Trong khi ở Hà Nội và một số vùng lân cận phía Tây có những đợt “nóng” cục bộ nhất thời làm cho giá BĐS bị đẩy lên cao, thì ở TP.Hồ Chí Minh trầm lắng
Ông Nguyễn Anh Tú- Chánh Văn phòng Hiệp hội Bất động sản Việt Nam- cho biết, hiện nay, thị trường bất động sản (BĐS) có những diễn biến phức tạp. Trong khi ở Hà Nội và một số vùng lân cận phía Tây có những đợt “nóng” cục bộ nhất thời làm cho giá BĐS bị đẩy lên cao, thì ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam lại lâm vào tình trạng “chợ chiều im ắng".
Ngay cả khi Chính phủ cho phép nhiều đối tượng là người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam hoặc giới đầu tư tại Hà Nội, Đà Nẵng và một số tỉnh ven biển đã đưa ra thị trường những dự án nhà ở sinh thái, kết hợp nghỉ dưỡng cũng không đủ độ “nóng" để kích cầu và bứt thị trường BĐS ra khỏi tình trạng trầm lắng.
Lý giải vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tú cho rằng, một trong những nguyên nhân cơ bản khiến thị trường BĐS đi xuống thời gian qua là sự tác động của một số chính sách vĩ mô. Theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009, chủ đầu tư phải mua đất theo giá tự thỏa thuận hoặc thương lượng mức đền bù cho người đang sử dụng đất sát với giá thị trường, đồng thời việc nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước cũng theo giá thị trường và phải thông qua đơn vị tư vấn thẩm định giá, nhưng kết quả định giá lại không được người sử dụng đất và cơ quan nhà nước sử dụng mà chỉ để tham khảo, đã khiến tiến độ giải phóng mặt bằng đã chậm lại càng chậm hơn.
Không ít chủ đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh BĐS đã phải đối mặt với chồng chất khó khăn và nguy cơ thua lỗ khi phải làm theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP. Các chính sách thắt chặt tín dụng trong cho vay BĐS của ngân hàng cũng đang cản trở sự phát triển của thị trường BĐS, đặc biệt là đối với phân khúc thị trường nhà ở xã hội. Thực tế cho thấy, nhiều dự án có quỹ đất sạch, nhưng chủ đầu tư lại không dám xây dựng nhà ở xã hội vì chậm thu hồi vốn; hơn nữa, tiền vốn của nhà nước dành cho chương trình này khó giải ngân; việc vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đến nay chưa có cơ chế cụ thể…
Theo một số chuyên gia kinh tế nhận định, thị trường BĐS được dự báo chưa thể sôi động trở lại trong thời gian tới bởi vướng phải hàng loạt rào cản về thủ tục, dòng tiền yếu, lãi suất cao, nguồn cung nhiều... Trước sức ép phải ra hàng để thu hồi vốn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh BĐS buộc phải tự cứu mình thông qua các hình thức hỗ trợ khách hàng như miễn giảm lãi vay ngân hàng, rút thăm giảm giá, phiếu mua đồ nội thất...
Với sự cố gắng từ nhiều phía, sau nhiều kiến nghị, đề xuất của Bộ Xây dựng lên Thủ tướng Chính phủ, vừa qua, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã chính thức ký 3 hợp đồng tín dụng với các doanh nghiệp số vốn cam kết cho vay là 512,5 tỷ đồng; trong đó, Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera 391 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị Hải phòng 115 tỷ đồng và Dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu chung cư Bãi Dâu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 6,5 tỷ đồng. Hy vọng, với những động thái tích cực trên, thị trường BĐS thời gian tới sẽ sôi động hơn.
Ngay cả khi Chính phủ cho phép nhiều đối tượng là người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam hoặc giới đầu tư tại Hà Nội, Đà Nẵng và một số tỉnh ven biển đã đưa ra thị trường những dự án nhà ở sinh thái, kết hợp nghỉ dưỡng cũng không đủ độ “nóng" để kích cầu và bứt thị trường BĐS ra khỏi tình trạng trầm lắng.
Lý giải vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tú cho rằng, một trong những nguyên nhân cơ bản khiến thị trường BĐS đi xuống thời gian qua là sự tác động của một số chính sách vĩ mô. Theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009, chủ đầu tư phải mua đất theo giá tự thỏa thuận hoặc thương lượng mức đền bù cho người đang sử dụng đất sát với giá thị trường, đồng thời việc nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước cũng theo giá thị trường và phải thông qua đơn vị tư vấn thẩm định giá, nhưng kết quả định giá lại không được người sử dụng đất và cơ quan nhà nước sử dụng mà chỉ để tham khảo, đã khiến tiến độ giải phóng mặt bằng đã chậm lại càng chậm hơn.
Không ít chủ đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh BĐS đã phải đối mặt với chồng chất khó khăn và nguy cơ thua lỗ khi phải làm theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP. Các chính sách thắt chặt tín dụng trong cho vay BĐS của ngân hàng cũng đang cản trở sự phát triển của thị trường BĐS, đặc biệt là đối với phân khúc thị trường nhà ở xã hội. Thực tế cho thấy, nhiều dự án có quỹ đất sạch, nhưng chủ đầu tư lại không dám xây dựng nhà ở xã hội vì chậm thu hồi vốn; hơn nữa, tiền vốn của nhà nước dành cho chương trình này khó giải ngân; việc vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đến nay chưa có cơ chế cụ thể…
Theo một số chuyên gia kinh tế nhận định, thị trường BĐS được dự báo chưa thể sôi động trở lại trong thời gian tới bởi vướng phải hàng loạt rào cản về thủ tục, dòng tiền yếu, lãi suất cao, nguồn cung nhiều... Trước sức ép phải ra hàng để thu hồi vốn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh BĐS buộc phải tự cứu mình thông qua các hình thức hỗ trợ khách hàng như miễn giảm lãi vay ngân hàng, rút thăm giảm giá, phiếu mua đồ nội thất...
Với sự cố gắng từ nhiều phía, sau nhiều kiến nghị, đề xuất của Bộ Xây dựng lên Thủ tướng Chính phủ, vừa qua, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã chính thức ký 3 hợp đồng tín dụng với các doanh nghiệp số vốn cam kết cho vay là 512,5 tỷ đồng; trong đó, Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera 391 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị Hải phòng 115 tỷ đồng và Dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu chung cư Bãi Dâu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 6,5 tỷ đồng. Hy vọng, với những động thái tích cực trên, thị trường BĐS thời gian tới sẽ sôi động hơn.
Theo Vũ Điển
Báo Công Thương