyển sẽ “loại bỏ” được các yếu tố chủ quan trong tuyển chọn thẩm phán, không để có thẩm phán “ngồi nhầm chỗ”, ảnh hưởng đến chất lượng xét xử và “uy tín” của công lý phía sau các phán quyết của TA./.

Tại Hội thảo về đổi mới tổ chức,  hoạt động của TAND các cấp, về chế định thẩm phán, hội thẩm nhân dân do TANDTC và JICA tổ chức trong hai ngày 4-5/9 tại Hà Nội, các đại biểu đều cho rằng, chế định thẩm phán hiện nay cần được tiếp tục hoàn thiện theo hướng cụ thể hóa các qui định tiêu chuẩn của thẩm phán để không “bó hẹp nguồn tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán”, tránh việc áp dụng mang tính tình thế, thiếu thống nhất như hiện nay. Thẩm phán là “người nhân danh Nhà nước xét xử” nên “không thể có dị tật, dị hình”.

Cùng với đó, việc đổi mới nhiệm kỳ thẩm phán theo hướng dài hơn hoặc không có nhiệm kỳ cũng được nhấn mạnh để xóa bỏ “tâm lý làm việc của thẩm phán chưa hết mình, còn lo ngại do phải “lấy lòng” người tuyển chọn, bổ nhiệm” và tạo cơ chế thu hút được các chuyên gia “sẵn sàng từ bỏ những chức nghiệp nhiều quyền lực, danh lợi khác để làm một công việc nhiều áp lực” trong công tác xét xử.

Huy Anh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.