'Mafia cát' đang tàn phá tài nguyên thế giới như thế nào?

Những đụn cát nằm ở ngoại ô thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Năm 2015, 12 thành viên băng cướp cát đã bị đi tù sau khi “thanh toán” đối thủ ngay trước mặt đồn cảnh sát.
Những đụn cát nằm ở ngoại ô thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Năm 2015, 12 thành viên băng cướp cát đã bị đi tù sau khi “thanh toán” đối thủ ngay trước mặt đồn cảnh sát.
(PLO) -Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã biến một thứ hàng hóa rất đỗi bình thường trở nên vô cùng quý giá: Cát. Các đô thị tiếp tục mọc lên đã và đang “ngấu nghiến” rất nhiều bê tông, thủy tinh và nhựa đường. Từ đây, hoạt động khai thác cát lậu đã đẩy toàn cầu đến trước cuộc chiến băng đảng tội phạm tranh giành các mỏ cát….
 

Trong bóng tối của đêm ngày 20/12/2016, có bóng dáng 2 tài xế xe tải người Kenya chết thảm thương.

Đổi cát bằng mạng sống

 Khoảng 2 giờ sáng hôm đó, khi những chiếc xe tải của họ đang đậu bên bờ sông Muooni, cách thủ đô Nairobi độ 60 dặm về hướng Đông Nam, thì một đám đông thanh thiếu niên trẻ  kéo đến chặn họ. Báo chí địa phương dẫn lời cảnh sát cho biết, những kẻ tấn công đã đốt cháy 2 chiếc xe tải và hỏa thiêu 2 tài xế đến mức “không nhận dạng nổi”; một tài xế xe tải thứ ba bị bắn gục bằng tên.

Bi kịch đớn đau đã bùng phát trong làn sóng các hành vi bạo lực mới xảy ra gần đây ở hạt Makueni, một vùng nông thôn nghèo khó, nơi sinh sống của không đầy 1 triệu dân. Trong vòng 2 năm qua, ít nhất 9 người đã bị giết hại và hàng tá người khác bị thương bao gồm các sĩ quan cảnh sát và quan chức chính phủ. Những cuộc “đồ sát” đã bị khuấy động chỉ bởi một thứ mà nó rất nhanh chóng trở thành một trong những loại hàng hóa quan trọng nhất của thế kỷ 21: Cát.

Không nhiều người biết về ý nghĩa của thứ hai của các hành động bạo lực, song có một thực tế rằng cát là nguyên liệu cực kỳ quan trọng trong xây dựng đường xá và nhà cửa –xương sống của các đô thị hiện đại.

Ở Kenya, cũng như phần lớn các nước thuộc thế giới đang phát triển, các đô thị đang mọc lên với một tốc độ điên cuồng. Dân số của thủ đô Nairobi tăng lên gấp 10 lần so với thời điểm nước này dành được độc lập vào năm 1963, giờ đây đã cán mốc 4 triệu người.

Số lượng dân cư đô thị đã vọt lên từ không đầy 1 tỷ người (năm 1950) giờ thành gần 4 tỷ người, còn Liên hiệp quốc (UN) dự báo rằng sẽ có thêm 2,5 tỷ người khác tham gia vào đô thị trong vòng 3 thập kỷ tới, con số này tương đương với việc mỗi năm nước Mỹ có thêm 8 thành phố New York mới.

Các tòa nhà và vô số đường xá đan xen vào nhau đã đòi hỏi một lượng cát siêu khổng lồ để xây dựng. Tính trên bình diện toàn cầu, hơn 48 tỷ tấn “chất kết tụ” – thuật ngữ công nghiệp để chỉ cát và sỏi trộn lẫn vào nhau – đã được dùng cho xây dựng mỗi năm, con số này đã tăng gấp đôi từ năm 2004.

Tuy nhiên, việc múc cát ra khỏi mặt đất đã gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng: Trên khắp thế giới, các lòng sông, bãi biển và những bình nguyên đã bị bóc thê thảm bởi đội ngũ khai thác cát. Phản ứng với tình hình này, giới chức trách đang cố gắng điều chỉnh cách thức và vị trí khai thác nhưng cũng kể từ đó, khắp toàn cầu đã bùng nổ nhiều hình thức khai thác cát lậu.

“Khi giá cát tăng cao, “bọn mafia cát” sẽ nhảy vào cuộc chơi” - ông Pascal Peduzzi, một nhà nghiên cứu tại chương trình môi trường của UN và cũng là tác giả của một nghiên cứu về khai khoáng cát, cảnh báo.

2 công nhân xúc đất lên xe tải ngay trên bờ sông Công-gô, Phi châu.
2 công nhân xúc đất lên xe tải ngay trên bờ sông Công-gô, Phi châu. 

“Thế giới ngầm" Mafia cát quốc tế

Mỗi năm, các băng đảng tội phạm trên khắp thế giới đã đào lên không biết bao nhiêu là cát để bán trên “thị trường chợ đen”. Một trong các băng đảng khét tiếng nhất xứ Israel đã làm giàu bằng cách cướp cát ở các bãi biển. Ở Ma-Rốc, gần ½ lượng cát dùng cho xây dựng đến từ “ngạch” cát lậu. 

Tại Malaysia, hàng tá quan chức nước này bị tuyên án phạt vì tội nhận hối lộ tiền và gái để cho phép đám chủ đầu nậu được phép khai thác cát rồi đưa ra khỏi đất nước. Cũng như bất kỳ “thị trường chợ đen” nào, hoạt động khai thác cát lậu đã kích động nên nạn bạo lực. 

