Lý do “mất điểm” của các thí sinh hoa hậu

Trong mỗi cuộc thi hoa hậu, sự góp mặt của hàng trăm thí sinh từ mọi miền tổ quốc đem đến cho cuộc thi những bản sắc văn hoá vùng miền. Bản sắc ấy thể hiện rất rõ qua lời ăn tiếng nói, trang phục, cách ứng xử của mỗi thí sinh…

Trong mỗi cuộc thi hoa hậu, sự góp mặt của hàng trăm thí sinh từ mọi miền tổ quốc đem đến cho cuộc thi những bản sắc văn hoá vùng miền. Bản sắc ấy thể hiện rất rõ qua lời ăn tiếng nói, trang phục, cách ứng xử của mỗi thí sinh… Trong mỗi cuộc thi hoa hậu, sự góp mặt của hàng trăm thí sinh từ mọi miền tổ quốc không chỉ mang đến cho cuộc thi những hương sắc, tài năng riêng mà còn đem đến cho cuộc thi những bản sắc văn hoá vùng miền. Bản sắc ấy thể hiện rất rõ qua lời ăn tiếng nói, trang phục, cách ứng xử của mỗi thí sinh…“Mất điểm” do tiếng địa phương? Tiếng địa phương không phải là thứ ngôn ngữ “lạc hậu”, mà là bản sắc vùng miền. Chỉ cần nghe giọng nói, có thể biết thí sinh đó đến từ đâu? Tôi nghĩ một thí sinh dự thi hoa hậu vẫn biết sử dụng ngôn ngữ quê hương nơi chôn rau cắt rốn, kể cũng đáng trân trọng. Nhưng với những địa phương phát âm sai chính tả cơ bản: “l –n” thì tiếng địa phương trở thành một “nhược điểm” khó chấp nhận khi thí sinh đang đứng ở ranh giới của “chiến thắng và tay trắng” của đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu quy mô hoành tráng với sự chứng kiến của hàng ngàn người hâm mộ.
Mô tả ảnh.
Thí sinh Nguyễn Thị Loan “tiếc” vì phát âm sai “l-n” .
Trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010 diễn ra ở Tuần Châu, Quảng Ninh, nơi diễn ra đầy sự “luyến tiếc” mà mỗi khi nhắc đến, thí sinh Người đẹp biển Nguyễn Thị Loan không khỏi “thở dài”. Tâm sự với báo chí, Nguyễn Thị Loan cũng thừa nhận rằng chính vì áp lực của tiếng địa phương “nói ngọng” giữa “l –n” mà câu trả lời tưởng chừng như hoàn hảo của Loan trở thành một khiếm khuyết khó chấp nhận. Trả lời câu hỏi: Bạn nói gì về Thủ đô văn hiến Hà Nội? Loan đã có sự vào đề khá hay, khá trôi chảy nhưng lại vấp ở phần cuối: “Tuy không sinh ra ở Hà Nội nhưng em trưởng thành ở Hà Nội, đây là quê hương thứ hai của em. Chỉ ít ngày nữa Hà Nội kỷ niệm 1.000 năm, một dấu mốc lịch sử rất trọng đại. Hà Nội có bề dày lịch sử và những địa danh rất nổi tiếng, như Hồ Tây, Hồ Gươm…, là “liềm” tự hào của mỗi chúng ta. Không chỉ vậy, Hà Nội đang từng ngày bước ra “lên” hướng tới năm châu…”. Một hoa hậu đăng quang nhân dịp cả nước kỉ niệm 1000 năm Thăng Long lại không thể phát âm chuẩn tiếng phổ thông, đó thực sự là một khiếm khuyết khó có thể chấp nhận. Và Nguyễn Thị Loan cũng chấp nhận thất bại trên đấu trường sắc đẹp này và đó sẽ là bài học sâu sắc cho Loan khi dấn thân vào làng giải trí.
Mô tả ảnh.
Top 5 Hoa hậu Thế giới Người Việt Phan Thị Lý
