Mang thai hộ, nhiều hệ lụy vì chưa thực sự thỏa khát khao...

Hệ thống pháp luật về hôn nhân-gia đình và sinh sản của Việt Nam cấm tuyệt đối hành vi mang thai hộ, đẻ thuê. Hiểu luật, biết vậy, nhưng có nhiều người phụ nữ, nhiều gia đình vẫn khao khát một ngày nào đó mọi chuyện sẽ thay đổi để họ có thể có được đứa con của chính mình, dù rằng tạo hóa vô tình đã cướp đi của họ khả năng làm mẹ một cách bình thường…

Hệ thống pháp luật về hôn nhân-gia đình và sinh sản của Việt Nam cấm tuyệt đối hành vi mang thai hộ, đẻ thuê. Hiểu luật, biết vậy, nhưng có nhiều người phụ nữ, nhiều gia đình vẫn khao khát một ngày nào đó mọi chuyện sẽ thay đổi để họ có thể có được đứa con của chính mình, dù rằng tạo hóa vô tình đã cướp đi của họ khả năng làm mẹ một cách bình thường…
Nước mắt bất lực của những người đàn bà
Một buổi sáng tháng 7/2012 tại khoa Vô sinh Bệnh viện Phụ sản trung ương. Người phụ nữ áng chừng ngoài 27-28 tuổi đi cùng chồng và một người phụ nữ khoảng ngoài 45 tuổi, có vẻ là mẹ đẻ.
Nhóm ba người họ được chú ý bởi người phụ nữ trẻ khóc từ lúc xuống xe tắcxi bước vào cổng bệnh viện cho đến khi ngồi đợi gọi tên vào khám ở khoa. Hỏi chuyện mọi người được biết, người phụ nữ trẻ lấy chồng đã 5 năm mà không thấy tin vui gì. Khám đi khám lại cuối cùng bác sĩ khuyên vợ chồng cô nên dùng phương pháp nhân tạo để có con.
Tuy là can thiệp khoa học thật đấy, nhưng tính chắc chắc cũng không hề cao vì rất nhiều lý do khó can thiệp, người bác sĩ giải thích vậy trước khi làm và vợ chồng cô cũng phải chấp nhận. Họ chỉ biết cầu trời sao cho mọi chuyện êm xuôi, họ có được tiếng trẻ thơ trong nhà.
Nhưng tạo hóa thật oái ăm, 3 năm qua cô vợ đậu thai được mấy lần nhưng lần nào cũng chỉ được một hai tuần là lại hỏng. Lần này cũng vậy, hai phôi được cấy vào tử cung của cô rất khỏe, 4 tuần trôi qua yên ổn, hai vợ chồng đã mừng. Vậy mà, chiều đó đi làm về anh chồng thấy vợ mình ngồi khóc nức nở trong nhà tắm. Tạo hóa lại một lần nữa tàn nhẫn với họ.  
Hình minh họa
Hình minh họa
“Bác sĩ ơi, cho tôi hỏi điều này được không?” – người đàn bà đi cùng đôi vợ chồng có vẻ như là mẹ đẻ cô vợ nán lại hỏi bác sĩ sau khi đã khép cửa cẩn thận để con gái, con rể mình khỏi nghe thấy. “Tôi thương con gái tôi lắm, thấy nó cứ trầy trật thế này thật đau lòng. Không đẻ được không khéo nhà chồng nó lại bắt bỏ. Bác sĩ ơi, tôi vẫn chưa mãn kinh, sức khỏe vẫn rất tốt, trước đây tôi sinh nở ba đứa con bình thường. Liệu… liệu tôi có thể giúp con gái tôi được không? Vì tôi đọc báo thấy ở nước ngoài người ta cấy phôi thai của vợ chồng con gái vào tử cung bà mẹ để nhờ bà mang thai hộ, đẻ ra đứa trẻ khỏa mạnh lắm. Bác sĩ ơi, hãy giúp tôi giúp con gái mình đi”.
Khi được người bác sĩ giải thích, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi mang thai hộ, người mẹ bước ra ngoài nước mắt lưng tròng. Hai mẹ con họ ôm nhau òa khóc trong nét mặt thiểu não của người chồng và ánh nhìn thương cảm của những người chờ khám hôm ấy…
Trên trang web của Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng, phần Hỏi đáp pháp luật có đăng tải câu hỏi của một người phụ nữ: “Thưa luật sư. Tôi là viên chức nhà nước và đã có 2 con, nay tôi có nguyện vọng muốn mang thai hộ cho gia đình em trai của chồng. Tôi muốn hỏi luật sư có điều khoản luật nào quy định về vấn về này không?. Tôi muốn mang thai thì phải làm hồ sơ thủ tục gì?”.
Điều đáng nói là những câu hỏi như thế này không quá hiếm gặp, nó thể hiện một khát khao có thực của những người phụ nữ và một thực tế đang diễn ra trong cộng đồng xã hội.
Tiền mất mà con cũng không được nhận
Có rất nhiều người phụ nữ không may bị vô sinh, hoặc đã có con rồi bị vô sinh thứ phát, không thể sinh con được nữa, nhưng khát khao có thêm đứa con vẫn cháy bỏng và giải pháp được họ nghĩ tới là nhờ người đẻ thuê, mang thai hộ. Thế nhưng, trước nay trong quan niệm của người Việt con ruột là đứa con do chính phải do người mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra.
Thế nên không thể nào có chuyện người mẹ chín tháng mười ngày mang thai lại không phải là mẹ đẻ của đứa trẻ, hay đẻ rồi mang con trao đi nhưng một món hàng, rất không phù hợp, cả về khía cạnh đạo đức lẫn pháp luật. Chưa kể đến những hệ lụy pháp lý đã phát sinh như câu chuyện đau lòng của vợ chồng anh T.T.S và chị T.K.L, ngụ tại Thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. 

