Mất mạng vì tự làm bác sĩ

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
(PLO) - Cách đây 2 tuần, một bệnh nhân rất trẻ phải đến cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai vì bị đột quỵ, tuy nhiên người nhà không đưa đến bệnh viện ngay mà giữ lại nhà để lấy kim châm vào 10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân nhưng bệnh nhân vẫn không tỉnh, sau đó mới đưa đến bệnh viện. 

Khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã bị qua mất “3 giờ vàng” nhưng may vẫn trong khung giờ giới hạn có thể cứu sống được. Các bác sĩ đã phải can thiệp nội mạch, hút ra được một huyết khối rất lớn nằm trong mạch máu. Nếu như bệnh nhân chỉ ở nhà châm kim thì làm sao có thể làm tan số huyết khối nằm chèn ép trong mạch máu?

Hết cơ hội sống vì chữa bệnh bằng… “tin vịt”

Thói quen chữa bệnh bằng… “tin vịt” ở một bộ phận người dân ta chẳng phải là chuyện gì xa lạ. Lý do đơn giản chính đáng nhất là do thiếu hiểu biết nên mới dẫn đến cảnh tiền mất, tật mang, quan trọng hơn là mất đi khoảng “thời gian vàng” quý báu để chữa khỏi bệnh. Tình trạng này không phải chỉ khiến một, mà có rất nhiều bác sĩ đã phải kêu trời, phải lên tiếng, phải đau đầu, phải rơi nước mắt vì phải chứng kiến những cái chết của bệnh nhân mà lẽ ra họ đã có cơ hội được cứu sống hoặc ít nhất cũng được kéo dài sự sống.

Mới đây thôi, một bác sĩ đang công tác trong một bệnh viện lớn ở Hà Nội đã phải “thốt” lên đầy kinh ngạc, dù rằng tình trạng này anh chứng kiến nhiều, về một trường hợp bệnh nhân đã tự khép cơ hội sống của mình chỉ vì tin theo phương pháp chữa bệnh lạ lùng nào đó được đăng tải trên mạng internet.

Anh chia sẻ: “Mình có bệnh nhân đến khám và phát hiện ra ổ loét dạ dày, bấm sinh thiết kết quả loạn sản tế bào theo dõi ung thư biểu mô tuyến, chưa di căn hạch, chưa xâm lấn. Bệnh đang ở giai đoạn sớm, có thể điều trị khỏi nếu áp dụng phác đồ điều trị. Bệnh nhân xin về sắp xếp công việc trước, mình đồng ý. Thế rồi bệnh nhân biến mất. Năm trước gặp lại, bệnh nhân bảo “tôi vẫn khỏe bác sĩ ạ, không đi điều trị theo lời khuyên bác sĩ là điều may mắn. Tôi giờ chỉ ăn kiêng và kiềm hóa muối bằng bicarbonat khỏi rồi”.

Mình ngạc nhiên bảo mấy món ấy làm sao mà chữa hết ung thư được. Bệnh nhân bảo “tôi vẫn khỏe đây này, soi dạ dày lại ổ loét vẫn còn nhưng có vẻ tốt hơn, tôi xem ảnh thấy thế”. Mình bảo bác, không ai dựa vào cái ảnh để đánh giá nó tốt hay không mà dựa vào người soi xem trực tiếp đánh giá, ảnh chỉ là hình minh họa mà thôi. Bác bĩu môi bảo “bác sĩ cứ dọa, tôi chả tin vì tôi khỏe lên”.

Bẵng đi khoảng gần năm sau, bệnh nhân vào cấp cứu vì nôn mấy ngày liền, khối u thâm nhiễm gây hẹp môn vị, di căn hạch lân cận. Con gái bệnh nhân bảo “bác sĩ ơi cứu bố em với”. Mình thở dài nhưng biết phải làm sao”.

Cũng chẳng phải đâu xa, mới cách đây mấy ngày thôi, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhi bị nhiễm độc da toàn thân do mẹ tắm lá chữa thủy đậu. Bệnh nhi mới được 4 tháng tuổi, nổi các nốt thủy đậu được  4 hôm, vì muốn con nhanh khỏi nên bà mẹ tắm cho con bằng lá thuốc nam. Chỉ hai ngày sau, các nốt phát ban trên cơ thể bé bắt đầu phồng rộp, lở loét dẫn đến nhiễm độc da. 

