Mẹ và thai nhi tử vong vì... bác sĩ thiếu kinh nghiệm

Một ca cấp cứu sản khoa nặng, tiến triển nhanh, nhưng biểu hiện lâm sàng không rõ ràng để các bác sĩ lưu ý đến khả năng bệnh nhân bị hội chứng HELLP, là một hội chứng nặng trong sản khoa, hơn cả sản giật.

Một ca cấp cứu sản khoa nặng, tiến triển nhanh, nhưng biểu hiện lâm sàng không rõ ràng để các bác sĩ lưu ý đến khả năng bệnh nhân bị hội chứng HELLP, là một hội chứng nặng trong sản khoa, hơn cả sản giật.Do tỷ lệ hiếm gặp nên các bác sĩ của ca trực hôm đó không có kinh nghiệm để nghĩ đến và xử trí” - TS-BS Ngô Đăng Sơn Anh - Giám đốc BV An Sinh nhìn nhận. Ngày 15-4, tòa soạn đã tiếp nhận đơn của anh Nguyễn Phú Nhuận - chồng chị Huỳnh Thị Kim Yến  (sinh năm 1975) với mong muốn làm sáng tỏ trách nhiệm của BV An Sinh TPHCM trong cái chết của hai mẹ con chị Yến. Rối loạn tiêu hóa hay tiền sản giật? Chị Kim Yến đã từng sinh con tại BV An Sinh, lần mang thai này, chị tiếp tục đến khám thai tại đây. Tối 1-4-2011, chị Yến bị phù đột ngột, phù mi mắt và đau bụng âm ỉ. Tiếp đó, 2 giờ 30 ngày 2-4, anh Nhuận đưa chị Yến nhập khoa Sản, BV An Sinh vì chị đau bụng dữ dội, phù nhiều. Khi vào viện, chị Yến bắt đầu nôn ói nhiều. Chị được làm các xét nghiệm. Trong sổ khám thai, BS Tô Hoài Thư đã khám, ghi nhận huyết áp là 140/80mmHg, không nhức đầu, phù (+), tim thai 152 lần/phút và kết luận BN bị rối loạn tiêu hóa/thai 30 tuần ổn, đề nghị chuyển cấp cứu.
(Ảnh minh họa: Inmagine)
(Ảnh minh họa: Inmagine)
Anh Nhuận cho biết: “Tại phòng cấp cứu lúc 3 giờ 30, điều dưỡng viên nói phải đợi đến 7 giờ sáng mới có BS đến khám, nên đã cho vợ tôi truyền dịch và nằm chờ. 7 giờ 30, BS đến khám và cho rằng vợ tôi bị viêm dạ dày và được theo dõi xem có bị viêm ruột thừa hay không. Đến 16 giờ cùng ngày, vợ tôi đi tiểu có màu nâu sậm, gia đình có báo BS, nhưng BS lại trả lời “không sao”. Đến 17 giờ, gia đình quá lo lắng nên lại hỏi ý kiến BS về tình trạng của Yến. Tuy nhiên BS vẫn trả lời không bị viêm ruột thừa, đã được siêu âm cẩn thận. Do ở nhà còn hai con nhỏ, nên vợ chồng tôi cũng muốn xuất viện, vì như BS nói thì tình trạng vợ tôi không có gì đáng ngại. Và BS đã đồng ý cho xuất viện.Trên đường về, vợ tôi tiếp tục nôn ói và rơi vào tình trạng hôn mê. 19 giờ 30, gia đình trở lại BV An Sinh và lúc này, các BS cho vợ tôi thở ô xy, rồi cho tôi biết Yến bị tiền sản giật, phải chuyển cấp cứu BV Chợ Rẫy gấp. Đến BV Chợ Rẫy, vợ tôi đã trong tình trạng xuất huyết não và hôn mê sâu. Sau một ngày đêm cấp cứu ở BV Chợ Rẫy, 16 giờ ngày 3-4, BV Chợ Rẫy cho gia đình nhận hai mẹ con về lo chuyện hậu sự. Nếu vợ tôi được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh là tiền sản giật ngay từ lần đầu nhập viện với những triệu chứng như trên, có lẽ vợ con tôi sẽ an toàn và hai con của tôi sẽ không mồ côi mẹ”.Bác sĩ khám dựa vào lời khai của bệnh nhân? Làm việc với phóng viên về sự vụ trên, TS-BS Ngô Đăng Sơn Anh - Giám đốc BV An Sinh, cho biết, có một số thông tin anh Nhuận nêu không khớp với bệnh án. BS sản khoa (khi BN vào khám 2 giờ 30) cũng như BS cấp cứu (lúc 3 giờ 40 ngày 2-4) ghi nhận theo lời khai của sản phụ và người nhà là lúc chiều BN có ăn bún riêu hoặc bún ốc, đến tối đau bụng, buồn ói và tiêu chảy. Suốt quá trình theo dõi tại BV, BN không bị ói và không tiêu chảy nữa. Trong hồ sơ bệnh án, các BS chỉ ghi BN không buồn ói, chỉ đi tiêu một lần và phân bình thường. Chúng tôi không ghi nhận hoặc được người nhà báo rằng BN Yến có đi tiểu ra màu nâu sậm. Chính lời khai của BN cũng như triệu chứng lâm sàng không rõ rệt khiến các BS của kíp trực hôm đó không nghĩ đến bất cứ vấn đề gì về sản khoa, mà chỉ theo dõi tình trạng rối loạn tiêu hóa... Phần sản khoa, BS Tô Hoài Thư đã khám, đến chiều ngày 2-4, một BS sản khoa khác cũng đã kiểm tra lại và không thấy bất cứ biểu hiện gì của một cấp cứu sản khoa như: đau đầu, buồn nôn, buồn ói, đau bụng. BS khoa Ngoại cũng đã đến hội chẩn vào lúc 6 giờ 45. Từ lúc nhập viện 2 giờ 30 sáng đến 19 giờ, BN đã được nhiều chuyên khoa khám và khám nhiều lần. Ba lần siêu âm cho kết quả không có gì bất thường. Đối với các xét nghiệm khác, xét nghiệm công thức máu hoàn toàn bình thường, xét nghiệm sinh hóa đối với chức năng gan, thận vẫn không có gì thay đổi. Tuy nhiên, BS Sơn Anh cũng thừa nhận, kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy đạm niệu cao so với giới hạn cho phép. Mặc dù vậy, biểu hiện lâm sàng vẫn không thấy ảnh hưởng đối với bào thai, nên các BS không thể dựa vào một kết quả như vậy để nghĩ đến cấp cứu sản khoa. Đến 21 giờ BN quay trở lại đã đi vào hôn mê, huyết áp cao (15/8 hoặc 16/8). BS trực của BV An Sinh lúc ấy nhận thấy tình trạng nặng, nên đã gợi ý gia đình chuyển sang BV Chợ Rẫy. Theo giải thích của lãnh đạo BV An Sinh, đây là một cấp cứu sản khoa nặng, tiến triển nhanh, nhưng biểu hiện lâm sàng không rõ ràng để các BS lưu ý đến khả năng BN bị hội chứng HELLP - hội chứng nặng trong sản khoa hơn cả sản giật. BS Sơn Anh nhìn nhận: “Do tỷ lệ hiếm gặp, nên các BS của ca trực hôm đó không có kinh nghiệm để nghĩ đến và xử trí”. Được biết, hiện BV An Sinh đã tạm ngưng công tác chuyên môn BS Lê Tiến Thanh, BS Tô Hoài Thư và BS Phạm Quốc Huy.
Theo một cựu giảng viên Bộ môn Sản - ĐH Y Dược TPHCM, thông thường, bất cứ một sản phụ nào có tuổi thai trên 20 tuần vào viện với những triệu chứng như phù, cao huyết áp, bứt rứt, đau thượng vị, buồn nôn hoặc nôn ói thì BS sản khoa phải nghĩ đến tiền sản giật vì đây là một bệnh lý nặng, nguy hiểm cho tính mạng cả mẹ và con.
 
