Malaysia: Điều tra cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad

Cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad
Cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad
(PLO) -Ủy ban chống tham nhũng quốc gia Malaysia (MACC) vừa phải lên tiếng hôm 8-8 sau khi Phó Thủ tướng Ahmad Zahid Hamidi và cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad khẩu chiến không ngớt cho dù đã nhiều tuần trôi qua. 

"MACC là cơ quan hoạt động theo pháp luật và không thể tiến hành điều tra nếu chỉ dựa vào mấy chuyện tranh cãi nhau lặt vặt kiểu vậy", quan chức cấp cao Azam Baki của MACC nhấn mạnh. 

Tuy nhiên theo trang The Malayasian Insight, MACC sẽ xem xét các cáo buộc trước khi quyết định có nên chính thức mở cuộc điều tra tham nhũng nhắm vào 2 chính khách này hay không. 

Theo tờ New Straits Times, khẩu chiến giữa 2 chính khách kể trên diễn ra xuất phát từ sự thách đố “ai trong sạch và ai tham nhũng”. Cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad cáo buộc Phó Thủ tướng Ahmad Zahid Hamidi đã tư túi 230 triệu ringgit khi đứng đầu Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất dành cho người trẻ (Umno Youth) những năm cuối 1990.

Phó Thủ tướng Ahmad Zahid Hamidi tuyên bố, sẵn sàng để điều tra miễn là MACC cũng phải điều tra cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad (tại vị từ năm 1981 đến năm 2003) và các con của ông. Gần 2 năm trước (7-11-2015), tờ The Star đưa tin, các nhà điều tra thuộc Cảnh sát Hoàng gia đã thẩm vấn cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad, xoay quanh việc ông xuất hiện trong cuộc biểu tình chống chính phủ.

Cùng ngày 8-8, Ủy ban Điều tra Hoàng gia gồm 5 thành viên họp phiên đầu tiên để điều tra xem Ngân hàng Trung ương Malaysia đã để thất thoát bao nhiêu trong hoạt động giao dịch ngoại hối trong thập niên 1990 và có dấu hiệu bao che hay không. Và việc này có thể dẫn đến việc truy tố hình sự đối với cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad. 

Theo giới truyền thông, phiên điều trần sẽ bắt đầu từ ngày 21-8 và sẽ trình báo cáo kết quả điều tra vào ngày 13-10. Dư luận coi cuộc điều tra kể trên nhằm hạ uy tín của cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad bởi việc này diễn ra chỉ vài tháng sau khi ông thành lập một đảng chính trị mới.

Hơn nữa, cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad và các nhà lãnh đạo đối lập đang kêu gọi chính phủ mở cuộc điều tra chính thức về vụ bê bối tham nhũng hàng tỉ USD tại Quỹ đầu tư nhà nước Malaysia (1MDB) do Thủ tướng Najib Razak sáng lập. Ông Mahathir Mohamad tuy dã ngoại cửu thập (92 tuổi) nhưng đang lãnh đạo một liên minh đối lập để cạnh tranh với Thủ tướng Najib Razak trong cuộc tổng tuyển cử năm 2018. 

Cựu thủ tướng Mahathir Mohamad (trái) và Phó thủ tướng Ahmad Zahid Hamidi đang khẩu chiến
Cựu thủ tướng Mahathir Mohamad (trái) và Phó thủ tướng Ahmad Zahid Hamidi đang khẩu chiến

Hơn 10 ngày trước (3-8), tờ Themalaymailonline cho biết, khoảng 40 nghị sỹ phe đối lập đã có mặt tại Ngân hàng Trung ương để gây sức ép yêu cầu tái điều tra vụ việc liên quan đến 1MDB. Các nghị sỹ kể trên cũng trao cho đại diện Ngân hàng Trung ương bản sao tài liệu vụ kiện dân sự do Bộ Tư pháp Mỹ tiến hành gần đây với mục đích tìm cách thu hồi lại các tài sản liên quan đến 1MDB.

Việc này diễn ra sau khi Thủ tướng Najib Razak tuyên bố, ông sẽ không đưa ra thêm bất cứ bình luận nào về vụ kiện dân sự do Bộ Tư pháp Mỹ đệ trình hôm 16-6 liên quan đến 1MDB. Ngày 16-6, Bộ Tư pháp Mỹ bắt đầu vụ kiện dân sự nhằm tìm cách thu hồi lại số tài sản trị giá 540 triệu USD được cho bị rút ra từ các quỹ liên quan đến 1MDB. 

Trước đó, Bộ Tư pháp Mỹ công bố báo cáo cho biết, đã có tổng cộng 4,5 tỉ USD đã bị rút ruột từ quỹ do Thủ tướng Najib Razak thành lập năm 2009 để khuyến khích phát triển kinh tế đất nước. Cùng ngày 16-6, hãng Reuters đưa tin, Đệ nhất phu nhân Rosmah Mansor bị cáo buộc sở hữu món nữ trang trị giá gần 30 triệu USD được mua bằng tiền từ 1MDB.

Theo hồ sơ kiện tại Tòa án ở Los Angeles, Mỹ, chiếc vòng cổ có gắn viên kim cương hiếm màu hồng 22 carat, trị giá hơn 27 triệu USD đã được chuyên gia tài chính Malaysia Low Taek Jho (còn gọi là Jho Low) mua cho bà Rosmah Mansor.

Theo giới truyền thông, gần 1,5 năm trước (23-3-2016), ông Mahathir Mohamad và 2 cựu đảng viên đảng Tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) cầm quyền là Khairuddin Abu Hassan và Anina Saadudin đã khởi kiện đương kim Thủ tướng, cáo buộc ông Najib Razak lạm dụng quyền hạn, để cản trở điều tra vụ bê bối ở 1MDB.

Việc này diễn ra sau khi ông Mahathir Mohamad tuyên bố rời khỏi đảng UMNO hôm 29-2-2016 vì cho rằng, đảng này "ủng hộ tham nhũng". Trước đó, ông Mahathir Mohamad từng yêu cầu Thủ tướng Najib Razak từ chức.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.