Hay như thời gian gần đây, không hiểu vì sao cư dân mạng lại lan truyền về cách chữa bệnh đột quỵ bằng phương pháp châm kim. Bệnh nhân bị đột quỵ nhưng người nhà không cho đi viện ngay mà để ở nhà châm kim 10 đầu ngón chân ngón tay nặn máu điều trị, nửa ngày sau mới đem vào viện thì đã tụt máu hôn mê sâu. Lạ lùng là cách chữa bệnh phi khoa học này còn được chế thành thơ và được rất đông người chia sẻ.

Bác sĩ cũng phải lắc đầu bó tay

Quay lại với bệnh nhân bị ung thư biểu mô tuyến chưa di căn hạch, nguyên do mà bệnh nhân không quay lại bệnh viện để theo phác đồ điều trị vì tin theo một tài liệu được chia sẻ trên mạng xã hội facebook. Tài liệu này cho rằng tế bào ung thư mang tính a xít, tế bào lành mang tính kiềm, thế nên muốn tiêu diệt tế bào ung thư phải kiềm hóa máu, nâng pH máu lên 8.5 là chúng chết hết. Nếu theo phương pháp này thì việc chữa ung thư cực kỳ đơn giản, còn theo phác đồ điều trị ở bệnh viện thì phải xạ trị, hóa trị… mệt mỏi không khác gì “địa ngục trần gian”.

Trước thông tin của đống tài liệu trên, bác sĩ chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm: “Cơ thể con người có sự cân bằng kỳ diệu, nó giữ pH máu ở mức ổn định từ 7.35-7.45 để duy trì chuyển hóa. Nếu lệch ra khỏi con số đó, chuyển hóa sẽ bị rối loạn, tế bào sẽ chết, trước hết là tế bào lành. Bệnh nhân bị kiềm hóa máu chưa kể sẽ rối loạn điện giải ghê gớm”.

Về tình trạng châm kim để chữa bệnh đột quỵ, ThS.BS Lương Quốc Chính - Bệnh viện Bạch Mai cho biết rằng, trong Đông y có nhắc đến phương pháp này nhưng về mặt Tây y thì không có. Tuy nhiên, bản thân người bị bệnh đột quỵ cũng không nên tự áp dụng phương pháp này vì cái lợi chưa thấy đâu nhưng cái hại đã ở ngay trước mắt.

Điển hình là cách đây 2 tuần, một bệnh nhân rất trẻ phải đến cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai vì bị đột quỵ, tuy nhiên người nhà không đưa đến bệnh viện ngay mà giữ lại nhà để lấy kim châm vào 10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân nhưng bệnh nhân vẫn không tỉnh, sau đó mới đưa đến bệnh viện. Khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã bị qua mất “3 giờ vàng” nhưng may vẫn trong khung giờ giới hạn có thể cứu sống được. Các bác sĩ đã phải can thiệp nội mạch, hút ra được một huyết khối rất lớn nằm trong mạch máu. Nếu như bệnh nhân chỉ ở nhà châm kim thì làm sao có thể làm tan số huyết khối nằm chèn ép trong mạch máu? Sau can thiệp đó bệnh nhân hồi phục thấy rõ.

Chỉ qua một vài trường hợp trên cũng đủ thấy việc người dân chữa bệnh theo những phương pháp, những bài thuốc vô căn cứ, chưa được kiểm chứng sẽ khiến người dân phải gánh chịu những hậu quả khôn lường cả về tiền bạc, thời gian và sức khỏe.

Theo kinh nghiệm của các bác sĩ, nguyên nhân khiến người dân dễ tin và đi theo cách chữa bệnh phi khoa học, chưa được kiểm chứng là do sự thiếu hiểu biết, do họ mắc phải các chứng bệnh nan y mà y học thế giới chưa chữa được hoặc do mắc các bệnh mãn tính khiến họ chán nản, mệt mỏi. Trong những trường hợp này, lời khuyên của bác sĩ là người bệnh phải học cách chấp nhận, “sống chung với lũ”, lạc quan và tin tưởng vào phác đồ điều trị mà các bác sĩ trong bệnh viện đã vạch ra. 

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.