Lúc đó, các BS sẽ phải cho làm các xét nghiệm tối thiểu như công thức máu chú ý đến lượng tiểu cầu, xét nghiệm nước tiểu tìm protein-niệu, xét nghiệm sinh hóa định lượng bilirubine, creatinine, urea… để xác định BN có tiền sản giật không, tình trạng tiền sản giật đó có nặng hay chưa. Siêu âm thường chỉ để đánh giá tình trạng thai nhi.
 
Riêng hội chứng HELLP (Hemolysis - Elevated Liver (enzyme) - Low Platelet) thực chất là dấu hiệu nặng của tiền sản giật/sản giật có thể được phát hiện dễ dàng qua nước tiểu của BN có màu xá xị, công thức máu, định lượng bilirubine. Tuy HELLP là một hội chứng diễn biến nhanh với tiên lượng xấu nhưng trong suốt thời gian từ 2 giờ sáng đến 19 giờ, nếu theo dõi tốt tình trạng sức khỏe, mạch, huyết áp, lượng nước tiểu và làm đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng, chắc chắn BN đã phải được chẩn đoán có tình trạng tiền sản giật nặng và không cho xuất viện với tình trạng “ổn định” để rồi trở lại bệnh viện ngay sau đó trong tình trạng hôn mê có xuất huyết não.
 
Nếu được chẩn đoán và xử trí đúng mức, tính mạng cho cả mẹ và con vẫn có thể được bảo toàn trong một ca tiền sản giật nặng.
Theo An Quý
Phụ Nữ TPHCM

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.