Mang thai hộ bị xử phạt vi phạm hành chính

Hiện nay pháp luật cấm đối với trường hợp mang thai hộ, theo quy định tại Nghị định số 12/2003/NĐ-CP của chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học. Điều 6 - nghiêm cấm các hành vi sau: mang thai hộ; sinh sản vô tính.

 Và, cũng theo quy định tại Khoản 3 điều 10 Nghị định 96/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám, chữa bệnh, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: mang thai hộ; sinh sản vô tính; cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.

Đôi vợ chồng đang trong tình trạng “tiền mất mà con cũng không được nhận” vì người mang thai hộ sau chín tháng mang thai có tình cảm và không chịu trao đứa trẻ.

Anh T.T.S và chị T.K.L kết hôn với nhau đã hơn 5 năm nhưng vẫn chưa có con. Đã 3 lần gia đình vui mừng khôn xiết khi chị báo kết quả có thai, nhưng niềm vui vừa chớm thì nỗi buồn cũng ập đến, bởi cứ mang thai chưa được bao lâu thì chị lại bị sẩy.

Gần 10 năm lấy nhau, hai vợ chồng vẫn phải sống trong cảnh buồn tẻ vì thiếu tiếng cười trẻ thơ. Một ngày, có người quen bày cách tìm người đẻ mướn. Ban đầu, anh chị phản đối quyết liệt vì chuyện này xưa nay ít nghe nhắc tới và không biết có vi phạm pháp luật hay không?. Nhưng được người thân tỉ tê, anh S. liều đồng ý. 

Cả hai vợ chồng tìm gặp người đồng ý mang thai hộ để thỏa thuận những giao ước trước và sau khi sinh con, nhưng cũng chỉ là thỏa thuận miệng. Theo đó, người mang thai hộ phải giữ tuyệt đối bí mật danh tính của hai vợ chồng, sau khi sinh con xong thì cầm tiền và ra đi.
Mọi chi phí trong quá trình điều trị, mang thai và sinh nở sẽ do vợ chồng anh S. chịu trách nhiệm. Nhiệm vụ hoàn thành thì người mang thai hộ sẽ nhận được khoản tiền là 20 triệu đồng; sau đó không còn ràng buộc gì với gia đình anh S. Vợ chồng anh S. vui mừng khi biết đứa con mà anh chị chờ đợi đang dần hình thành trong bụng người phụ nữ khác.
Vợ chồng anh chuẩn bị tâm lý để đón đứa trẻ chào đời. Thế nhưng, khi đứa bé ra đời thì người mang thai hộ lại nhất quyết không giao trả đứa bé. Lý do là vì thấy bé bụ bẫm, quá dễ thương, thêm vào đó hơn 9 tháng mang thai khiến người mang thai hộ nảy sinh tình cảm với đứa bé từ lúc nào không hay, nên khi sinh ra không nỡ dứt.
Đến nước này thì anh S., chị L. cũng không biết làm cách nào cho phải, thưa kiện thì không ai giải quyết vì đây chỉ là thỏa thuận miệng, không có ràng buộc pháp lý; mà bỏ thì sao đành vì đó chính là con ruột của mình. Anh chị cũng đã hỏi nhiều nơi, nhưng chưa được giải thích rõ ràng vì pháp luật chưa có những quy định cụ thể… 

Dương Nhi

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.