Ở Campuchia, các nhà hoạt động môi trường đã bị bỏ tù vì “cả gan” chống lại việc khai thác cát lậu. Năm 2015, hàng tá thành viên của một tổ chức khai khoáng cát lậu đã bị “bóc lịch” trong một nhà tù ở Trung Quốc, sau khi đám người này “thanh toán” đối thủ ngay trước mặt một đồn cảnh sát. 

Cùng năm 2015, ở Đông Java (Indonesia), 2 nông dân tên là Salim Kancil (52 tuổi) và Tosan (51 tuổi) đã dẫn đầu hàng loạt vụ biểu tình chống lại các hoạt động khai thác cát bãi biển trái phép. Bọn chủ mỏ cát đe dọa sẽ giết 2 người nông dân trên nếu họ còn giữ thái độ cứng rắn; cònhai người nông dân thì báo cho cảnh sát về lời đe dọa giết người và yêu cầu nhà chức trách bảo vệ tính mạng.

Chẳng mấy chốc sau đó, ít nhất một tá đàn ông đã tấn công Tosan, một chiếc xe máy cán qua người nạn nhân và bỏ mặc Tosan chết giữa đường; còn nạn nhân Salim lại bị đánh đập và đâm chết, xác được tìm thấy trên đường với hai tay bị trói quặt sau lưng. 

Những năm gần đây, ở Ấn Độ, bọn “mafia cát” đã giết hàng tá người, làm bị thương hàng trăm người khác. Một giáo viên 81 tuổi và một nhà hoạt động môi trường 22 tuổi, bị chém chết bằng rìu; một nhà báo bị thiêu sống và ít nhất 3 sĩ quan cảnh sát bị xe chở cát cán chết. Mối đe dọa và nạn tham nhũng khiến giới chức Ấn Độ bị kẹt cứng. 

Nạn “hối lộ” bùng phát như một siêu đại dịch. Trong một báo cáo được công bố vào năm 2015, đám tài xế xe tải chở cát lậu từ bờ sông Makueni đến thủ đô Nairobi đã thừa nhận với các nhà nghiên cứu Kenya rằng họ đã “chung chi” cho cảnh sát giao thông dọc đường.

Thống đốc Makueni-Kivuthu Kibwana trực tiếp buộc tội cảnh sát giao thông và chính quyền tỉnh này có liên quan đến các hoạt động buôn lậu cát. Khai khoáng cát bị cấm ở hạt Makueni trong những năm gần đây, nhưng vẫn lén lút hoạt động.

Ông Gino Cocchiaro, người đứng đầu chương trình các ngành công nghiệp khai khoáng tại Tổ chức Công lý thiên nhiên, một tổ chức về môi trường đặt trụ sở ở châu Phi, nhấn mạnh: “Tổn thất ở sông Makueni là rất nghiêm trọng.

Hệ thống sông bị hút cát khiến hệ sinh thái cũng thay đổi đáng kể”. Còn ông Timothy Maneno, một thành viên của Cơ quan lập pháp Makueni dẫn giải: “Khoảng từ chập tối hôm trước đến 7 giờ sáng hôm sau, quý vị cứ đứng trên đường cao tốc và có thể đếm thấy 100 chiếc xe tải chở ngập ứ cát, trực chỉ Nairobi”. 

Một người đàn ông đang thu hoạch cát ở Makueni, Kenya. Khai thác cát đã làm thay đổi mạnh mẽ hệ sinh thái khắp thế giới.
Một người đàn ông đang thu hoạch cát ở Makueni, Kenya. Khai thác cát đã làm thay đổi mạnh mẽ hệ sinh thái khắp thế giới.  

Môi trường kiệt quệ

Makueni là một khu vực bán khô hạn, nơi dân cư sống chủ yếu bằng chăn thả gia súc và làm nông, vì thế nếu có bất kỳ sự can thiệp nào vào nguồn nước thì đều để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Bằng cách hút cát, bọn khai thác lậu có thể làm giảm thấp mực nước, làm xói mòn đất đồng thời làm thay đổi tiến trình các dòng sông. Chính phủ Kenya  gần đây đã tuyên bố, việc khai thác cát đã “tàn phá nát các dòng sông, nông trang và đất đai, gây ra tấn thảm kịch cho nhân loại”. 

Tất cả các sự tàn phá tài nguyên đã tạo nên những vụ đụng độ dữ dội giữa “mafia cát”, giới chức và dân địa phương xoay quanh các hành vi phá hoại trên đất đai và cộng đồng của họ. Trong vòng vài năm qua, dân địa phương đã chiến đấu bằng cung tên, dao rựa với người khai khoáng cát lậu.

Một đêm tháng 8/2016 vừa qua, hơn 40 người đàn ông đã tấn công khoảng một tá giới chức Makueni ngay trên cao tốc dẫn đến Nairobi, đánh đập các nạn nhân và đốt cháy phương tiện của họ.

Đầu tháng 12/2016, 2 người đàn ông đã bị bắn chết bằng cung tên, 4 người khác bị tấn công bằng dao rựa, hầu hết các nạn nhân là thợ đào cát. Hồi tháng Giêng năm 2017, một sĩ quan cảnh sát ở hạt Makueni bị chém chết vì bị nghi ngờ dính líu tới đám “cát tặc”.

Ông Timothy Maneno rầu rĩ than: “Người khai thác cát không đếm xỉa gì tới hậu quả môi trường, chỉ muốn lấy càng nhiều cát càng tốt. Sau rốt, xung đột vẫn không dứt”. 

Khi nhu cầu cát vẫn không ngừng gia tăng trên khắp thế giới thì đồng nghĩa nhiều xác người vương vãi máu sẽ tiếp tục trở thành nỗi ám ảnh…

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.