M&A thông qua TTCK: Sẽ sôi động trong năm 2011

Kế hoạch thoái vốn “đồ sộ” của SCIC trong năm 2011 và chính nhu cầu phát triển của doanh nghiệp có thể là cơ sở để M&A năm nay tiếp tục sôi động.

M&A thông qua TTCK: Sẽ sôi động trong năm 2011 ảnh 1
 

Kế hoạch thoái vốn “đồ sộ” của SCIC trong năm 2011 và chính nhu cầu phát triển của doanh nghiệp có thể là cơ sở để M&A năm nay tiếp tục sôi động.

Kế hoạch thoái vốn “đồ sộ” của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trong năm 2011 và chính nhu cầu phát triển của doanh nghiệp có thể là cơ sở để hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) năm nay tiếp tục sôi động.

Theo công bố của SCIC, năm 2011, SCIC sẽ tiếp tục thoái vốn tại 281 doanh nghiệp trong số 538 doanh nghiệp thuộc danh mục đơn vị này đại diện vốn nhà nước. Đây được xem là một trong những nguồn cổ phần lớn và tiềm năng cho hoạt động M&A trên thị trường chứng khoán năm 2011 trở nên sôi động.

Do yếu tố lịch sử, các doanh nghiệp nhà nước trước đây trực thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoặc thuộc UNND các tỉnh, thành phố được giao về SCIC làm đại diện chủ sở hữu tuy có những tiềm lực về tài nguyên hoặc lợi thế kinh doanh riêng, nhưng hầu hết đều có quy mô nhỏ; tiềm lực tài chính yếu; công nghệ, cũng như trình độ quản trị thấp và thiếu chiến lược kinh doanh rõ ràng; ít có tiềm năng phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Trong khi đó, việc phải theo dõi, quản lý quá nhiều đầu mối nhỏ cũng làm các tập đoàn, tổng công ty nhà nước gặp những khó khăn nhất định, gây tốn kém nguồn lực mà không đạt hiệu quả mong muốn.

Theo ông Nhữ Đình Hòa, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), bối cảnh đó đòi hỏi chính các doanh nghiệp phải tìm hướng tái cấu trúc để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Điều này cũng phù hợp với xu hướng đang ngày càng trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng như với các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa trực thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện nay là tái cấu trúc lại nhóm công ty để hình thành nên các công ty lớn.

Thực tế là, năm 2010 đã ghi nhận nhiều thương vụ theo xu hướng đó. Điển hình như việc Tập đoàn Hòa Phát thực hiện tái cấu trúc, chuyển nhượng vốn từ một nhóm các công ty hoạt động riêng lẻ trong các lĩnh vực thành mô hình có công ty mẹ và các công ty con, trở thành tập đoàn có quy mô lớn, tiềm lực, thống nhất trong quản trị, phát huy được thế mạnh của các công ty con. Với sự trưởng thành đó, Hòa Phát tham gia thị trường chứng khoán và đã huy động được hàng ngàn tỷ đồng phục vụ cho phát triển.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng đã đạt được những kết quả khả quan khi thực hiện M&A thông qua thị trường chứng khoán, như thương vụ sáp nhập của CTCP Xi măng Hà Tiên 1 và Xi măng Hà Tiên 2 trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam; CTCP Kinh Đô, CTCP Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc và CTCP KIDO.

Nhiều trường hợp tương tự cũng đã và đang được các doanh nghiệp áp dụng để tái cấu trúc, nâng cao năng lực, gia tăng lợi thế khi tiếp cận nguồn vốn trên thị trường chứng khoán.

Tuy vậy, trong năm 2010, nhiều đợt bán vốn cổ phần của SCIC chưa thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư. Lý giải điều này, ông Hoàng Xuân Quyến, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Liên Việt (LVS) cho rằng, không phải nhà đầu tư không muốn mua, vấn đề là họ chấp nhận mua với giá nào.

Theo ông Quyến, do hầu hết các doanh nghiệp SCIC thoái vốn đều có tiềm lực và quy mô nhỏ nên dễ tạo cho nhà đầu tư tâm lý đó không phải là hàng tốt, không sẵn sàng trả giá tốt. Vì vậy, chính doanh nghiệp và các đơn vị tư vấn phải làm rõ được giá bán đó đã hợp lý hay chưa, sự minh bạch trong đánh giá tài sản và lợi thế của doanh nghiệp như thế nào.

Đó là rào cản thực sự cần được gỡ bỏ để phương án phát hành, hoán đổi phù hợp với kỳ vọng của các bên, được cổ đông của doanh nghiệp ủng hộ, được nhà đầu tư quan tâm. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp như vậy thuộc các địa phương, nên chăng tổ chức đấu giá ở các địa phương sẽ dễ tìm nhà đầu tư phù hợp hơn?

“Năm 2011, xu hướng M&A sẽ tiếp tục được doanh nghiệp quan tâm. Nhưng tỷ lệ các thương vụ M&A thành công có đạt cao hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như chất lượng của khâu tư vấn, sự minh bạch của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng chủ động hợp tác của các bên”, ông Quyến phân tích.

Theo P.V
Báo Đầu tư

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.