Mẹ cầu cho con vượt qua ngày tròn

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đầu năm, người Việt có phong tục đi chùa giải hạn, cầu an. Lời thầm thì nguyện cầu đó nhiều người cho là mê tín, nhưng với người tín thì họ vẫn làm. Từ bước chân mùa Xuân đó tôi lại nhớ mẹ tôi.

Mẹ tôi là người quá mê tín, bà tin từ nhà sư, thầy cúng, thầy bói…có nghĩa là ông nào nói gì bà cũng nghe, rồi tin, làm theo. Tôi hay tranh cãi với mẹ về chuyện này, nhưng cuối cùng tôi thua vì tôi biết bà đã tin tưởng.

Đó là niềm tin nhiều khi có tuyệt vọng và hy vọng, nhưng tôi nghĩ mẹ tôi vui khi tin vào thế giới tâm linh. Đó cũng là niềm vui của tuổi già, cần sự an ủi của tổ tiên hay thánh thần…

Ngày rằm tháng Giêng, chúng ta chứng kiến người Hà Nội tràn ra đường để làm lễ giải hạn đầu năm ở chùa Phúc Khánh. Nhiều người cho rằng hành vi vậy là mê tín quá, ảnh hưởng giao thông và không có ý nghĩa.

Người chê bai cho rằng không thể bỏ vài trăm ngàn, rồi nhà nhà sư cúng bái là giải được hạn của mình. Đó là điều phi lý.

Nhưng họ là người quan sát, họ đâu phải là người bỏ lễ để được ghi danh cho lễ giải hạn đầu năm đó. Họ đâu có niềm tin tuyệt đối rằng Đức Phật sẽ giải thoát vận đen cho họ trong năm nay.

Những người ngồi nguyện cầu đó họ có một suy nghĩ đơn giản là họ tìm thấy sự bấu víu, nâng đỡ, che chở. Một điều, mà người ta tin sức mạnh của Đức Phật sẽ giúp họ qua cơn hoạn nạn nếu có.

Tôi nghĩ mẹ tôi cũng có cách nghĩ như vậy để bà muốn Đức Phật, Thánh hay tổ tiên chở che cho mình, cho gia đình mình, dù bà không biết rằng nhiều khi niềm tin của mình bị trục lợi từ những người cúng bái và tinh thần của thần thánh cũng chả giúp gì được mình.

Nên những khi tranh luận tôi hay đưa ra lý lẽ, còn mẹ tôi bức xúc: “mày thì biết cái gì”.

Người Việt thuộc đa thần giáo, họ thờ phụng từ Đức Phật, Chúa, đến các vị thánh, đến những người có công lao trong làng, thậm chí đến cả con vật. Họ tin rằng thờ cúng như là một nghĩa vụ, một đức tin, một giá trị đạo đức, một hướng niệm về người đã khuất… “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Nên hằng năm, những hội hè, đình đám đầu năm diễn ra rất nhiều phần lớn để tưởng nhớ những con người đặc biệt đó. Nó là sức mạnh vũ bão để con người được bảo vệ về mặt tinh thần trong một cuộc sống nhiều biến động.

Khi họ nghe một thầy bói, lá số, tử vi rằng năm nay gặp nhiều tai ương, hoạn nạn, tuổi tác không hợp…thì niềm tin vào thần thánh, Phật, tổ tiên lại càng mạnh liệt. Những tín lễ sẽ được bày ra, phải tìm những người thầy giỏi nhất, ngồi chùa, miếu… thiêng nhất, để tâm niệm vào đó mong được phù hộ độ trì qua khiếp nạn.

Và niềm tin của mẹ tôi là vậy. Bà đã sống như vậy để cầu cho con cái vượt qua ngày tròn, cho gia đình không phải gặp kiếp nạn nào.

Nó giống như chúng ta thờ tự tổ tiên và luôn thắp hương trong ngày rằm, mồng 1 để thì thầm với ông bà giúp sức cho con cháu mạnh khỏe, gia đình êm ấm. Ta tin tổ tiên vẫn đồng hành trong cuộc sống mình, gia đình mình và đang theo dõi hoạt động của chúng ta. Tổ tiên thiếu gì thì ta gửi gắm theo quan niệm “trần sao âm vậy”.