Cũng mang “nỗi buồn không tên” thí sinh top 5 Hoa hậu Thế giới Người Việt Phan Thị Lý cũng để lại trong lòng “công chúng” đêm chung kết được truyền hình trực tiếp một dấu ấn ngỡ ngàng vì cách truyền tải thông điệp tiếng địa phương của Lý không được như ý muốn. Vì muốn “thanh minh” về tiếng địa phương Thanh Hoá với những lỗi “dấu hỏi – dấu ngã” thí sinh Phan Thị Lý đã nói một câu khá ngây thơ trước khi trả lời phần thi ứng xử của mình. Trước khi em bước vào phần thi ứng xử của mình, cho em được nói giọng Thanh Hoá nơi em sinh ra. Tuy nhiên, em sẽ cố gắng nói giọng Hà Nội để mọi người nghe rõ hơn”. Phản ứng trước sự vụng về của thí sinh Phan Thị Lý khiến khán giả ồ lên cười, bình luận về sự vụng về này, khán giả có nickname abc812 nói: “Cô ấy nghĩ gì mà nói như thế? Cô ấy nghĩ giọng Thanh Hoá không phải giọng Việt Nam à?” Là thí sinh Huế đến với cuộc thi nhưng hai thí sinh HHVN Tôn Nữ Nauy, Lê Nhã Uyên lại thực sự “ghi điểm” trong mắt công chúng dù hai thí sinh thực sự không thể tiến vào vòng trong. “Tiếng địa phương” là một khái niệm rất văn hoá, nếu các thí sinh biết tận dụng “đúng lúc, đúng chỗ” thì sẽ biến nhược điểm thành ưu điểm và chắc rằng các thí sinh sẽ có sự tự tin trong phần thi của mình.Lỗi tại Ban tổ chức? Sau chung kết cuộc thi HHTG NV, nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn vì cuộc thi HHTG NV, khi đã có thêm từ “Thế giới” thì phần thi phải để các thí sinh đến từ các quốc gia khác được nói tiếng Anh, như vậy mới đánh giá được hết sự “thông minh, mẫn tiệp” của các thí sinh.
Mô tả ảnh.
Việc đưa những thí sinh có ưu điểm vào top 5 nhưng không góp phần giúp họ tự tin hơn với tiếng địa phương và “cải thiện” những nhược điểm của phát âm vùng miền nên mới có những dư âm đáng tiếc vừa qua...
Nếu như đây là một ý kiến hay cần gửi tới BTC cuộc thi HHTG NV nói riêng thì cũng cần có một thông điệp gửi tới cuộc thi Hoa hậu nói chung: “Có nên đưa tiếng địa phương vào phần thi ứng xử?”. Ở Việt Nam có một số tỉnh thành “nặng” tiếng địa phương bởi lỗi phát âm: “l-n”, “ch – tr”, “dấu hỏi – dấu ngã”... Vậy trước khi vào phần thi ứng xử được truyền hình trực tiếp phát sóng cả nước và trên thế giới, liệu BTC có cần phải phổ biến với các thí sinh về điều này để tránh những lỗi cơ bản xảy ra đáng tiếc như vừa rồi không? Điều đáng chú ý là cuộc thi HHVN, BTC có mời cả chuyên gia nước ngoài là nam diễn viên điển trai Travis giảng dạy ngắn hạn lớp tập huấn về kĩ năng, cách nói trước đám đông. Vậy nhưng, chuyên gia nước ngoài sẽ không thể ngờ rằng ở Việt Nam có một số tỉnh thành “nói ngọng” nên thí sinh học thì vẫn cứ học nhưng sửa thì khó??? Nhiều người tỏ ra tiếc nuối cho thí sinh Phan Thị Lý bởi phần ứng xử của Lý khá lưu loát và khéo léo. Nhưng phần vào đầu của Lý quá “vụng” dẫn đến việc “mất điểm”. Nhưng có lẽ thất bại của thí sinh HHVN Nguyễn Thị Loan là rõ ràng hơn cả. Trong một cuộc thi có tầm vóc như HHTG NV hay HHVN, nếu thí sinh “mắc lỗi”, điều ấy BTC cũng có một phần trách nhiệm. Bởi việc đưa những thí sinh có ưu điểm vào top 5 nhưng không góp phần giúp họ tự tin hơn với tiếng địa phương và “cải thiện” những nhược điểm của phát âm vùng miền nên mới có những dư âm đáng tiếc vừa qua...
Theo Pháp luật và xã hội

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.