Mặt trái của nhiên liệu sinh học

Trong nỗ lực của toàn thế giới về giảm sự nóng lên của Trái đất, nhiên liệu sinh học được xem là một trong những giải pháp tích cực trong tương lai. Nhận thấy đó là lĩnh vực đầu tư béo bở, rất nhiều các nhà đầu tư từ châu Âu đổ sang lục địa đen để phát triển nguồn nhiên liệu này.

Trong nỗ lực của toàn thế giới về giảm sự nóng lên của Trái đất, nhiên liệu sinh học được xem là một trong những giải pháp tích cực trong tương lai. Nhận thấy đó là lĩnh vực đầu tư béo bở, rất nhiều các nhà đầu tư từ châu Âu đổ sang lục địa đen để phát triển nguồn nhiên liệu này.

Mô tả ảnh.

Ruộng lúa đã bị chuyển mục đích sang trồng mía…

Tính đến nay, các nhà đầu tư châu Âu đã đến 11 nước châu Phi. Tổng diện tích mà họ đầu tư cho nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học là 5 triệu ha. Lớn nhất là Kenya và Angola với 500 nghìn ha. Tiếp theo là Benin với 400 nghìn ha. Nhiều nông dân ở Tazania cho biết họ buộc phải rời bỏ đất ruộng màu mỡ vì bị thu hồi để giao cho nhà đầu tư trồng mía đường.

Xu thế đầu tư nhiên liệu sinh học của các nhà đầu tư châu Âu đã bị Tổ chức Những người bạn của Trái đất (FoE) “bắt giò”. Bảng báo cáo mới nhất của FoE đã chống lại các nhà đầu tư nhiên liệu sinh học trên tất cả các khía cạnh. FoE cáo buộc nhiều công ty ở châu Âu đã lấy rất nhiều đất ở châu Phi để trồng cây nhằm phục vụ cho việc sản xuất nhiên liệu xanh như mía, dầu cọ và dầu mè đã trực tiếp “lấn” đất trồng lúa.

Mô tả ảnh.

…để phục vụ cho nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học.

Họ đến châu Phi với dáng vẻ bề ngoài của một nhà đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người dân bản xứ và tạo ra thành phẩm cho thị trường nội địa. Chính quyền địa phương đã không đánh giá hết những lời “tư vấn” của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư bảo rằng họ muốn bảo vệ môi trường bằng nhiêu liệu sinh học nhưng thực tế diện tích rừng, hoa màu và ruộng lúa đã bị xâm hại, thay đổi mục đích sử dụng vì lợi ích trước mắt. Diện tích rừng đang bị thu hẹp và nhiều nguồn tài nguyên khác có nguy cơ cạn kiệt.

Diện tích đất mà các công ty châu Âu khoanh vùng sản xuất nhiên liệu sinh học ở châu Phi là chưa được tính toán và có vẻ như vượt khỏi tầm kiểm soát. Họ cũng “đưa đẩy” chính quyền sở tại về một “hành tinh xanh” rằng ở châu Phi cũng có nhu cầu về nhiên liệu sinh học như ở châu Âu. Chính nhờ thế, họ lập nhà máy để sản xuất nhiên liệu sinh học tăng đột biến. Tuy nhiên, sau đó, giới chức trách địa phương kịp nhận ra về dấu hỏi lớn cho mức độ nguy hiểm khi sử dụng đất nông nghiệp vào sản xuất nhiên liệu.

Nỗi lo của chính quyền nhiều nước ở lục địa đen càng được củng cố hơn khi FoE đưa ra dự đoán “lạnh xương sống” rằng châu Phi sẽ thiếu lương thực trầm trọng trong vòng 10 năm tới chỉ vì châu Âu đưa ra mục tiêu sẽ cung cấp 10% sản lượng nhiên liệu phục vụ cho giao thông là nhiên liệu xanh. Tổ chức này khuyến cáo các nhà đầu tư đến từ châu Âu phải giảm tỷ lệ nhiên liệu xanh hay giảm lượng khí thải nhằm tránh nguy cơ đẩy người dân châu Phi vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

Nếu tình hình không được kiểm soát thì khả năng tới năm 2020 sẽ có đến 100 triệu người lâm vào cảnh thiếu lương thực nghiêm trọng, giá lương thực lúc đó sẽ leo thang và người dân không còn đất trồng trọt. Chính LHQ cũng phải thừa nhận là thập niên tới có thể giá lương thực tăng tới 40% vì đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng cho sản xuất nhiêu liệu sinh học.

TỊNH BẢO

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.