Gửi gắm vào thế giới đã mất, không tồn tại, có thể ai đó cho là mê tín, nhưng với tín ngưỡng nó là niềm tin ở nhân gian. Hậu thế tin vào thế giới bên kia để sống sao không hổ thẹn với ông bà.

“Đốt vàng mã không phải mê tín, đó là hành động tâm tình để người cõi âm có được những thứ như người sống. Đốt tiền vàng, nhà lầu, xe hơi… đó là cách biểu hiện tâm tình tốt đẹp, hiếu thảo, nó chất chứa cao đẹp của truyền thống. Khi chưa tìm ra phương pháp khác để nuôi dưỡng những thứ đẹp đẽ đó, mà bắt bỏ cái đó thì quí vị bắt người ta bỏ đi những cái đẹp”. Thiền sư Thích Nhất Hạnh khi còn sống đã giải thích như vậy về tục đốt vàng mã.

Có thể có tiếp những tranh cãi giữa tôi và mẹ về chuyện xem bói, cúng bái, vì đơn giản tôi không quá mê tín như mẹ. Nhưng đôi khi tôi không hiểu rằng sự mê tín đó là thứ để bà vin vào để sống như một điểm tựa. Một điểm tựa mơ hồ chưa chắc đã xử lý tốt cho mẹ những khó khăn trong cuộc sống, nhưng nó tạo nên sự thoải mái trong tâm hồn.

Tôi nghĩ tôi không cần quá cầu kỳ để hiểu mẹ tôi đang tìm kiếm điều gì trong thế giới tín ngưỡng của bà, vì sự giải thích của mẹ và tôi luôn mâu thuẫn. Thế giới của tôi thực tế hơn, mẹ thì nặng về hương khói, vong linh, chiêm nghiệm “có kiêng có lành”.

Tôi đi chùa như một cuộc đi dạo thanh tịnh, tìm giọt sương trên lá, nghe thanh âm của kinh cầu, nhìn thấy màu nâu đất trên áo nhà sư. Mẹ tôi tìm tới đức Phật như một màu nhiệm, bà tin đó là thế giới chữa lành những vết thương sâu kín, tìm một con đường hướng đạo cho gia đình.

Đôi khi tôi thấy bà tìm kiếm sự an lành khó nhọc quá, hành trình rối rắm lắm. Nhưng tôi biết mẹ vui khi ngồi dưới mái hiên chùa, nhìn thấy Đức Phật. Một sự an trú tuyệt vời của mẹ.

Đọc thêm

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?
(PLVN) - Nhiều người cho rằng muốn có chất lượng sống cao thì nên sinh sống ở những thành phố lớn, những đô thị phát triển với y tế, cơ sở vật chất phát triển. Nhưng với luồng quan điểm khác, cuộc sống nông thôn mới là “sống có chất lượng” với thực phẩm, không khí sạch, thiên nhiên tươi đẹp...

Một thoáng rạ rơm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi những hạt thóc căng mẩy màu vàng ươm đu mình cùng uốn cong thân lúa là lúc vào mùa gặt. Chiếc máy gặt đập liên hoàn hăng hái chạy những đường vòng đều đặn từ đầu ruộng đến cuối ruộng, từ ruộng này sang ruộng khác.

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc
(PLVN) - Trong không khí tưng bừng đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Phóng viên Báo PLVN có dịp đến thăm Hòa thượng Hữu Hinh - Trụ trì chùa Ghositaram (còn gọi là chùa Cù Lao). Một ngôi chùa Khmer cổ đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu Long tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Một số điểm mới giúp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Ảnh minh họa!
(PLVN) - Nghị định số 95/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã có nhiều điểm mới nổi bật hơn so với Nghị định 162/2017, góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian tới...

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”
(PLVN) -  Chương trình thiện nguyện của Ban Doanh nhân Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam - đã kết thúc tốt đẹp nhưng những cảm xúc bồi hồi vẫn còn đọng lại trong những người tham gia chương trình. Nhiều hình ảnh rưng rưng vẫn còn được lưu giữ, như nhắc nhở chúng tôi phải luôn tâm niệm “Sống yêu thương”...

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.